Hướng dẫn trồng cây sưa đỏ cho hiệu quả kinh tế cao

Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây sưa đỏ cho hiệu quả kinh tế cao nhé. Cây Sưa đỏ (Hay còn gọi là cây Huỳnh Đàn lõi đỏ, Huê xà, hoàng Hoa Lý, Trắc thối) tên khoa học là Dalbergia tonkinensis (Prain) thuộc họ đậu.


Kỹ thuật trồng – chăm sóc giống cây sưa đỏ

Đặc điểm cây sưa đỏ:

- Cây Sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây tự vươn thẳng.
- Theo kinh nghiệm thì cây nào càng cong thì sinh trưởng càng mạnh.
- Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy do gió bão, gốc sưa bị gió bão xô đổ nghiêng sau lại tự vươn thẳng được.

Kỹ thuật ủ mầm:

- Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 12 giờ sau đó vớt ra rổ cà nhẹ nhiều lần rồi đem ủ trong bọc vải ở nhiệt độ khoảng 35 độ.
- Sau khi ủ 48 giờ, hạt nứt nanh đem ra ươm riêng. Hạt nào nứt cho vào bầu, hạt nào chưa nứt ủ tiếp. Sau 12 giờ hạt nào không nứt thì loại bỏ.

Kỹ thuật vườn ươm:

Vườn ươm giống cây sưa đỏ – Nơi bán giống cây sưa đỏ

- Đảm bảo độ ẩm và ánh sáng cho cây non, bầu ươm đảm bảo đất tơi xốp và thoát nước. Không nên tưới nhiều nhưng tưới đều hàng ngày.
- Khi được 45 ngày cây con được 2-3 lá thì tăng cường ánh sáng kết hợp phân và dưỡng chất đa vi lượng.

- Khi cây đạt 15-20 Cm bắt đầu cho cây ra ánh nắng để cây quen dần với môi trường.
- Cây đạt chiều cao từ 25 – 50 – 100 – 150 cm đem trồng ra môi trường ngoài vườn ươm.

Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây sưa đỏ:




Cây sưa

Cây sưa có tất cả 46 loại, trong đó có nhiều loại, phân biệt dựa vào lõi gỗ và cũng căn cứ vào lõi gỗ để định danh như: cây sưa đỏ, cây sưa vàng, cây sưa trắng...
Tên khoa học chỉ cây sưa là: Dalbergia-Tonkinensis-Prain | Dalbergia Tonkinensis Prain
Cây sưa đỏ có sức sống mãnh liệt, được trồng nhiều nơi trên toàn quốc. Cây không kén đất, chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi trường tốt, cây sinh trưởng bình thường
Hình ảnh vườn ươm giống cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ được trồng theo quy cách khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Trồng tập trung, trồng phân tán, trồng hàng rào, trồng che nắng (che cho cà phê, che cho cây dược liệu ...), trồng làm trụ tiêu sống ...
Cây sưa non đủ tiêu chuẩn đem trồng ngoài tự nhiên
Giống cây sưa

Giống cây sưa chúng tôi cung cấp đa dạng về kích cỡ cây giống, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả khách hàng. Quý khách có nhu cầu nhiều về giống cây sưa đỏ vui lòng liên hệ đặt hàng trước, để được phục vụ tốt hơn
Nhân giống cây sưa đỏ tập trung, tránh nhầm lẫn với các giống khác
Cây sưa giống

Cây sưa giống được gieo ươm theo quy trình khép kín, tránh lẫn lộn các loại giống khác, nâng cao phẩm chất giống cây trồng, cây giống đưa ra thị trường tất cả đều khỏe mạnh, tỷ lệ sống 100%.
Chúng tôi chỉ nhân giống và cung cấp ra thị trường 1 loại cây sưa đỏ duy nhất. Nên tránh được sự nhầm lẫn giữa các giống



Gieo hạt và chăm sóc cây sưa đỏ

1. Gieo hạt sưa

-          Hạt sưa trước khi gieo phải được bóc sạch vỏ, gieo cả quả hạt sẽ không nảy mầm được.

Hạt sưa đỏ đã được bóc để gieo

Khi hạt đã bóc ra thì nên gieo càng sớm càng tốt, tỷ lệ nảy mầm sẽ càng cao, tránh để lâu ngày, trường hợp bắt buộc phải để lâu ngày cần phải phơi khô và bảo quản nơi khô thoáng.

-          Ngâm hạt khô trong nước từ 1 – 2h, khi hạt ngậm đủ nước đêm gieo ngay.

-          Làm đất nhỏ, đánh luống.

-          Khi gieo hạt sưa đều trên mặt luống, lấp đất từ 1 – 1,5cm.

-          1 kg hạt gieo ở diện tích 2 m², thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa phải( lưu ý không được tưới võng nước hoặc để ngập nước hạt sẽ thối)

2. Đóng bầu

-          Bầu đóng loại đất sạch bằng phù sa hoặc đất đỏ.

-          Bầu được đóng sẵn, khi mầm sưa lên 3 – 5 cm nhổ cây vào bầu đất (Đất trong bầu đủ độ ẩm)

-          Vườn ươm khi mới đóng bầu cần có mái che.

3. Chăm sóc cây giống

-          Khi cây đã xèo lá tuổi 1 tháng. Ta dung bằng thùng ô doa tưới nhử (Phân NPK Lâm Thao giã nhỏ và ngâm trong nước), dung 0.2 kg cho 20 lít nước.

-          Khi cây được 1,5 tháng tuổi, ta pha thêm 0,1 kg đạm URE + 0,2kg NPK cho 20 lít nước.

-          Khi cây được từ 2 tháng tuổi trở lên ta tang lượng đạm và tổng hợp như sau: 0,15 kg URE +0,25 kg NPK cho 20 lít nước.

Khi thấy cây hết phân ta có thể tưới tăng lượng URE và NPK cho cậy (tăng nhẹ)

-          Khi cây có xuất hiện Rệp trắng, ta có thể dung DIP TE RECH trừ rệp và kích thích lá.

-          Khi cây được 4 tháng tuổi, nếu chuyển đi xa ta phải đảo bầu trước 1 tháng không cho rễ ăn xuyên ra đất vì khi chuyển cây sẽ chột.

4. Trồng sưa

-          Trồng sưa ta trồng vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 9.

-          Cây được 5 tháng tuổi đã đảo bầu đem giống vào mùa mưa là tốt nhất.

-          Hàng sông trồng hàng cách hàng là 4m.

-          Hàng con trồng cây cách cây là 3m vì tán của cây sưa không rộng lắm.

-          1 ha có thể trồng từ 1.300 – 1.500 cây.

Quy cách hố: 50 x 50 x 50 cm, Bón lót 0,1 kg NPK + 1 kg phân chuồng.

Vườn ươm cây sưa đỏ

5. Chăm sóc cây

-          Khi cây mới trồng ta chú ý giữ độ ẩm cho cây ( 3 – 4 ngày tưới 1 lần)

-          Khi cây đã sống, chu kỳ tưới thưa đi và ta có thể bón thúc cho cây bằng NPK và phân chuồng.

-          Cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh. Ta tỉa bớt chỉ để 1 thân cho cây nhanh phát triển.

-          Đặc biệt cây từ 1 – 2 tuổi ngọn vít cong như cần câu. Khi từ 3 – 4 tuổi cây tự vươn lên đứng thẳng.

-          Theo kinh nghiệm của nhà vườm chúng tôi cây sưa có sức sống khỏe. Đất càng tốt cây càng phát triển nhanh. Cây từ 4 – 6 tuổi ta có thể đánh bầu chuyển đi trồng công trình hoặc nơi xa khác.

-          Thu hoạch gỗ sưa người ta thường đào cả rễ, những thành phần có lõi đều được được tận dụng, khách mua thường chỉ tính giá trị của lõi. Sưa  quy ra kg ( cân)

-          Các cá nhân, tập thể, nông, lâm trường có nhiều quỹ đất trồng và phát triển cây sưa tạo thành vùng nguyên liệu sau này cho Nhà nước và xuất khẩu.






Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây đu đủ cho hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn trồng cây xoài đúng kĩ thuật cho quả to
Hướng dẫn trồng quất cảnh chơi Tết
Cách chăm sóc cây trồng trong nước
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước


(St)