Tùy theo loại cây thủy sinh cụ thể mà chúng ta chọn cách trồng sao cho cho phù hợp với hồ cá thủy sinh. Trước tiên bạn cần có sơ đồ phát thảo để xếp đặt các vật bám, đá sỏi cho cây. Đá sỏi và cát phải được rửa sạch để tránh gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Có thể dùng đất sét trộn lẫn với cát tạo thành một lớp nền ở đáy hồ làm chỗ đính cây thủy sinh vào. Điều dĩ nhiên là chúng ta dùng đất hay phân nến là những loại không hòa tan trong nước.
1. Ánh sáng:
Có nhiều bạn mới chơi thủy sinh lần đầu hay thắc mắc là thời gian chiếu sáng cho cây thủy sinh là đủ, Và mỗi người mỗi cách khác nhau, tuy nhiên môi trường thủy sinh là một môi trường thu nhỏ, mô phỏng lại thế giới ngoài tự nhiên do đó việc cố gắng tái tạo cho gần giống nhất với môi trường thiên nhiên là quan trọng nhất. và sau đây là môt số cách chiếu sáng mà những người chơi thủy sinh hay áp dụng
- Chiếu sáng liên tục:
Khoảng thời gian trung bình từ 8-12h/ngày ( Bật từ 8h hoặc 9h sáng cho tới 8 hay 9h tối ,12h/ngày )
- Chiếu sáng không liên tục
Cũng với cách chiếu sáng từ 8-12h/ngày.
Thông thường:
+ Bật 8-12h
+ Tắt 12-14h
+ Bật 15h-19h
Với cách trên chúng ta vừa tiết kiệm điện ( 8h/ngày ) vừa giúp giảm nhiệt độ nước khi môi trường bên ngoài nóng, vừa giảm khả năng tăng rêu hại vì rêu hại thường thích nghi sáng chậm hơn cây thủy sinh.
+ Bật 6h->7h sáng ( ngắm chút trước khi đi làm )
+ Tắt 7h->9h
+Bật 9h->13h
+Tắt 13h->16h
+Bật 17h->20h (nhiều khi tới 10h)
Tổng cộng là 8h/ngày.
Ánh sáng rất cần thiết cho hồ thủy sinh
2.Thay nước cho hồ thủy sinh.
-Nên thay 30–50% nước hồ ( 1-2 tuần ). Thay nhiều hay ít (30% hay 50%), thường xuyên hay không thường xuyên ( 1-2 tuần ) tùy thuộc vào lượng cá mà ta thả trong hồ và công xuất – chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc kích thước – dung tích hồ. Đối với hồ từ 1 gallon đến 100 gallon, thì thay nước từ 30-50% là rất tốt. Nó giúp chúng ta lọai bỏ các độc tố và dinh dưỡng thừa tích tụ hồ.
Nên kiểm tra để chắc chắn rằng thứ nước bạn dùng để thay cho hồ thuỷ sinh của bạn có cùng nền nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột với biên độ lớn sẽ gây shock và stress cho cá, dẫn đến tình trạng cá nhiễm các lọai bệnh và có thể gây chết cá trong nhiều trường hợp chênh lệch nhiệt độ nghiêm trọng.
Không nên dùng nước máy trực tiếp. Chlorine và chloramines có thể giết chết cá và hại cây nếu không được khử trước khi sử dụng nước máy trực tiếp từ vòi để thay nước hồ. Hóa chất khử clor thường cũng giúp khử luôn thành phần kim lọai nặng có hại cho cây - cá như đồng chẳng hạn.
Nên thay nước sau khi sử dụng thuốc chữa bệnh (cho cây/cá), sau khi xáo trộn nền để thay đổi bố cục hồ thuỷ sinh,hoặc sau khi bổ sung thứ gì đó mà quá liều, bao gồm cả phân bón. Thay nước giúp đưa hồ về trạng thái ổn định nhờ việc lọai bỏ các chất thải hòa tan và các hóa chất hiện diện trong môi trường hồ. Việc thay nước giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề của hồ thuỷ sinh và hiếm khi gây hại nếu ta thực hiện việc này vừa phải.
Vệ sinh hồ cá thủy sinh
3. Nơi đặt hồ cá thủy sinh
Nên thông thoáng. Có ánh sáng điều hoà tự nhiên hoặc dùng đèn nuôi cây, tránh quá tối do kéo rèm hoặc phòng không có anh sáng khuếch tán tự nhiên.
Nơi đặt hồ thủy sinh trong căn phòng
4.Bệnh của cây thủy sinh
Cây thủy Sinh yếu thường do bộ rễ bị tổn thương có thể rửa bằng nước vôi trong mỗi ngày trong một tuần liền. Sau mỗi lần rửa, lại cho vào nước dinh dưỡng theo định lượng.
Đây là những chia sẽ về kinh nghiệm Chăm sóc cây thủy sinh, từ Lâm Kim Chi.