Trồng rau muống tại nhà
1.Chuẩn bị dụng cụ trồng rau muống tại nhà
- Khay xốp
- Xơ dừa ủ đã xử lý vi sinh
- Đất dinh dưỡng
- Hạt giống rau muống
2. Cách gieo trồng rau muống
Trồng rau muống trong khay xốp
Hạt giống rau muống tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Nhưng tỷ lệ nẩy mầm khoảng 50-60% và thời gian lâu hơn.
- Ủ hạt giống: Để đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất:
Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh ( 2 ly nước sôi và 3 ly nước thường)
Bước 2: Ngâm hạt trong nước pha trên từ 3h đến 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước từ 6-10h.
Bước 3: Để hạt giống ráo khô sau khi ủ.
- Chuẩn bị đất trồng rau muốn: hổn hợp đất dinh dưỡng
Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2 kg đất dinh dưỡng , cho hổn hợp đất vừa đầy mặt khay.
Bước 2: Dùng bình phun , phun nước cho đất trồng đủ ẩm thường xuyên.
- Gieo hạt: Rải hạt thành hàng 10cm x 15 cm.Tưới nước cho khay (hay thùng xốp), bằng bình phun với tia nước nhỏ,dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới đủ nước 2 lần/ngày , khi hạt ra được 2 – 3 cặp lá rồi mới đem cây ra ngoài có ánh nắng.
Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát.
- Bón phân bổ sung cho việc trồng rau muống: Bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá, bón phân Super lân để giúp rễ phát triển tốt.
- Bón phân lần 1: Sau khi cây rau muống ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g urê và 10g Super lân ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.Sáng nhớ tưới xả lại.
. – Bón bổ sung vitamin: Sau khi bón phân lần 1, tiếp tục phun luân phiên thêm phân bón lá vitamin như B1, Rong biển, Atonik, phân bón lá ra rể mầm chồi… để giúp cây rau muống có sức đề kháng với sâu bệnh.
– Bón phân lần 2: Cách lần 1 từ 10-15 ngày, pha liều lượng 08g-10g NPK, hoặc phân DAP cho 4 lít nước.Tưới đều trên thân lá gốc cây rau muống lúc chiều mát, sáng hôm sau nhớ tưới rửa lại
- Bón phân sau khi thu hoạch lần đầu: khi thu hoạch rau muống cần cắt ngang gốc chừa lại gốc khoảng 2-3 cm, để 2-3 ngày gốc rau muống bắt đầu nhú mầm non cho đất hổn hợp rải trên mặt khay lớp 1-2 cm.sau 7-10 ngày cho phun phân bón lá “ ra rể mầm chồi ”giúp cây rau muống mau cho ra lá mới.Tiếp tục bón phân như bón lần 1,2.
Khi rau muống có từ 3-4 cặp lá thì rau muống hay có hiện tượng nhạt màu, vàng lá là do thiếu đạm và hệ rễ nhạy cảm với đất trồng. vì thế việc bón phân lần 1 sẽ khắc phục được hiện tượng này
Lưu ý:
1/ Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều, tránh nước có áp lực mạnh làm dập lá rau. Khi trời mưa to nên có mái che hạn chế nước mưa trực tiếp làm hư nhũng thối lá.
2/Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau muống sẽ lâu lớn hơn, hạt giống khó nẩy mầm hơn, cây rất dễ nhiễm nấm bệnh lá hay vàng, thân nhỏ lại. Cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008.
- Thu hoạch :
Thời gian thu hoạch lần 1: khoảng 40-50 ngày gieo có thể thu cắt rau muống đợt đầu tiên.Hay khi rau muống đạt độ cao khoảng 35-40 cm là cắt được.
Thời gian thu hoạch lần 2: sau khi cắt thu hoạch lần 1 cho bón phân bổ sung khoảng 20-25 ngày sau là thu hoạch lần 2.
Nếu chăm sóc cây rau muống tốt và đầy đủ dinh dưỡng thì có thể thu hoạch 5-6 đợt
Đất trồng rau muống sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới phơi đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để sử dụng lại.
Cách trồng rau muống an toàn
Rau muống là loại rau rất phổ biến bởi tính chất dễ trồng, dễ chế biến món ăn và giá cả hợp lý, vì là loại rau ưa dùng của mọi người vì thế trong quá trình trồng rau muống đôi khi người nông dân sử dụng một vài loại hóa chất kích thích cây tăng trưởng nhanh để tăng sản lượng rau, điều đó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người sử dụng. Cách trồng rau muống an toàn với việc bón phân, phun thuốc trừ sâu với thời gian cách ly hợp lý sẽ đảm bảo độ sạch của rau với sức khỏe con người.
Trồng rau muống cần phải có tuân theo kỹ thuật để tạo ra sản phẩm rau sạch
1. Giống
- Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương.
- Rau muống trồng cạn có thể dùng giống rau muống hạt nhập nội
2. Thời vụ
Trồng rau muống có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.
3. Chuẩn bị đất
- Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau.
- Trồng rau muống ở cạn lên liếp rộng 1,2-1,5m; cao 12-15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm.
-Trồng rau muống nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa.
- Trong mùa mưa: trồng rau muống ở cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây và dễ nhiễm các loại sâu bệnh.
4. Khoảng cách trồng rau muống
- Tùy theo đất trồng, giống và cách trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.
- Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8-10kg hạt giống/1000m2.
- Trồng rau muống ở cạn và trồng rau muống ở nước có thể trồng với khoảng cách 10-15cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ 20.000-150.000 chồi/1000m2.
- Khi trồng rau muống vùi đất kín 2-3 đốt.
- Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại từ 2-3 đốt. Nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.
5. Bón phân (tính cho 1000m2)
Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:
- Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,5-2 tấn, super lân 10-15 kg, kali 3-4 kg.
- Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15-20 kg urê.
Lưu ý: Không bón quá nhiều urê. Nếu bón phân NPK hoặc phân DAP, cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Những dịch hại chính trên rau muống:
- Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng …
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:
+ Đối với sâu khoang: Dùng các loại chế phẩm vi sinh: như Biocin, Dipel hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem, hay dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate…
+ Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara…
+ Đối với bệnh: Dùng Monceren, Ridomyl MZ…
7. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20-30 ngày. Đối với rau muống gieo một lần thu hoạch nhiều lứa thì khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18-21 ngày.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ray muống
Thời vụ giống:
- Thời vụ:
+ Gieo hạt tháng 2 đến tháng 3.
+ Cấy ruộng từ tháng 3 trở đi.
+ Thả bè từ tháng 3 đến tháng 8.
- Giống: Phổ biến hiện nay có 2 giống rau muống đỏ và rau muống trắng.
+ Loại rau muốn trắng (dạng lá tròn hoặc dài) sinh trưởng mạnh trong vụ hè, đẻ khỏe thích hợp trồng trên cạn, chịu nóng hơn loại đỏ.
+ Loại rau muống đỏ (dạng lá tròn hoặc lá dài) sinh trưởng mạnh, khả năng chịu lạnh tốt hơn, đẻ kém hơn, ngọn vươn mạnh, thích hợp tren rau muống ruộng thấp trũng.
Làm đất trồng:
- Rau muống có khả năng thích ứng rộng, thích hợp với nhiều loại đất.
- Đất được cày bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng.
- Lê luống: rộng từ 1.2-1.3n, cao 12-15cm, mỗi nhóm khoảng cách 10-15cm.
- Rau muống hạt khoảng cách hàng 20cm.
- Rau muống ruộng làm từ đất như làm đất cấy lúa, chi thành băng ruộng 1.5-2m, khoảng cách trên băng 25x15cm.
Trồng rau:
- Trồng trên cạn: Chọn giống ở giai đoạn bánh tẻ dài 20-25cm, đặt ngọn rau hơi xiên, lấp đất sâu 3-4 đốt, nén chặt và tưới nước đủ ẩm thường xuyên, lượng giống cần 200-300kg/sào.
- Nếu trồng bằng hạt, sau gieo hạt phải lấp kín hạt, tưới ẩm. Lượng giống càn 5-10g/m2 (nếu tỷ lệ hạt nảy mầm thấp tăng lên 10-12m2).
- Trồng rau muống ruộng: chọn giống bánh tẻ dài 20-25cm, cây 2-3 ngọn/khóm. Lượng giống 200-300kg/sào.
Phân bón:
- Tuyệt đối không dùng phân tưới, nước thải để tưới bón.
- Bón lót: Phân chuồng hoại mục 500-600kg/sào. Đạm ure 1-2kg/sào. Phân lân supe: 10-15kg/sào, phân kali 1-kg/sào.
- Bón thúc: sau khi bén rễ hoặc mầm mọc 4-5 lá lá thật, bón thúc lần 1 bằng phân đạm hoà loãng, cũng có thể phun phân bó lá, sau 7-10 ngày thúc tiếp lần 2 nhưng đậm đặc hơn. Sau mỗi lần thu hái bón từ: 1.5-2.5 kg ure/sào (tuỳ theo lứa hái và thời vụ) không bón đạm trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch.
Tưới nước và chăm sóc:
- Sử dụng nước sạch để tưới, không dùng nước ao tù, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp để tưới cho rau.
- Sau khi trồng hoặc gieo phải tưới nước thường xuyên.
- Sau khi hái để lại 2-3 đốt sát gốc (để cao ra nhiều mầm yếu, năng suất không cao, để ngắn quá mầm mập năng suất thấp).
- Thu bỏ là già, cây bệnh, nhặt bỏ cỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh thực hiện nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Thực hiện các biện pháp chăm sóc đảm bảo câu trồng khoẻ, sử dụng giống tốt, bón phân cân đối, tưới nước đủ ẩm, vệ sinh đồng ruộng.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruống theo phương pháp điểu tra phân tích hệ sinh thái của IPM. Chú ý các loại sâu bệnh sau: sâu khoang, sau baba xanh, bệnh héo xanh; Các loại bệnh thiên địch: nhện, bọ rùa đỏ, kiến 3 khoang.
Hạn chế thuốc hoá học BVTV, chỉ dùng thuốc khi sâu bệnh quá ngưỡng, Dùng thuốc ít độc hại, phối hợp xem kẽ giữa thuốc sinh học, thảo mộc với các thuốc được sử dụng cho rau muống:
Thuốc trừ sâu: : VBT, Diptexrec, Karate, Sherpa, Tập kì.
Thuốc trừ bệnh: Validacin, Daconin.
Dùng thuốc theo 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng chỗ).
Thu hoạch:
- Đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV. Phân đạm.
- Sau trồng đến thu hái lứa đầu là 20-25 ngày (chăm sóc tốt 18-20ngày), sau thu hai lứa đầu.
- Vụ hè 8-10 ngày 1 lứa.
- Vụ hè- đông 15-20 ngày/lứa
- Khi thu hái tránh dập nát, rửa rau bằng nước sạch và đưa rau đi tiêu thụ.
Cách trồng rau mầm tại nhà
Cách lam vườn rau tại nhà đơn giản mà thú vị
Hướng dẫn làm rau mầm tại nhà cực đơn giản
Hướng dẫn làm rau mầm bằng máy
Tác dụng của rau tầm bóp