Kế hoạch cho ngày nghỉ cùng trẻ

 

Đừng bao giờ nghĩ là con bạn quá nhỏ mà không cho đi du lịch. Đi du lịch với embé là một thú vui trong gia đình tôi. Tôi được kể lại là khi tôi mới được 6 tuần tuổi, cha mẹ tôi đã đưa tôi đi cắm trại, sống dưới lều trong hai tuần ngoài bờ biển. Khi con trai thứ ba của tôi mới chỉ được 10 tuần tuổi chúng tôi đã đem cháu đi sang Ý, và trong khi chúng tôi đang tìm hành lý bị thất lạc ở Rome, cháu là người bình tĩnh nhất trong tất cả chúng tôi. Thậm chí cháu bình thản chấp nhận các nỗ lực của tôi để tìm ra đúng hiệu sữa cho cháu (phải mất ba ngày tôi mới tìm thấy).

TRƯỚC KHI ĐI

Điều quan trọng khi bạn đi du lịch ra nước ngoài là kiểm tra lại xem khách dạn bạn định ở có tiện nghi cho trẻ con và thực sự thích nhận trẻ con không. Những tiện nghi cho trẻ con mà một khách sạn có thể gồm có nhà giữ trẻ, một nơi bạn có thể đưa trẻ tới để dùng bữa tối sớm hơn giờ thường lệ , một thực đơn cho trẻ em, có những ghế cao và giường trẻ em, một phòng chơi, và một khu vườn chơi ngoài trời, với những người phục vụ rành nghề. Nên chấp nhận một chút phiền toái để kiểm tra lại xem sẵn có những tiện nghi như vậy không, vì nếu con bạn không được vui vẻ, thì ngay chính bạn cũng chẳng thích thú gì các ngày nghỉ đó. Nếu bạn đi ra bờ biển, hãy xem kỹ xem bãi biển có an toàn không.

Chích ngừa

Lo xa trước kỳ hạn – ít nhất là 6 tháng - bạn phải làm theo lời khuyên cần phải chích chủng ngừa những bệnh nào, vì các quy định luôn thay đổi trên toàn thế giới. Lý do tại sao phải bắt đầu sớm là vì một số bệnh đòi hỏi phải chích ngừa trước, và đối với một số bệnh khác, như với bệnh viêm gan, bạn có thể phải đợi từ 4 đến 6 tuần giữa các mũi chích hoặc bạn không thể tiếp nối ngay một mũi chích ngừa bệnh này với một mũi chích ngừa bệnh khác. Bạn có thể thu thập thông tin từ bác sĩ theo dõi cho bạn hoặc từ những văn phòng đại lý du lịch mà bạn đang liên hệ. Một số đại lý du lịch có cả bác sĩ có thể chích ngừa và cấp luôn cho bạn giấy chứng nhận chích ngừa, và cấp thêm bất cứ thuốc nào bạn có thể cần đến, như những viên nén tiệt trùng nước uống chẳng hạn.

Thức ăn

Một chuẩn mực khác cho trẻ con là cho chúng làm quen với một thức ăn khác lạ ngay khi còn ở nhà để có thể xác định thức ăn nào chúng ưa chúng ghét trước khi ra nước ngoài. Nếu con bạn thích ăn thử những món ăn lạ thì không có lý do gì bạn không cho chúng ăn thức ăn địa phương, miễn là thức ăn đó nấu chín và hợp vệ sinh.

ĐI MÁY BAY

Đa số các hãng máy bay có những tiện nghi đặc biệt chotrẻ con, với điều kiện họ được báo trước. Nên giữ chỗ trước trên một chuyến bay không quá đông hành khách, và nếu bạn có em bé đi cùng, nên yêu cầu ghế ngồi có vách ngăn, những ghế này có bàn gấp lại đặc biệt để đặt nôi. Trong trường hợp không có, hãy yêu cầu bất cứ ghế ngồi nào có thể có thêm chỗ duỗi chân. Có thể có sẵn những võng du lịch cho trẻ con trên chuyến bay. Hãy hỏi các tiếp viên hàng không xem họ có thể hâm nóng bình sữa em bé giùm bạn không. Trên một số chuyến bay, có thể có sẵn những bữa ăn dành cho trẻ con, bằng không bạn sẽ phải cho bé dùng bữa làm sẵn của mình thôi. Đa số các đại lý du lịch sẽ chiều ý khách hàng đề đạt các yêu cầu này. Biết rằng trẻ em có thể có những nhu cầu khó có thể đoán trước được, điều cốt yếu là bạn phải có những trù tính thật cẩn thận. Đây là một số điều bạn nên suy tính trước khi đi du lịch.:

Nên tới sân bay sớm để khỏi phải xếp hàng đăng ký quá lâu, và nên thu xếp để có nhiều thời gian tới đó.

Hãy cẩt tất cảnhững giấy tờ về chuyến đi trong một túi xách tay riêng. Nếu có thể được, hãy bỏ luôn vào đó túi của em bé với tã và áo thay dự phòng, cùng một vài thức ăn vặt.

Mang theo một vài món đồ chơi em bé ưa thích, hoặc xem có trò chơi nào sử dụng được trên xe hơi có thể dùng trên máy bay để cho con bạn giải trí.

Nên đeo em bé bằng đai đeo để tay bạn được rảnh rang.

Nên thay tã cho em bé, ngay trước khi lên máy bay.

Nên mang một xe đẩy gấp lại được lên máy bay; nhân viên trên máy bay sẽ cất cho bạn, khi bạn bước vào khoang máy bay và họ sẽ đưa lại cho bạn khi bạn bước xuống máy bay.

Trẻ em sẽ cảm thấy hơ đau tai lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, nên bạn cần chuẩn bịsẵn một ít kẹo, bánh hay núm vú giả cho cháu mút để cân đối áp suất trong tai.

AN TOÀN KHI TẮM NẮNG

Trẻ con có thể bị say nắng dẫn đến sốc nhiệt trong một thời gian ngắn và đây là một tình trạng nguy hiểm.

Nếu em bé của bạn dưới 6 tháng tuổi, chớ bao giờ phơi da cháu trực tiếp ra nắng gắt trong bất cứ khoảng thời gian nào. Thời gian phơi nắng cho bélà áp dụng cho những bétrên 6 tháng tuổi. Dù các khoảng thời gian có vẻ là ngắn, song bạn nên cho các cháu bận áo lót và đội nón suốt thời gian còn lại. Các cháu cần luôn luôn được thoa kem chống nắng suốt thời gian các cháu ở ngoài trời – ngay nếu chúng bơi lội hay khi trời kéo mây, vì dù trời có mây trẻ cũng vẫn có thể bị cháy nắng.

Nếu không có điều gì xảy ra sau 6 ngày đầu tiên, bạn có thể kéo dài thời gian ra nắng tới vài giờ, miễn là con bạn hoàn toàn vui thích và da của cháu không trở nên tấy đỏ lên.

Bạn có thể phòng tránh cháy nắng bằng cách thoa kem chống nắng có độ bảo vệ chống nắng 15 hoặc hơn trên mọi vùng da để hở của bé, nếu cần thì bôi thêm lên nữa.

Cần giữ cho bé được càng mát mẻ càng tốt, và như vậy có nghĩa là chỉ bận một bộ quần áo bằng vải sợi nhẹ nhưng phải là đồ dài, không hở tay chân nhiều quá, trừ phi cháu luôn luôn được đặt dưới dù và không bao giờ phơi ra nắng trực tiếp. Nếu có thể được, bạn nên đặt chiếc xe đẩy của cháu ở nhứng nơi có gió thổi nhẹ hây hây cho mát da em bé. Ở nơi khí hậu nóng, trẻ em đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn, nên bạn hãy luôn luôn có sẵn nước bên mình và cho con bạn uống bất cứ khi nào cháu thấy khát.

KEM CHỐNG NẮNG

Có nhiều loại kem chống nắng cho chúng ta lựa chọn. Bạn nên sử dụng một loại kem nào bảo vệ chống được cả các tia cực tím A và B, với một số bảo vệ chống nắng SP tối thiểu bằng 15.

Đối với một em bé, bạn phải nên dùng kem chống nắn nào mạnh nhất mà bạn có thể có với chỉ số bảo vệ chống nắng tới 30.

Chỉ số SP có nghĩa là bạn có thể ở ngoài nắng chừng ấy lần lâu hơn mà không bị cháy nắng so với nếu không bôi kem. Nếu con bạn thường bị cháy nắng sau 10 phút ra nắng, thì với một kem chống nắng có chỉ số SP 10, cháu có thể ở ngoài nắng tới 100 phút mà không hề bị cháy nắng.

Nhiều kem chống nắng ghi là không thấm nước, song nếu con bạn chạy xuống biển hay hồ bơi rồi lên, cứ khoảng nửa tiếng bạn lại nên thoa thêm kem cho cháu.

Trong điều kiện khác, thì cứ khoảng 2 tiếng bạn nên thoa lại kem chống nắng cho cháu.

(St)