Cách lấy học bổng Nus thành công
Cách trình bày slide đồ án tốt nghiệp thành công nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Có lẽ chưa bao giờ người ta quan tâm đến vấn đề kỹ năng mềm nhiều như hiện nay. Những thiếu sót của sinh viên ra trường trở thành những điểm yếu không dễ gì khắc phục nhất là khi sinh viên Việt Nam
hầu hết còn thụ động và khá nhút nhát! Làm thế nào để các bạn có thể làm việc hiệu quả hơn ? Làm thế nào để các bạn vừa có thể hoàn thành khối lượng công việc được giao mà vẫn có thời gian tụ tập cùng bạn bè, tham gia các khóa học nâng cao kiến thức chuyên môn, tập thể hình và đi du lịch?
Bạn đừng nghĩ rằng: Trước mắt cứ làm việc đi đã, 5, 6 năm sau khi đã ổn định hơn sẽ làm những việc mình thích! Không nên chần chừ để tận hưởng cuộc sống của mình, bạn ạh! Nếu không bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thời gian quý giá!
Không phải lúc nào bạn cũng ở tuổi 22 để có thể sống mạo hiểm và chấp nhận những chuyến phiêu lưu đâu. Khi đã lớn hơn một chút bạn sẽ lựa chọn xu hướng an toàn cho mình và gia đình! Lúc ấy, những chuyến thám hiểm hay “ phượt” cùng bạn bè bạn sẽ e dè khi đưa ra quyết định! Bạn biết đấy, hãy sống với tuổi 20 đầy nhiệt huyết trước khi bạn trói buộc mình vào những mối quan hệ!
Hầu hết sinh viên ra trường đều mong muốn tìm được công việc như ý, tuy nhiên rất ít trong số đó làm được điều họ muốn! Bình thường, khi bước vào cổng trường đại học rất nhiều tân sinh viên chưa hình dung ra được công việc mà mình sẽ làm trong tương lai! Vì thế, dường như họ đã lãng phí 4 năm học cho những điều vô bổ, họ không biết tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết để hòa đồng vào môi trường làm việc, bắt nhịp nhanh hơn với cuộc sống công sở! Đó chính là điểm yếu của rất nhiều sinh viên!
Ngày nay, kỹ năng mềm được quan tâm, nhưng thử hỏi xem có bao nhiêu sinh viên tự tin với những kỹ năng mềm đó! Các bạn đươc học, được trao đổi với nhau, thậm chí được thực hành nhưng có thể nói khi va vấp với cuộc đời, rất nhiều bạn đã không thể đứng vững trên đôi chân của mình! Các bạn cảm thấy bỡ ngỡ, hụt hẫng thậm chí là gục ngã trước những thử thách đó!
Sau khi tìm kiếm được công việc ưng ý, các bạn cố sống cố chết để làm việc, nhiều người còn chấp nhận làm thêm giờ, làm cả ngày nghỉ nhưng những gì các bạn nhận lại được là gì? Chứng tỏ mình đa năng ư? Chưa hẳn có thể ban sắp trở thành chân sai vặt trong văn phòng của bạn. Bạn phải biết mình là ai! Mình làm gì thì phù hợp với năng lực và kiến thức của mình. Nhiều người cứ nghĩ làm tốt những việc được giao sẽ chứng minh được năng lực của mình. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cái bẫy của “ma cũ”!
Có quá nhiều nhân viên trẻ quay cuồng trong công việc, cả những sinh viên nữa! Dường như các bạn ngấu nghiến thời gian của mình cho chúng mà quên quan tâm đến bản thân và những người xung quanh! Bạn biết đấy, công việc bạn có thể kiếm luc này hay lúc khác nhưng người thân bạn sẽ chẳng dễ gì tìm kiếm được lại đâu! Vì thế đừng đặt công việc lên trên hết!
Bạn cho rằng công việc chiếm của bạn quá nhiều thời gian khiến cho bạn không có thời gian dành cho người thân bạn bè! Bạn đang bị khủng hoảng thời gian ư? Không đâu, gày nào cũng như ngày nào, bạn đều có quỹ thời gian là 24h cơ mà! Bạn hoàn toàn có thể làm chủ thời gian của mình nếu như bạn biết cách! Không ai có thể sống mà không có bạn bè, vì thế đừng biến mình thành cô độc! Hãy ra khỏi phòng và rời mắt khỏi màn hình máy tính, hòa vào dòng người đang tập nập trên đường để biết rằng cuộc sống đang chuyển động!
Một ngày của bạn, ngoài ngủ ra bạn dành thời gian nhiều nhất cho việc gì? Làm việc hay học tập đúng không? Ngoài thời gian đó bạn còn dành khoảng trống còn lại cho những công việc gì? Bơi lội, tập thể hình, luyện yoga, đọc sách hay không làm gì cả! Hãy biết phân bố thời gian của mình hợp lý để bạn không có cảm giác công việc đang nuốt trôi bạn! Vào mỗi tối, trước khi bạn lên giường đi ngủ hãy dành ra 15 phút để ghi lại những việc bạn cần làm trong ngày, cách này không chỉ giúp bạn không bỏ sót những việc quan trọng hay nhỏ nhặt nhất mà còn giúp bạn làm chủ thời gian của mình! Bạn biết đấy, mọi người xung quanh bạn rất thích được nói chuyện cùng bạn đấy. Đừng tiếc 1 tiếng đồng hồ vào buổi tối để quây quần cùng nhau nhé. Cùng với tách trà, những câu chuyện phiếm sẽ trở nên vui vẻ hơn rất nhiều!
Đối với những ai đang còn là sinh viên, bạn hãy sắp xếp thời gian của mình sao cho hợp lý giữa việc học và việc chơi nhé! Bạn biết không, khi bạn cùng đồng đội tham gia các trò chơi trí tuệ, hay trò chơi thể lực nó sẽ dạy cho bạn cách làm việc nhóm, kìm hãm cái tôi cá nhân để học các hòa mình vào cái tôi tập thể. Những trò chơi tưởng chừng như để giải trí lại có thể rèn luyện cho bạn cách vượt qua và chiến thắng bản thân!Vì thế, khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy học những cái mà giảng đường không dạy bạn nhé!
Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn và khắc nghiệt, chỉ những ai thực sự có quyết tâm, thực sự có niềm tin , đam mê và hoài bão mới có thể vượt qua tất cả để đi đến thành công! Rất nhiều người đã đầu hàng trước số phận chấp nhận sống cuộc sống bình yên phẳng lặng không danh tiếng, không thành tựu…! Bạn có muốn mình trở thành một người như vậy không? Đừng nhé, đứng trước những khó khăn và gian khổ hãy vượt qua nó! Hãy chiến thẳng bản thân mình trước khi bạn muốn chinh phục những đỉnh cao!
Muốn vậy, ngay từ khi còn trẻ bạn hãy dành thời gian để rèn luyện ý chí nghị lực và niềm tin cho mình! Nếu bạn có kỹ năng nhưng không có một ước mơ đủ lớn để bạn quyết tâm theo đuổi! Bạn sẽ chẳng có một thành công nào nổi bật đáng để cho người khác ngưỡng mộ! Bạn cũng sẽ sống một cuộc sống buồn chán và vô vị! Vì thế, trước khi bạn muốn đặt chân vào con đường mới, hãy nghĩ xem ước mơ của bạn là gì? Ước mơ đó có đáng cho bạn hi sinh những thứ khác như tình yêu, niềm thương yêu của gia đình để theo đuổi nó! Nếu có, bạn đã tìm ra mục đích sống cho cuộc đời của bạn rồi đó! Chỉ cần bạn đủ quyết tâm, đủ ý chí để theo đuổi đến cùng!
Hãy bắt đầy ngay từ bây giờ, đừng lãng phí cuộc đời sinh viên của bạn trong những cuộc vui chơi không mục đích, trong những bữa tiệc tốn kém và nguy hại! Hãy dành thời gian và tiền bạc của mình để tham gia những khóa học và trãi nghiệm những điều mới mẻ! Bạn sẽ không thất vọng với hành trình 66 ngày thử thách rèn luyện ý chí đâu! Bạn biết đấy, thời gian là thứ duy nhất mà con người có thể hà tiện mà không bị chỉ trích! Vì thế, đừng lãng phí thời gian của mình!
Những gì cuộc sống chúng ta có hai từ mà bất kỳ ai cũng không dễ dàng phân biệt, đó là : Cần và Muốn!
Bạn cần phải làm gì cho cuộc đời của bạn và bạn muốn làm gì cho cuộc đời của bạn! Chỉ có thể bạn mới biết mình cần gì và muốn gì! Thế nên, trước khi quyết định làm việc gì đó, hãy suy nghĩ xem nó có cần cho cuộc đời của bạn không? Nếu cần hãy làm nó! Còn nếu bạn muốn hãy từ từ thực hiện nó!
Kế hoạch cuộc đời
Tuổi trẻ đi liền với mùa xuân, mơ ước và hạnh phúc. Người trẻ thiếu kinh nghiệm, nhưng có quỹ thời gian dư dả. Hạnh phúc thuộc về những người biết đặt kế hoạch cho cuộc đời mình, cho từng năm tháng tới.
Thử bắt đầu từ một chuyện đơn giản là bầu cử và ứng cử vào các chức danh lãnh đạo.
Ngày mai Quốc hội bỏ phiếu bầu, hôm nay người được đề cử vẫn “khiêm tốn” bảo rằng: tổ chức phân công thì phải chấp hành thôi. Nếu được tin cậy thì sẽ gắng sức làm cho tốt....
Người càng khiêm tốn, càng tỏ ra không “mặn mà” với chức vụ thì càng được đánh giá cao. Ngược lại, hăng hái ra tranh cử, đề xuất chương trình, mục tiêu cụ thể, không khéo lại bị nghi kị, cho là “hoắng”, nói thế rồi không biết có làm được thế không....
Có vị Bộ trưởng, sau nửa năm nhậm chức, khi được hỏi đã chuẩn bị chiến lược gì phát triển ngành, vẫn bình thản trả lời: “Tôi mới nhận công việc, cứ giữ ổn định, chưa có kế hoạch gì”.... Một đất nước, tai nạn giao thông mỗi tháng làm cả nghìn người chết, thiệt hại sinh mạng hơn cả thời chiến tranh mà Bộ trưởng cứ rủ rỉ, “khiêm tốn”, "chưa có kế hoạch gì" thì người dân còn biết trông chờ vào ai nữa?
"Tôi sẽ là..."
Lại nhớ câu chuyện về một anh chàng trẻ, 28 tuổi đã được giao quản lý một trung tâm mới của một công ty bắt đầu xây dựng tên tuổi. Câu nói "bạo gan" được mọi người nhớ của anh là "kế hoạch": “35 tuổi, tôi sẽ là triệu phú tiền đô và 40 tuổi, tôi sẽ là Thủ tướng”...
Trong khi chuyện ”quyền” và ”tiền” còn là điều khá tế nhị ở một xã hội trọng sự “khiêm tốn” theo lối cổ truyền thì lời tuyên bố của anh thật sự là một trái bom.
Người ta bàn luận xôn xao, nhiều người trẻ cũng lắc đầu, lè lưỡi, vì sự “bạo gan” và bạo miệng. Có người lại bảo, nếu không nhờ một chút may mắn, một chút dựa dẫm thân quen, làm sao anh được giao một trọng trách sớm thế. Suy cho cùng, anh đã có kế hoạch gì cho mục tiêu lớn lao đã đặt ra....
Thế rồi, những ngày cuối năm này, khi dân cư sốt nóng lên hầm hập với sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường chứng khoán, khi nhiều công chức bỏ cả việc cơ quan lê la lên sàn tìm kiếm vận may đổi đời, thì trong bảng cáo bạch tài sản công khai trên TTCK, “kẻ bạo gan” năm nào đã có tên trong 100 người giàu nhất, với số cổ phiếu sở hữu trị giá không phải một triệu mà nhiều triệu đô la Mỹ....
Thành công của một người trẻ dám nói trước điều mình sẽ làm, bất chấp cái câu cửa miệng: “nói trước bước không qua” ấy là kết quả của một sự may mắn hay cả một tầm nhìn xa, một kế hoạch đã được vạch ra bài bản? Dù thế nào đi chăng nữa, thì ước mơ “năm 40 tuổi” đã không bị nhìn như một câu nói bông phèng của một người chưa đủ chín chắn.
Lặng
Lại nhớ đến những người lặng lẽ hoàn thành kế hoạch cuộc đời mình, như một sự nghiệp sống còn phải đạt đến. GS Trần Đức Thảo hoàn thành những bài nghiên cứu sâu sắc và minh triết của mình để đăng trên các tạp chí nổi tiếng ở Đức. Một nhà triết học sống đạm bạc, lặng lẽ đến cô độc lại là tác giả của những tác phẩm triết học nổi tiếng làm các học giả hàng đầu ở các nước có nền triết học hàng đầu châu Âu phải nghiêng mình.
Một người da trắng bệch vì căn bệnh gan hành hạ, đi chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô, đầu gối chạm đến tận ghi đông, mà như nhà văn Tô Hoài kể lại trong cuốn hồi kí “Chiều chiều”: vốn ăn cơm chỉ toàn nước mắm rồi, ông cho luôn nước mắm vào nồi nấu lẫn với gạo xúc ăn, cho đỡ mất công.....
Cả cuộc đời ông cô độc đi trên một hành trình, để rồi đến kiệt cùng con đường ấy, ông “là nhà triết học duy nhất ở Việt Nam, còn chúng tôi chỉ là những người nghiên cứu về triết học” như lời nhận xét chân thành của một học giả đầy uy tín - GS Trần Văn Giàu.
Còn nữa, GS Hà Đình Đức, chuyên gia số một về rùa hồ Gươm. Những năm đất nước tem phiếu, hạt gạo còn thiếu, cái ăn, cái mặc là mối lo thường trực, vậy mà ông đã một mình một đường nghiên cứu... về rùa! Cứ lụi cụi đi theo cụ Rùa hồ Gươm, ghi chép tỉ mẩn, những lần cụ nổi lên, đặc tính sinh học, môi trường sống.... để cả chục năm sau, dần dần xác lập hồ sơ về loài rùa quý hiếm này là rùa mai mềm nước ngọt, chỉ duy nhất có ở Việt Nam, ở Việt Nam mới thấy duy nhất ở hồ Gươm, và gần đây GS lại công bố một giả thiết duy nhất nữa: chỉ có duy nhất một cá thể rùa!
Không biết giả thiết “duy nhất” này có đúng không, nhưng GS Đức thì đã đúng là người duy nhất nắm trong tay bộ hồ sơ quý giá về cụ Rùa thiêng, gắn với lịch sử Thăng Long văn hiến, chứng kiến bao biến thiên lịch sử của dân tộc.
Kế hoạch cuộc đời ông, sự nghiệp nghiên cứu của ông, thiết nghĩ chỉ gắn với danh xưng dân dã “nhà rùa học”, cũng đủ vẻ vang và ghi dấu thành công?
Không giấu mình
Những người trẻ hôm nay có hành trang về những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, có một bầu không khí khoáng đạt hơn để thực hiện các ước mơ. Và hình như, họ không lặng lẽ khi đề ra những kế hoạch của năm mới đến hay dài hơi hơn là những kế hoạch cuộc đời.
Những cô gái đặt kế hoạch Tết này chinh phục đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà Đông Dương có thể đặt ra cả một forum để bàn bạc, cùng nhau sắp đặt công việc để hoàn tất nó.
Lại có cô dẫn chương trình truyền hình đang nổi đình nổi đám, sau khi công bố người yêu là một chàng đẹp trai kém tuổi mình, lại đã lên đường du học với “kế hoạch” dài hạn là sau 4 năm nữa sẽ làm giám đốc một công ty truyền thông có đẳng cấp.
Còn kế hoạch ngắn hơn? Hơi riêng tư một tý, nhưng thời nay, những người trẻ cũng không phải quá giấu mình: “Hai chúng tôi sẽ đi nghỉ Tết cùng nhau 7 ngày ở Đài Loan. Đã xa nhau nhiều rồi, phải có thời khắc sẻ chia, bù đắp cho nhau...”
Có những kế hoạch của những người hôm nay còn lặng lẽ, ngày mai sẽ nổi tiếng. Đó không phải là những ước mơ thuần tuý như thế hệ xưa vẫn nói. Đi kèm với nó là cả một lộ trình để thực hiện.
Lộ trình ấy có thể rất thực tế, nhưng cũng có khi đầy lãng mạn, kiểu như một cô bạn đang du học ở Nhật Bản của tôi: “Em sẽ đến tất cả những nơi bố mẹ em đã từng mơ ước đến”. Cô đã học dự bị ĐH ở Mỹ bằng học bổng bán phần, học ĐH ở Pháp bằng tiền tự túc và dừng chân ở Nhật với suất học thạc sĩ. “Sang năm em sẽ sang Nga, nơi bố mẹ em đã gặp và yêu nhau...” Những ngày làm thêm kiếm tiền học ở xứ người đã khiến cô bé ấy cứng cáp hơn nhiều. Với mức lương khởi điểm vài ngàn đô một tháng, giấc mơ đi khắp thế giới của cô giờ không còn quá tầm tay.
Đất nước, ở tầm vĩ mô có những kế hoạch nhìn xa về phía trước, có những cương lĩnh được đưa ra toàn dân lấy ý kiến, tranh thủ trí tuệ của cả mấy chục triệu người.
Còn những người trẻ, họ cũng đang phác thảo cho mình những dự định để đi tới tương lai bằng bước chân tự tin và đầy bứt phá. Đó là cơ sở để đi đến hạnh phúc, khi được làm điều mình thích, được sống với niềm say mê và bản lĩnh của mình.
Lập kế hoạch cho cuộc đời
Thật đáng mừng khi một sáng chủ nhật thay vì vui chơi giải trí, trên 30 bạn trẻ từ sinh viên tới công nhân viên chức làm tại các công ty trong và ngoài nước ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm làm kế hoạch cho cuộc đời mình tại CLB Lý luận trẻ (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM).
Nhiều bạn lần đầu tiên tới sinh hoạt do tính hấp dẫn của đề tài và ước mong của họ là làm sao làm chủ được cuộc đời mình.
“Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.
Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham vấn tâm lý, một chính trị gia…
Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm.
Nhưng không có cuộc đời nào mà không gặp những khúc quanh bất ngờ. Có bạn trong cuộc họp hỏi có chăng một số phận cho mỗi người và khó mà làm theo kế hoạch đề ra. Sau nhiều tranh cãi, các bạn cho rằng gì thì gì chính yếu tố chủ quan là quyết định. Những con người gặp trên đường đời, những biến cố bất ngờ xảy ra là những cơ hội dù xấu hay tốt. Chính ta biến đổi nó thành một cơ hội, một vận may mới.
Trên đường đi tới, ta có thể gặp cơ hội tốt như xin được một học bổng du học, gặp những người thầy giỏi giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng ta cũng không tránh được các biến cố rủi ro. Như anh Trần Bá Thiện trở nên mù lòa do một tai nạn đã trở thành “hiệp sĩ tin học” vì đã khắc phục trở ngại tưởng như không thắng nổi để học vi tính rồi tìm cách làm các phần mềm đặc biệt cho người mù. Các biến cố trong cuộc đời có thể làm cho ta đi theo một khúc quanh, thay đổi đoạn đường, nhưng nếu xuất phát từ ước mơ, ta sẽ về tới đích.
Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11. Giai đoạn ngắn trước mắt là tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài… Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.
Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và l H) sau đây:
WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?
WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?…
Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)?
Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?
WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công?
Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian…
Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước khác.
Lên kế hoạch cuộc đời bạn bằng phương pháp JARS
Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triên cá nhân. Ông được mênh danh là “trainer of trainers”.
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.
Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng:
Phương pháp JARS
1. Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu câu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.
2. Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
Tài khoan này bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lơn hơn, như là sắm xe, mua nhà, danh dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới nhưng khoản chi tiêu khác.
3. Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 5%
Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đâu tư sinh lời nhất của bạn.
4. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
Có thể khai niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi túc từ đâu tư chi trả hết, lúc đó bạn ko cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái.
5. Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn.
6. Give – Tài khoản từ thiện 10%
Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tài khoản này có thể giảm xuống 5% nếu mà tài khoản chi tiêu cần thiết của bạn cần lên 60%. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.
Bạn hãy bắt đầu thực hành phương pháp 6 chiếc hũ từ bây giờ, hãy bắt đầu lên kế hoạch cho chính cuộc đời bạn. Những chiếc hũ này giúp bạn hoạch định lại kế hoạch chi tiêu rõ ràng hơn mà thôi.
Thật đáng mừng khi một sáng chủ nhật thay vì vui chơi giải trí, trên 30 bạn trẻ từ sinh viên tới công nhân viên chức làm tại các công ty trong và ngoài nước ngồi lại với nhau để chia sẻ kinh nghiệm làm kế hoạch cho cuộc đời mình tại CLB Lý luận trẻ (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM).
Nhiều bạn lần đầu tiên tới sinh hoạt do tính hấp dẫn của đề tài và ước mong của họ là làm sao làm chủ được cuộc đời mình.
“Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ... Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo... Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.
Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng... Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham vấn tâm lý, một chính trị gia...
Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm.
Nhưng không có cuộc đời nào mà không gặp những khúc quanh bất ngờ. Có bạn trong cuộc họp hỏi có chăng một số phận cho mỗi người và khó mà làm theo kế hoạch đề ra. Sau nhiều tranh cãi, các bạn cho rằng gì thì gì chính yếu tố chủ quan là quyết định. Những con người gặp trên đường đời, những biến cố bất ngờ xảy ra là những cơ hội dù xấu hay tốt. Chính ta biến đổi nó thành một cơ hội, một vận may mới.
Trên đường đi tới, ta có thể gặp cơ hội tốt như xin được một học bổng du học, gặp những người thầy giỏi giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng ta cũng không tránh được các biến cố rủi ro. Như anh Trần Bá Thiện trở nên mù lòa do một tai nạn đã trở thành “hiệp sĩ tin học” vì đã khắc phục trở ngại tưởng như không thắng nổi để học vi tính rồi tìm cách làm các phần mềm đặc biệt cho người mù. Các biến cố trong cuộc đời có thể làm cho ta đi theo một khúc quanh, thay đổi đoạn đường, nhưng nếu xuất phát từ ước mơ, ta sẽ về tới đích.
Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11. Giai đoạn ngắn trước mắt là tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài... Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.
Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và l H) sau đây:
WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?
WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?...
Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè...)?
Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?
WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công?
Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian...
Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước khác.
"Tốt nghiệp rồi tính!" là câu trả lời của hầu hết các bạn sinh viên khi được hỏi "Bạn có dự định gì hoặc sẽ làm việc ở đâu sau khi ra trường?".
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề "Kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời" do NVH Thanh Niên TP.HCM tổ chức vào ngày 11/4 vừa qua, không ít bạn trẻ tham dự không thể trả lời được câu hỏi "Hai năm tới bạn ở đâu? Năm năm tới bạn sẽ là ai? Có bao giờ bạn lập một kế hoạch cho đời mình?".
Học "chút chút" theo phong trào
Theo học ngành tài chính ngân hàng, Thanh Thùy nghĩ đơn giản: học ngành gì, tốt nghiệp sẽ làm ngành đó. Không bao giờ Thùy quan tâm tìm hiểu những nơi mình muốn hoặc có thể xin việc sau khi tốt nghiệp để biết mình cần phải làm gì, phải có kỹ năng gì để được tuyển dụng. Không có kế hoạch cụ thể nên ngoài việc học đại học, những môn khác Thùy chỉ học "chút chút" cho có theo phong trào chung, việc rèn luyện những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... Thùy không mấy chú ý. Tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng chạy khắp nơi nhưng Thùy không tìm được việc vì có chuyên môn, nhưng lại thiếu kỹ năng, kiến thức phụ trợ.
Sinh viên và khách mời bên lề cuộc trao đổi Tầm nhìn tương lai
tại Nhà Văn hóa Thanh Niên
Ngay từ khi chưa tốt nghiệp, Bích Phượng đã đặt ra mục tiêu "phải trở thành nhân viên của M., một công ty tổ chức sự kiện nổi tiếng ở TP.HCM". Đúng như kế hoạch, Phượng trở thành nhân viên công ty này ngay sau ngày tốt nghiệp. Phượng tiếp tục đặt mục tiêu: "Phải được tăng lương sau sáu tháng". Tuyên bố đầy dũng khí, nhưng ba tháng sau bạn bè nghe Phượng than: "Oải quá, chắc mình theo không nổi".
Hóa ra, ngày trước Phượng dễ dàng được tuyển dụng vì công ty đang thiếu người. Thấy một loạt nhân viên vừa được sếp tăng lương, Phượng cũng mạnh dạn đặt mục tiêu "được tăng lương" cho mình. Chỉ có điều, có mục tiêu nhưng Phượng lại không có kế hoạch thực hiện. Chẳng bao giờ Phượng quan sát, học hỏi để biết muốn phát triển nghề nghiệp, mình cần có những kỹ năng gì. Làm việc không có kế hoạch, thiếu tính toán, Phượng triền miên chìm trong stress. Việc trụ lại ở công ty với Phượng giờ đã khó, nói gì đến chuyện tăng lương.
Hoạch định tương lai cũng phải rèn luyện
Lên kế hoạch cho cuộc đời là điều hết sức tự nhiên của giới trẻ phương Tây. Nhưng điều này dường như lại quá mới mẻ với không ít người trẻ Việt Nam.
Trong những buổi nói chuyện với giới trẻ, ông Giản Tư Trung - Giám đốc trường doanh nhân PACE luôn nhấn mạnh: "Muốn làm được điều gì, muốn đạt được bất kỳ vị trí nào trong xã hội, mỗi người phải có sự đầu tư, chuẩn bị và lập ra một "chiến lược" cho cuộc đời. Tiếc rằng không ít người đang sống và làm việc theo quán tính".
Chị Kim Thủy (Trưởng bộ phận quan hệ công chúng Viện Ngôn ngữ ILA), chia sẻ: "Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nghiệm ra rằng, khi có một kế hoạch chi tiết, mình sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và những bước đi cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Với công việc hằng ngày, tối hôm trước, khi đi ngủ, tôi luôn gạch đầu dòng những việc phải thực hiện trong ngày hôm sau. Xong việc nào, tôi gạch bỏ việc đó để kiểm soát tiến độ làm việc của mình và điều chỉnh tốc độ làm việc cho thích hợp".
Hoa Hồng, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng, thổ lộ: "Hoạch định tương lai cũng là một kỹ năng cần phải rèn luyện. Tôi cũng từng đặt ra những mục tiêu nhưng lại không biết cách lên kế hoạch nên không biết làm sao để đạt được mục tiêu. Dần dần, tôi cũng quên luôn mục tiêu của mình là gì. Chỉ đến khi nghe lời phát biểu của chị Hoàng Thanh Thủy - Giám đốc marketing Công ty EMIS: "Nếu không biết mình cần gì, muốn gì, hãy thử nghĩ nếu mai mình sẽ chết thì hôm nay mình sẽ làm gì?", tôi mới ngộ ra, mình cần làm gì để thiết kế một chiến lược cho cuộc sống. Tôi liệt kê những mục tiêu mình muốn thực hiện vào một quyển sổ và chia nhỏ những việc mình cần làm để đạt được điều mình mong muốn. Để khỏi quên, tôi ghi vào nhiều mảnh giấy và dán khắp nơi trong phòng. Để không nản, tôi chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ. Khi đã thực hiện được một mục tiêu, tôi lại có thêm nhiều hứng khởi để thực hiện những mục tiêu kế tiếp".
Bí quyết của người thành công và giàu có
Bạn có biết những người có mục tiêu cụ thể cho cuộc đời mình là những người thành công và giàu có nhất? Cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale ở Mỹ đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những người biết rõ mục tiêu của đời mình và những người không biết mình muốn gì trong cuộc sống.
Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời, chỉ có 3% số sinh viên tham gia khảo sát viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. 13% sinh viên có mục tiêu, nhưng không viết ra giấy. 84% còn lại hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế hoạch nào.
15 năm sau, sự khác biệt giữa nhóm có mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình và 2 nhóm còn lại thật sự gây bất ngờ. Số 13% sinh viên có mục tiêu nhưng không viết ra giấy có thu nhập cao gấp 2 lần những sinh viên không biết mình muốn gì trong đời. Điều gây ngạc nhiên lớn nhất nằm ở nhóm 3% sinh viên có mục tiêu và kế hoạch thực hiện chi tiết\
họ có thu nhập cao gấp 10 lần tổng thu nhập của 97% sinh viên còn lại! (trích từ Never Eat Alone)
Đặt mục tiêu cho cuộc đời có quá khó khăn như nhiều người nghĩ không? Câu trả lời là “không” nếu bạn thực hiện các bước đơn giản sau:
1. Hãy trả lời câu hỏi “Tôi yêu thích gì?”
Tốt nghiệp ngành ngoại ngữ, Thi không biết được cô thật sự muốn làm việc ở lĩnh vực nào. Cô đã thử sức trong ngành kinh doanh và Marketing, nhưng kết quả không được như ý. Thi loay hoay đổi việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng cô nhận ra rằng cô yêu tiếng cười và thế giới trẻ thơ biết bao. Hiện nay, Thi là một giáo viên giỏi và yêu nghề, làm việc tại một trường tiểu học quốc tế.
Vậy thì, trước tiên, bạn cần xác định rõ: Bạn thích làm việc gì nhất? Bạn đam mê điều gì từ thuở ấu thơ? Bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nào và bạn muốn thử sức mình trong ngành nghề nào?
2. Hãy viết mục tiêu của bạn ra giấy
Nếu bạn không lên kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình thì mục tiêu đó sẽ mãi là những ước mơ. Để mục tiêu của bạn trở thành sự thật, hãy lưu ý những điểm sau:
- Mục tiêu cần cụ thể, chi tiết và rõ ràng. Bạn cần xác định các bước phải thực hiện và thời hạn hoàn thành.
- Mục tiêu cần thực tế và khả thi. Ví dụ nếu bạn muốn trở thành Giám đốc Tài chính, ít nhất bạn phải có trong tay bằng cử nhân Tài chính và một số kỹ năng khác để theo đuổi vị trí này. Nhiều người không bao giờ đạt được mục tiêu của mình vì mục tiêu họ đặt ra vượt quá xa khả năng của họ.
- Tuy nhiên, một mục tiêu quá bình thường sẽ chẳng có ý nghĩa. Vì vậy bạn nên đặt ra mục tiêu đầy hoài bão, thậm chí chấp nhận một số rủi ro nhất định.
3. Xác định cách thức phù hợp nhất để thực hiện mục tiêu
- Trước tiên, bạn cần thực hiện các mục tiêu ngắn hạn để tiến tới thực hiện các mục tiêu dài hạn hơn.
- Tìm hiểu xem ai có thể hỗ trợ bạn thực hiện các mục tiêu này nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đó có thể là sếp của bạn, bạn thân hay một đồng nghiệp rất thành đạt ở công ty.
- Tận dụng các công cụ hỗ trợ giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Ví dụ nếu bạn muốn nâng cao khả năng nghe tiếng Anh thì bạn cần nghe và xem đài nước ngoài nhiều hơn.
4. Tìm “Ban Tư Vấn” cho bạn
“Ban Tư Vấn” có thể là người thân trong gia đình, bạn bè hay những người có nhiều kinh nghiệm. Hãy nhờ họ chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Từ đó, bạn sẽ biết được mình nên đầu tư thời gian và công sức cho mục tiêu nào.
Kế hoạch kinh doanh hoa tươi
Kế hoạch kinh doanh khả thi giúp bạn thành công
Kế hoạch kinh doanh online làm giàu không khó
Kế hoạch kinh doanh hay đáng tham khảo
Kế hoạch kinh doanh hiệu quả cẩm nang toàn tập
Kế hoạch kinh doanh điện tử
(st)