Cách lấy học bổng Nus thành công
Cách trồng và chăm sóc Lan Vũ nữ kinh nghiệm của người thành công
Bí quyết làm trứng muối thành công chỉ sau 1 đêm
Cách trình bày slide đồ án tốt nghiệp thành công nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm sao để có vốn? Đó là câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai đang chuẩn bị bước vào con đường làm giàu đều đặt ra, và để trả lời cho nó thì không hoàn toàn dễ dàng chút nào. Kể cả tôi cũng vậy, không có gì ngoài hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa của nó.
Ước mơ có một sự nghiệp do chính mình điều hành luôn cháy bỏng trong suy nghĩ và trong khát khao của nhiều người. Có người đã hành động vì nó, có người đang chuẩn bị kế hoạch cho nó, có người giữ ham muốn đó lại và cho đến nay và nó vẫn chỉ là mong muốn.
Khởi nghiệp trong lần đầu tiên, các vấn đề luôn luôn xoay quanh như vốn, kinh nghiệm, phương pháp.
+ Làm sao để có vốn?
Đó là câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai đang chuẩn bị bước vào con đường làm giàu đều đặt ra, và để trả lời cho nó thì không hoàn toàn dễ dàng chút nào. Kể cả tôi cũng vậy, không có gì ngoài hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa của nó.
Khi tôi bắt đầu có ý định thành lập website thì cũng gặp nhiều khó khăn như những người khác, có nhiều thứ cần phải chuẩn bị và vấn đề quan trọng nhất vẫn là vốn. Tôi nghĩ nó như là máu của cơ thể nếu không có nó thì cơ thể khó mà hoạt động tốt và thiếu nó thì những kế hoạch không thể thực hiện đúng tiến độ được.
Ở giai đoạn bắt đầu đó, trong tay tôi không có một đồng. nhưng tôi vẫn quyết định website chuyên về địa ốc của mình phải được hoàn thành, cho dù sớm hay muộn thì cũng phải thực hiện. và một kế hoạch khác được lập ra nhằm tích lũy nguồn vốn ban đầu để chuẩn bị cho sự ra đời của website.
Trước tiên tôi bỏ các thói quen không cần thiết và gây tốn kém của mình. Trước đây nếu mỗi ngày tôi hút hết một gói thuốc thì bây giờ tôi không động đến nữa vậy là tôi có thể tiết kiệm cho website của mình hơn 400.000 đồng một tháng. Tiền café cũng vậy, thay vì uống sáng và tối thì bây giờ chỉ có buổi sáng. Những buổi đi chơi với bạn bè cũng dần dần thưa bớt.
Tôi cũng lập ra 2 tài khoản, một để cất tiền chi tiêu cho các nhu cầu hằng ngày, một để tích lũy cho website những khoản tiền bo lặt vặt của khách hàng tôi cũng cho vào tài khoản này. Lương nhân viên của tôi mỗi tháng chỉ có 3.000.000 đồng và với cuộc sống ở TP HCM như hiện nay thì các bạn có thể tưởng tượng được không ? Chỉ trong vòng 4 tháng tài khoản tích lũy của tôi đã tăng lên con số gần 5 triệu đồng.
Đó chỉ là những tích lũy ban đầu, nó vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế. Trong thời gian đó tôi đã đi liên hệ với các công ty thế kế web để nói ra những yêu cầu đối với website và không có công ty nào báo giá dưới 2000 USD đối với những yêu cầu của tôi. Lúc đó tôi có 2 sự lựa chọn: Một là chờ thêm khoảng 3 năm nữa, khi có đủ tiền thì sẽ bắt đầu. Hai là tìm một công việc khác có thu nhập cao hơn để rút ngắn thời gian lại. Nhưng tôi làm sao có thể tìm một công việc cho nhiều tiền hơn khi trong tay chỉ có mỗi tấm bằng tốt nghiệp 12 hệ bổ túc.
Vậy là website của tôi phải chờ thêm 3 năm nữa mới được bắt đầu sao? Nhưng mục tiêu đã đề ra thì nó cần phải được thực hiện. Lúc này tôi tìm lại trong các mối quan hệ của mình để tìm ra những ai có thể hợp tác làm việc và có khả năng lập trình web, tất nhiên đó là người mà tôi giữ mối quan hệ tốt. Giờ đây tôi và một người bạn nữa đã tạo thành một nhóm cùng làm việc. Ban ngày, cả hai thằng vẫn đi làm bình thường. Buổi tối thì cả hai cùng thảo luận và thiết kế các chức năng hoạt động của website.
Tính đến nay, tổng số tiền mà chúng tôi phải chi cho website vẫn chưa vượt quá con số 3 triệu đồng và sau 5 tháng website đã bắt đầu hoạt động với những chức năng cơ bản nhất.
Như vậy, để bắt đầu công việc kinh doanh thì không nhất thiết chúng ta phải nắm trong tay số tiền hàng chục triệu hay hàng trăm triệu đồng. Thậm chí chúng ta không có đồng nào thì vẫn có thể bắt tay vào thực hiện mơ ước của mình. Và tôi xin được chia sẻ với các bạn như thế này
- Tiết kiệm không phải là phương pháp làm giàu.
- Nhưng hãy tiết kiệm cho kế hoạch trong tương lai của mình, mặc dù 2 hoặc 5 năm sau mới có thể bắt đầu.
- Cho dù bạn không có ý định kinh doanh thì cũng nên học cách tiết kiệm, để khi ý tưởng hoặc cơ hội chợt đến thì bạn có đủ khả năng để nắm bắt nó.
Giới trẻ với ước muốn làm giàu
Rất nhiều bạn trẻ muốn làm giàu, muốn học giỏi và vươn lên thành công. Thế nhưng rất ít người biết cách lên kế hoạch để đạt tới cái mình cần. Nhiều người luôn miệng nói sẽ làm người có nhiều tiên nhưng lại rụt rè và chờ đợi vào số phận.
Làm sao lập kế hoạch
Trong số 20 người được hỏi “Bạn có muốn giàu có không?” thì chỉ có 17 người trả lời ngay: “Có chứ? Ai mà chẳng thích”. Nhưng khi được hỏi tiếp “Bạn phải làm gì để trở nên giàu có?” thì chỉ có 2 trong số 20 người đưa ra được kế hoạch riêng cho mình. Còn lại chỉ biết cười trừ…
Muốn làm giàu các bạn trẻ cần phải biết lập kế hoạch để thành công. (ảnh minh họa)
Nguyễn Thị Thanh Huyền, SV ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Sau khi tốt nghiệp mình sẽ đi làm cho một số công ty để lấy kinh nghiệm, công ty đa quốc gia thì càng tốt sau đó thì mở công ty riêng”.
Còn Hoàng Linh, SV HV Báo chí tuyên truyền thì lại cho rằng sẽ mở công ty truyền thông quảng cáo. Công việc này gần với những gì mà Linh đang được học trong trường.
Cả hai bạn đều cho rằng muốn giàu có thì cần mục tiêu rõ ràng, cụ thể, hướng đi đúng đắn. Mình phải biết đang muốn gì, cần gì, thiếu gì, được gì và mất gì? Cả hai đều cảm thấy khó nhất là lập kế hoạch chi tiết để thực hiện.
Theo Huyền, trước mắt mình nghỉ quan trọng nhất là cần phải đi làm trước để có kinh nghiệm và mối quan hệ, tìm nhân tài cùng hợp tác, trau dồi những kĩ năng chuyên môn trước khi hình thành một cái gì đó cho riêng mình.
Ai nói giàu có là do số phận?
Trong khi nhiều bạn trẻ vẫn cho rằng giàu có là do số phận nên rất thờ ơ với kế hoạch làm giàu thì một số bạn lại cố gắng lên kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình.
Nguyễn Thị Diệp, SV năm 2 cho rằng: “Mình học luật thì sẽ ra làm luật sư để kiếm thật nhiều tiền. Bây giờ lập kế hoạch sớm chi cho mệt, để tính sau, ra trường, đi làm rồi sẽ giàu có”.
Giàu không phải do số phận mà là xuất phát từ việc phải quyết tâm thực hiện. (ảnh minh họa)
Trái với suy nghỉ như Diệp, chị Trần Thị Thảo, cựu SV ĐH Ngoại Thương cơ sở 2 TP.HCM tâm sự, ngay từ năm học thứ nhất mình đã ấp ủ ý tưởng mở quán cafe. Và giờ đây quán “Đen Trắng Coffee” như là một minh chứng cho việc dám nghĩ, dám làm. Để đạt như thế mình phải mất rất nhiều công sức, suy nghĩ để lên kế hoạch thực hiện.
Còn anh Lê Danh Hoàng, chủ một công ty hàng đầu tại Việt Nam về kinh doanh yến sào và công nghệ nuôi chim yến cũng cho hay: “Trước đây khi là sinh viên, trong một lần tình cờ trò chuyện với tiến sĩ Elisa Nugroho-chuyên gia hàng đầu về chim yến ở Indonesia, mình đã ấp ủ và lên kế hoạch thực hiện mới có được như bây giờ. Tôi không nghĩ đó là do số phận mà là phải làm”.
Vậy muốn giàu phải làm sao?
Ông Nguyễn Anh Tuấn- chủ nhiệm Hội quán gia đình cho rằng: “Ai cũng muốn giàu có và mỗi người đều thực hiện một cách riêng như, đầu tư bất động sản, kết hôn với vợ/ chồng giàu, lập công ty...
Tôi thấy có nhiều người bỏ tiền ra học các khóa để làm giàu. Nhưng cần nhớ rằng không phải học xong là các bạn sẽ giàu mà chúng chỉ cho ta biết cách những người thành công đã từng thực hiện. Từ đó nâng cao thêm niềm tin cho các bạn”.
Cần phải biết quan sát cuộc sống, học hỏi để tích lũy kinh nghiệm.
Còn thầy Nguyễn Tuấn Dương, cựu SV ĐH Ngoại Thương lại nhìn nhận “SV muốn làm giàu cần phải xác định thế nào là giàu có? Có người cho rằng lương tháng 20 triệu là giàu nhưng có người muốn 100 triệu. Giàu có thể định lương bằng số tiền mà các bạn kiếm được trong 1 tháng nhưng cũng có thể là làm giàu từ sự trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng, trí thức…”
Cái bạn cần tự tin rằng mình có thể giàu là tốt nhưng đừng quá tự tin mà xa rời thực tế. Phải trải nghiệm vào thực tế để thấy rõ điều nào nên và cần làm.
Mỗi cách suy nghĩ về làm giàu đều khác nhau. Người muốn làm giàu bên cạnh việc ước muốn, họ tìm cho mình hướng đi riêng để hiện thực hóa ước mơ. Còn bạn nếu cho rằng chưa đến lúc có nghĩa bạn đang từ chối cơ hội và phản biện ước mơ làm giàu của chính bản thân
10 lý do ngăn cản bạn làm giàu
Hẳn bạn vẫn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn không trở thành tỉ phú vì bạn không kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế, đối với hầu hết mọi người, thu nhập không phải là lý do chính quyết định họ có trở thành tỉ phú hay không. Cách sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày mới là nguyên nhân chính. Và có đến 10 lý do ngăn cản con đường làm giàu của bạn đấy! |
1. Quá quan tâm đến suy nghĩ của hàng xóm. Nhà hàng xóm mới sắm cái ti vi LCD vài chục triệu, thế là bạn cũng lùng sục bàn với chồng, nhất định cuối tuần phải rước cái LCD về đặt ở phòng khách? Sai lầm. Nếu bạn đang cạnh tranh với họ xem ai nhiều của cải hơn, bạn đang phí tiền mua những thứ xa xỉ thay vì nên tích trữ và tự làm giàu cho chính mình. 2. Không đủ kiên nhẫn. Hãy cảnh giác với những chiếc thẻ tín dụng. Chúng ra đời giúp bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền thực có. Nhưng nếu bạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì không thể chờ đến khi đủ tiền mua sắm, bạn đang làm giàu cho người khác và tự “chôn” mình dưới hố nợ. 3. Những thói quen xấu. Shopping, ăn tiêu xa xỉ, hút thuốc, uống rượu, mê đánh bạc… là những thói quen xấu làm thâm thủng ngân sách. Mức độ “tàn phá” của những thói quen tai hại này luôn vượt xa chi phí trước mắt. Như hút thuốc chẳng hạn, một điếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn và kéo theo là sự sụt giảm khả năng kiếm tiền. Hay như “căn bệnh” nghiền shopping của giới chị em, chất một đống đồ trong tủ cho thoả cơn nghiền, không những làm hao ngân sách mà còn tốn thời gian cho những kế hoạch và mục tiêu làm giàu của bạn. 4. Không có mục tiêu sống. Nếu không có mục tiêu làm giàu, bạn sẽ không có cơ hội làm giàu. Làm giàu không đơn giản là chỉ suy nghĩ hoặc nói to: “Tôi muốn thành tỉ phú”. Bạn nên dành chút thời gian để lên kế hoạch đầu tư hằng năm cũng như phương hướng thực hiện những dự tính của mình. 5. Chưa chuẩn bị tốt. Những chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu chưa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất bằng cách mua bảo hiểm thích hợp, sự giàu có bạn dày công xây dựng có thể đội nón ra đi.
6. Quá nóng vội. Sự giàu có không từ trên trời rơi xuống. Đừng nghĩ rằng trúng số là điều dễ xảy ra! Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại! 7. Dựa dẫm người khác. Không ít người cho rằng mình ít kiến thức về đầu tư nên luôn nghe theo chỉ dẫn của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền và kế hoạch họ vạch ra cho bạn có thể mang lợi cho họ nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên, những ý tưởng mới nhưng hãy là người quyết định cuối cùng việc đầu tư của chính mình! 8. Đứng núi này trông núi nọ. Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ. 9. Luôn e sợ Bạn sợ rủi ro nên khư khư giữ tiền trong ngân hàng. Nhưng đừng quên rằng đồng tiền mất giá từng ngày, lạm phát chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Sợ mất tiền có thể khiến bạn nghèo đi trông thấy. 10. Bỏ lơ tài chính Một sai lầm rất phổ biến là tự cho mình đã kiếm đủ và tài chính sẽ tự sinh sôi. Làm giàu phải được vạch kế hoạch cụ thể và không xảy ra một cách thần kỳ với bất cứ ai. |
Làm giàu, ai bảo không khó?
Thế giới có biết bao tỷ phú chật vật với con đường khởi nghiệp, thất bại ê chề và có lúc trắng tay. Nhiều doanh nhân không có đêm ngon giấc, và có lúc họ gần như phát điên. Như vậy, ai bảo làm giàu là không khó?
Tôi trăn trở nhiều khi viết bài này. Ngay chỉ cái tên thôi cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Nên đặt là “Làm giàu rất khó” hay “Làm giàu không hề dễ”. Đặt thế nào để toát lên ý mình định nói, để tránh hiểu lầm. Tôi viết bài này bởi đã được nghe nhiều người nói, thuyết giảng rằng - làm giàu không khó.
Nếu coi ý kiến “làm giàu không khó” là lời khích lệ, là sự động viên, là cách để những người muốn làm giàu không bị nhụt chí thì tôi hoàn toàn đồng ý. Cần khuyến khích, cổ vũ các bạn trẻ và những ai chưa giàu có làm giàu một cách chính đáng. Còn chuyện để trở nên giàu có, thực sự giàu có, giàu có bằng chính trí tuệ, công sức của mình thì tôi thấy không hề dễ. Thậm chí là khó.
|
Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: P.H. |
Tôi có đọc và nghiên cứu về cuộc đời cũng như cách và quá trình làm giàu của nhiều tỷ phú trên thế giới thì thấy rằng phần nhiều họ có xuất phát điểm không thuận lợi. Có nhiều người trong số họ khởi nghiệp khá vất vả. Họ trải qua nhiều thất bại. Họ đồng hành cùng biết bao thử thách. Không ít lần, họ trở thành người trắng tay. Không biết bao đêm, họ mất ngủ. Chẳng biết bao lần, họ gần như phát điên. Họ ngày đêm trăn trở với sự nghiệp, với việc làm giàu của mình. Và họ trở nên giàu có. Họ thật sự trân trọng những đồng tiền họ kiếm được. Họ biết rằng làm giàu là quá khó. Các doanh nhân Việt Nam cũng vậy. Những người giàu Việt Nam cũng rất cực nhọc để làm ra đồng tiền. Và, họ hiểu rằng làm giàu không hề dễ.
Tôi không bao giờ quên những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được khi học lớp 4. Ông bà nội tôi ở quê nuôi lợn. Vào thời đó, người ta dùng phân chuồng để bón ruộng, mà phân chuồng hình thành từ rơm, rạ, cỏ và phân lợn. Sau khi được những chú lợn quần nát để rồi rơm, rạ, cỏ ngấm cùng những gì lợn thải ra trong nửa năm trời người nông dân có phân chuồng để bón ruộng. Một năm cấy 2 vụ lúa, tức một năm cần 2 mẻ phân chuồng.
Tôi đã nhận ra cơ hội này và đã “dành” được “hợp đồng” đầu đời của mình. Tôi đi cắt cỏ bán lại cho chính ông bà nội mình. Mỗi gánh cỏ được một hào. Đống cỏ cao ngất trước cửa chuồng lợn nhà ông bà nội tôi là kết quả của “hợp đồng” đáng nhớ này. Cũng nhờ sức lao động, sự cần cù chăm chỉ và sự “đàm phán” với ông bà nội mà tôi có đến cả chục đôla khi còn bé xíu. Để rủng rỉnh tiền mua bút mực, giấy vở, dụng cụ học tập và sách,… Nhà tôi khi đó nghèo lắm. Nghèo kiết xác - như người làng vẫn nói.
Tôi cũng không quên các năm từ lớp 4 đến lớp 7 mình đi cắt cỏ nuôi trâu và thực hiện “hợp đồng” với ông bà nội cùng “dụng cụ hành nghề” là đôi quang gánh phải buộc lên rất cao. Người tôi quá thấp để có thể sử dụng được đôi quang và chiếc đòn gánh của người lớn! Thời đó người ta chưa làm ra quanh gánh cho trẻ con. Tôi cũng chẳng bao giờ quên được những lần bị gió thổi bay xuống ruộng hay bờ đê bởi mình không đủ sức chống chọi với gió. Nhất là gió của những ngày giông tố bất ngờ.
Và có lẽ ngay khi mới học lớp 7 tôi đã có số tiền vài chục đồng, tương đương với cả vài chục đôla thời bây giờ. Những đồng tiền đã giúp tôi không phải xin tiền cha mẹ. Tôi thậm chí đã biết và có cơ hội trợ giúp cha mẹ mình trong miếng cơm, chén nước mỗi ngày. Cũng từ khi đó đến mãi bây giờ tôi không phải xin tiền bố mẹ nữa.
Một trăm đôla đầu tiên tôi tự mình kiếm được khi học dự bị tiếng Nga (chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học) khi học tại khoa Dự bị trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lomonosov. Khu ký túc xá chúng tôi ở khi đó là phố Svernhika, số nhà 19. Ngay năm dự bị này tôi đã có cơ hội cầm trên tay, có cơ hội sở hữu thật sự những đồng đôla thật. Câu chuyện là khi đó các bạn sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên da đen bán đôla Mỹ lấy rúp Nga để tiêu (3 rúp một đôla). Những người có nhu cầu mua lại với giá 3,3 rúp lấy 1 đôla. Lãi suất 10%. Quay vòng càng nhanh, lãi càng nhiều. Vốn không phải bỏ ra thì còn gì tốt hơn. Nhưng kiếm những đồng đôla đầu tiên đó cũng không dễ. Tổn hại nơ ron thần kinh. Mất thời gian. Nguy hiểm. Rủi ro. Và tôi biết ngay từ khi đó rằng làm giàu không dễ.
Cùng trong năm dự bị tiếng Nga tại thủ đô của Liên Xô những năm 80 của thế kỷ trước tôi được sở hữu 1.000 đôla đầu tiên. Thời đó đôla Mỹ bị cấm. Người Việt Nam (và cả người dân các nước xã hội chủ nghĩa) không được dùng đôla nói chi đến chuyện sở hữu. Chỉ có người các nước tây Âu, châu Phi, châu Mỹ… mới có quyền có và sử dụng ngoại tệ mạnh. Nếu bị phát hiện sở hữu hay sử dụng ngoại tệ mạnh có nguy cơ bị đuổi về nước.
1.000 đôla lúc đó tương đương với quãng 3.000 rúp là con số rất rất lớn đối với những ai chuẩn bị là sinh viên năm thứ nhất. Mà nó cũng là rất lớn đối với tất cả mọi người vì học bổng một tháng chỉ có 80 rúp, một chiếc bàn là chỉ có 7 rúp, một dây may xo để làm bếp điện chỉ có 25 xu, 1 cốc nước có ga chỉ là 1-3 xu mà thôi. Tiền giá trị vô cùng. Nhất là khi dùng tiền đó mua thuốc tây, mua đồ điện, áo bay gửi về Việt Nam.
Từ mốc 1.000 đôla lên mốc 10.000 đôla là cả một câu chuyện
Kiếm tiền và làm giàu ai đó tưởng dễ nhưng không hẳn như vậy. Người kinh doanh phải tính toán và lo đủ thứ. Phải tính được các rủi ro. Phải tự lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Phải có tư duy tổng thể. Phải quản lý được tiền. Phải quay vòng đồng tiền nhanh nhất. Mà thời đó có ai trong chúng tôi được học về quản trị kinh doanh, về bán hàng, về kiếm tiền đâu. Bao cấp mà. Nhất là lũ sinh viên ngu ngơ từ vùng quê nghèo xuất ngoại chúng tôi.
Một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời là tôi đã phải chứng kiến nỗi buồn tê tái: Mất 17.000 đôla trong khi tổng tài sản chỉ có 13.000. Tôi đã hầu như mất trí nhớ. Tôi đã hầu như phát điên. Tôi đã thất vọng và cảm thấy chán nản vô cùng. Tôi thấy cô đơn và bất lực. Và khi đó, tôi mới thấu hiểu ý nghĩa của 2 từ thiêng liêng này. Cô đơn và bất lực. Số tiền mất mát quá lớn. Lớn quá mức tưởng tượng của một cậu bé thời đó.
Một bài học cũng rút ra từ đó trong tôi rằng tư duy làm giàu là quan trọng nhất. Muốn giàu thì phải có tư duy làm giàu. Nếu có tư duy làm giàu rồi thì dù có mất trắng tay cũng bắt đầu lại từ đầu và làm giàu lại một cách nhanh chóng hơn và không quá đỗi khó khăn. Tư duy làm giàu là mấu chốt, là bắt đầu của mọi bắt đầu. Sau này có cơ hội đi Mỹ, đi Anh, đi Australia, đi Nhật,… tôi có mua mua được nhiều sách dạy làm giàu bằng đủ các thứ tiếng. Tôi đã đọc ngấu nghiến để học, để hiểu, để biết cách làm giàu một cách bài bản. Tôi cũng đã may mắn mua được cuốn “Think and grow rich” của Napoleon Hill. Ở đó tôi tìm thấy nhiều điểm giống tư duy của tôi ngày xưa. Cuốn sách trở thành cẩm nang, sách gối đầu giường của tôi ngay từ khi mua được. Đi đâu cũng thường mang theo. Để đọc. Để ngẫm. Để ứng dụng. (Và may mắn thay chúng tôi đã mua được bản quyền cuốn này và xuất bản ra tiếng Việt với cái tên “Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu”). Cuốn sách đã mang lại lợi lộc lớn cho rất nhiều doanh nhân, rất nhiều bạn bè tôi, rất người muốn và đang làm giàu (như chị Trang, giám đốc John Robert Powers, như anh Steve Gandy phó chủ tịch tập đoàn Metso…)
Cái mốc có 100.000 đôla rất đáng nhớ
Tôi không bao giờ quên rằng mình đã để nguyên cọc tiền còn nguyên đai nguyên kiện, nguyên serie, còn bọc nguyên trong bao ny lông trong suốt để ngắm. Tôi đã ngắm rất lâu. Tôi đã ngủ cùng cọc tiền nguyên đai này suốt một đêm và trải qua những phút giây sung sướng hiếm có. Sau này khi có nhiều tiền hơn, những cảm giác ngất ngây khi sở hữu và ngắm những đồng tiền không còn nữa. Hay nói đúng hơn là không thể bằng một phần của cái ngày đáng nhớ này.
Tôi nhớ rằng đã không biết bao nhiêu lần mình bị đói khi đang sở hữu một đống tiền. Đói vì nhiều khách hàng đến mua hàng. Mà toàn những lô hàng lớn, những hợp đồng “ngon”. Mình thì không muốn từ chối. Không muốn mất khách. Họ đến lấy hàng đúng vào lúc ăn trưa, ăn tối. Nhiều ngày đứt bữa. Nhiều hôm nhai cơm như nhai rơm, nhai trấu. Còn cảm giác gì nữa đâu.
Tôi không thể quên rằng đã bao lần nằm đói ở sân bay. Tiền có bao nhiêu đã mua hết hàng. Chỉ tính toán để có đủ tiền đi taxi, tiền thuê bốc vác. Nhưng máy bay chậm vì sương mù, vì tuyết rơi nhiều, vì sự cố kỹ thuật, vì trăm nghìn nguyên nhân khác. Biết vậy nhưng lần khác vẫn đói, vẫn không còn tiền để ăn - tham quá. Người kinh doanh luôn dùng tối đa số tiền, huy động tối đa tài chính để kiếm tiền, để xoay vòng. Để giàu nhanh. Để thật nhanh.
Người có tiền, sở hữu nhiều tiền nhưng phải chịu rét cắt da cắt thịt. Phải chịu cái nóng như thiêu như đốt. Phải chịu muỗi cắn, ong châm. Phải “ngấm” mồ hôi đầm đìa như tắm. Người có nhiều tiền nhưng nhiều khi cũng chẳng được hưởng thụ, được sướng, được làm người giàu.
Mỗi đồng tiền kiếm ra là những giọt mồ hôi. Những giọt mồ hôi không chỉ thấm trên quần, trên áo, trên tóc, trên da mà ngấm vào từng đồng tiền. Mồ hôi ngấm vào khi ta nhận, khi ta đếm. Mỗi đồng tiền kiếm ra là chứa đựng những nơ ron thần kinh bị hao tổn, những suy nghĩ và tính toán, những phương án và biện pháp. Nhiều khi người doanh nhân có tâm trạng hơn cả ngồi trên đống lửa. Nhiều khi doanh nhân gần như điên khùng, nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua. Nhất là khi khủng hoảng.
Mỗi đồng tiền kiếm ra là những vất vả, gian nan, những cực nhọc khó tưởng tượng. Bao đêm không ngủ. Bao sáng thức giấc khi cả thế giới đang ngủ ngon. Bao nhiêu ngày không nhìn thấy ánh mặt trời. Bao đêm thức chỉ nghe thấy tiếng tíc tắc của đồng hồ.
Bao doanh nhân chúng ta ăn trưa chỉ là cái bánh mỳ kẹp, là bát phở nguội, là đĩa cơm bình dân. Ngồi ăn ngay tại bàn làm việc. Bao doanh nhân phải ngủ gục trên bàn. Nhiều doanh nhân, tôi biết, qua đêm tại cơ quan. Chuyện nửa đêm mò về nhà khi cả nhà đã ngủ say là chuyện thường. Cá biệt, có những trường hợp cha con cả tuần không gặp nhau: cha về thì con đã ngủ. Con đi học sáng thì cha chưa tỉnh giấc.
Tôi viết bài này trong lúc đang triển khai chương trình “15 phút tư duy” giai đoạn 2 tại các trường đại học trên cả nước. Tôi muốn các em sinh viên thay đổi tư duy. Cần có tư duy đúng trong mọi phương diện, trên mọi lĩnh vực. Tư duy làm giàu. Tư duy thành công. Tư duy quản lý mới. Tư duy học và hành. Tư duy khởi nghiệp. Tư duy đọc sách siêu tốc…. Các trường đại học tại HN và TP HCM đã tổ chức và tôi đến để mong muốn giúp các em thay đổi tư duy. Ngay sáng nay là chương trình tư duy sáng tạo tại Đại học FPT TP HCM.
Từ hàng chục chương trình này, với hàng nghìn bạn sinh viên tham gia tôi nhận thấy rằng, các bạn trẻ ngày nay khát khao làm giàu. Quyết tâm làm giàu của thế hệ trẻ thật là mạnh mẽ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các em sẽ thành công. Trong quá trình giảng dạy, thuyết giảng hay trao đổi, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam chúng ta nắm kiến thức kinh doanh cơ bản khá tốt. Các em rất thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên, các em đang thiếu thực tế thương trường, ít va chạm. Các em chưa thật sự có những người “thầy” có kinh nghiệm và trải nghiệm. Hơn nữa có lẽ các em chưa có tư duy làm giàu thật sự đúng, khát khao làm giàu chân chính chưa thật sự mạnh. Tôi muốn các em học được nhiều hơn nữa từ những người đi trước: từ thành công và thất bại. Để các em rút ngắn thời gian, giảm bớt vấp ngã và trở nên giàu có nhanh hơn và bền vững. Tôi muốn các em hiểu rằng làm giàu không dễ nhưng hoàn toàn có thể. Muốn giàu có phải có tư duy của một người giàu. Muốn trở thành triệu phú phải có tư duy của triệu phú.
Làm giàu không dễ. Tuy nhiên làm giàu cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cần phải làm giàu để giúp mình, giúp gia đình mình, giúp quê hương mình và giúp đất nước mình. Đất nước Việt Nam chúng ta sẽ trở nên giàu có khi có rất nhiều, rất nhiều doanh nhân, rất nhiều, rất nhiều người giàu.
Lên kế hoạch làm chủ túi tiền
Việc lên kế hoạch thu chi ngay từ đầu năm không những giúp bạn quản lý chi tiêu, làm chủ túi tiền mà còn định hướng được từng giai đoạn công việc cần phải làm. Lên kế hoạch thu - chi ngay từ đầu năm sẽ giúp bạn làm chủ túi tiền.
Liệt kê tài sản
Theo chuyên gia Nguyễn Thùy Dương (Tổng đài tư vấn 1088), để lên kế hoạch tài chính đầu năm một cách khoa học, việc đầu tiên là phải tổng kết tài sản hiện có. Liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư (như chứng khoán, bất động sản…), tiền lương và tất cả các nguồn thu nhập khác của bạn như hoa hồng, thưởng… Sau đó là đến các khoản nợ mà bạn đang mang.
Việc thống kê tài chính cá nhân rất quan trọng bởi sẽ giúp bạn biết mình đang có những gì. Ảnh: internet
Việc thống kê tài chính cá nhân rất quan trọng bởi sẽ giúp bạn biết mình đang có những gì. Nếu tài sản thực có nhiều hơn số tiền nợ thì không có gì khiến bạn phải lo nghĩ. Còn nếu số tiền thực có ít hơn khoản nợ thì cũng có thể yên tâm vì ít nhất bây giờ bạn đã biết được mình đang ở đâu và phải làm gì. Biết mình nợ bao nhiêu sẽ giúp cho bản thân xác lập được một đường hướng hành động cho năm mới.
Sau khi thống kê tài chính cá nhân để biết được số tiền thực có của mình thì việc cần làm tiếp theo là lập danh sách những việc chi tiêu trong năm. Đó là các khoản chi cố định và các khoản chi phát sinh. Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: Tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà, tiền ăn, học phí, quần áo, thuốc men. Các chi phí phát sinh như: Đi du lịch, mua xe, đổi điện thoại…
Dựa vào bảng thống kê tài chính cá nhân và danh sách chi tiêu trong dự định, bạn sẽ cân đối được túi tiền của mình. Nếu tài sản cá nhân bị “âm” thì bạn có thể cắt giảm các mục chi không cần thiết. Lên kế hoạch từ đầu năm sẽ giúp cho mỗi người không bị rơi vào tình trạng chi tiêu một cách thụ động, đồng thời có thể giúp bạn lên kế hoạch tăng nguồn thu nhập từ các việc làm thêm.
Ghi chép thu - chi
Sau khi có kế hoạch tài chính năm cho bản thân thì bạn có quyền nghĩ đến việc làm giàu. Tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi tiêu và tăng thu nhập từ các nguồn làm thêm là cách làm giàu khá phổ biến.
Dân gian có câu “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”; “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”…Tiết kiệm không phải là hà tiện mà là chi tiêu một cách hợp lý, tránh tình trạng có được đồng nào xài đồng đó.
Việc cắt giảm chi tiêu luôn phải đi đôi với việc kiểm soát dòng tiền là tốt nhất. Ảnh: internet
Theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, Văn phòng tham vấn gia đình và trẻ em Vala, có khá nhiều người bị rơi vào tình trạng mặc dù lên kế hoạch tiết kiệm và cắt giảm các khoản chi tiêu nhưng cuối cùng không thực hiện được. Nguyên nhân là bởi họ đặt mục tiêu tiết kiệm quá cao hoặc không cụ thể nên chỉ thực hiện được một vài tháng đầu năm rồi nản. Một nguyên nhân khác nữa là do “bỏ quên” kế hoạch của mình, lười ghi chép các chi tiêu hàng ngày nên không quản lý và điều chỉnh được dòng tiền vào - ra.
Do vậy, để cắt giảm chi tiêu một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại và dần dần thay đổi theo hướng tốt hơn. Nên chia ra làm nhiều giai đoạn phấn đấu nhỏ. Mỗi giai đoạn cắt giảm khoảng 10% tổng chi phí lúc ban đầu. Sau khi đạt được, đặt mục tiêu tiếp theo khoảng 10% của mức chi tiêu mới. Dần dần như thế bạn đã có thể đạt được mức độ mình mong muốn.
Theo các chuyên gia về tài chính, việc cắt giảm chi tiêu luôn phải đi đôi vớai việc kiểm soát dòng tiền thì sẽ không làm xáo trộn cuộc sống gia đình. Theo kinh nghiệm của một số bà nội trợ, có một số mẹo nhỏ khi mua sắm sẽ giúp mỗi người tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong năm như mua hàng qua mạng: muachung.vn; cungmua.com; phagia.com… bán hàng với giá rẻ hơn bình thường. Mua hàng theo mô hình này chỉ phải bỏ ra 50-70% so với bình thường để được sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống như mong muốn.
Ngoài ra, việc theo dõi các chương trình khuyến mại của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm cũng là một cách tiết kiệm khá hiệu quả.
Ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh để làm giàu
Giấc mơ làm giàu của giới trẻ
Kế hoạch kinh doanh online làm giàu không khó
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn làm giàu
Bí quyết làm giàu của những tỷ phú
Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công
(st)