Cách nấu canh bí đỏ ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi
Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ
Làm thế nào để trẻ khỏe mạnh là điều các bậc cha mẹ luôn quan tâm, nhất là khi năm học mới vừa bắt đầu. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện giúp trẻ thành công trong học tập.
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ:
Đồ ăn cho trẻ cần phải cân bằng.
Cha mẹ cần phải biết kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa protit, chất béo, carbohydrat, các loại axit amin, vitamin, một số axit béo, khoáng chất và vi chất. Những thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Sự kết hợp giữ protit, mỡ và carbohydrates cần tuân theo tỷ lện 1:1:4.
Đồ ăn cho trẻ cần phải tối ưu
Khi xây dựng chế đô ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.
Trị số calo cần cho trẻ như sau:
- Trẻ từ 7 - 10 tuổi: cần 2.400 calo/ngày
- Trẻ từ 14 - 17 tuổi: 2.600 - 3.000 calo/ngày
- Nếu trẻ hoạt động thể thao, trẻ cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300 - 500 calo.
Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Protit: Cá và sữa là hai thực phẩm giàu protit tốt nhất cho cơ thể trẻ. Xếp ở vị trí thứ hai là protit từ thịt, vị trí thứ 3 là các loại protit có xuất xứ từ thực vật.
Mỗi ngày, trẻ cần phải tiếp nhận 75 - 90g protit. Đối với những protit có xuất xứ từ động vật 40 - 45g.
Trong khẩu phần cùa trẻ ở lứa tuổi đến trường nhất thiết phải có một số loại thực phẩm sau: sữa hoặc sữa chua, cá, thịt, trứng.
Chất béo: Các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các chất béo có trong thịt, sữa và cá. Chất béo động vật hập thụ khó hơn các chất béo thực vật và không chứa các loại axit béo và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 80 - 90g 1 ngày, chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Trong khẩu phần hàng ngày của bé cũng cần phải có : dầu ooliu, dầu thực vật và thịt lợn.
Carbohydrat: Carbohydrat cần để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
Các carbohydrat phức tạp rất có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn của trẻ cần phải có 300 - 400g carbohydrat, trong đó lượng carbohydrat đơn giản chỉ cần dưới 100g.
Các thực phẩm cần thiết có chứa carbohydrat là: bánh mỳ, khoai tây, mật ong, hoa quả khô, đường
Vitamin và khoáng chất: Các thực phẩm có vitamin và khoáng chất cơ bản cần phải có trong khẩu phần ăn của trẻ để hình thành các chức năng
- Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt đỏ, hành, rau bina, rau xanh.
- Thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, khoai tây, rau mùi, rau thìa là, cam, quýt, quả phúc bồn tử.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E: gan, trứng, gạo.
- Thực phẩm giàu vitamin B: sữa, váng sữa, gan, thịt, trứng, bắp cải, táo, cà chua, các loại cây họ đậu.
- Các loại muốn khoáng và vi chất: muối i ốt, sắt, flo, coban, đồng….
Lưu ý: Không nên ép trẻ ăn quá no. Cơ thể trẻ tự biết xác định lượng thức ăn và calo cần thiết.
Làm thế nào để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bố Mẹ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ như thế nào?
1. Tầm quan trọng của suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.
Nǎm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tǎng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người.
2. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi.
3. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?
Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển:
Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ.
Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.
Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Những đứa trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng?
Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật.
Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa.
Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500g), trẻ để sinh đôi, sinh ba.
Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận.
Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp ...
5. Cần làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình?
Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện công tác chǎm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung cụ thể sau đây:
Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.
Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.
Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ
Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, bố mẹ cần phải có sự hiểu biết, chủ động và quan tâm đến chế độ ăn uống của con mình.
Trẻ em suy dinh dưỡng, đông y gọi là “cam chúng” hay “cam tích”, thường gặp ở trẻ em khoảng 3 tuổi.
Nguyên nhân
Trẻ lên 3 bị suy dinh dưỡng thường do hai nguyên nhân sau:
- Một là: Do cách nuôi dưỡng, gây nên việc cung cấp các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thiếu hụt, nhất là các chất proteine, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ.
- Hai là: Do nhân tố bệnh tật, các loại bệnh tật ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa của trẻ, rồi từ đó dẫn đến việc hấp thu thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng gặp trở ngại.
Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng?
Biểu hiện chủ yếu của việc suy dinh dưỡng là trẻ ngày một gầy gò ốm yếu, tóc thưa, bụng ỏng, còi cọc không lớn được, sút cân, cơ nhão, lớp mỡ dưới da mỏng dần rồi biến mất, tinh thần khô héo, sức miễn dịch giảm sút, thường kèm theo thiếu máu do thiếu dinh dưỡng; thiếu nhiều loại vitamin, thậm chí biến chứng lây nhiễm nhiều bệnh tật khác nữa.
Phòng trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ
Điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ
Phương pháp đầu tiên là cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ, lấy việc bổ sung các chất dinh dưỡng làm chính. Khi cho trẻ ăn uống, phải tìm mọi cách kích thích sự ăn uống; làm cho trẻ ăn ngon miệng; cần nắm chắc nguyên tắc là trước loãng sau đặc, trước ít một và sau đó tăng dần; trước tập trung vào một đôi món, sau tăng dần các món; thức ăn cần chú ý dễ tiêu hóa mà giàu dinh dưỡng và để tâm tới màu sắc, hương vị của từng loại thức ăn.
Nếu nhận thấy thể trọng của trẻ không tăng hoặc bị sút cân, lớp mỡ dưới da mỏng đi, da thịt bị nhão, sắc mặt xanh xao vàng vọt, cần phải quan tâm theo dõi ngay, phân tích tìm nguyên nhân, kịp thời kiểm tra chữa trị.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, cần căn cứ vào khả năng tiêu hóa của trẻ, thận trọng điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ. Những loại thức ăn mới tăng thêm, đòi hỏi cần đơn giản, số lượng thức ăn cứ theo tình trạng tiêu hóa của dạ dày. Nếu trẻ ăn uống đã thấy ngon miệng, đại tiện bình thường, có thể tăng dần số lượng và chủng loại thức ăn trong phạm vi có thể tiêu hóa hấp thu được.
Tiếp theo, bạn cũng có thể phối hợp với việc châm cứu hoặc xoa bóp, điều trị bằng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ nhi khoa.
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ
- Sữa mẹ là loại thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ, vì thế bạn hãy tận dụng bằng mọi cách để trẻ được bú mẹ.
Phương pháp nuôi dưỡng cần căn cứ theo độ tuổi mà định lượng thời gian cho bú. Nếu trẻ tiêu hóa tốt, sau 3 - 4 tháng đã có thể cho ăn thêm dần dần, hãy lựa chọn các loại thức ăn thích hợp với sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Ngoài ra, bạn phải nắm chắc nguyên lý lúc đầu cho ăn loãng, sau đặc dần; lúc đầu cho ăn chay, sau ăn sam; lúc đầu ăn một ít sau tăng dần...
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ cho đến khi bé được18 tháng hoặc 2 tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 1 tuổi, bạn cũng có thể cai sữa cho bé. Lúc này, bạn nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, giàu dinh dưỡng là thích hợp. Số lần cho ăn hằng ngày phải căn cứ theo độ tuổi và khả năng tiêu hóa hấp thụ để điều phối.
- Cần thường xuyên cho trẻ ra ngoài trời, lợi dụng điều kiện tự nhiên, thở hít không khí trong lành, thường xuyên tắm nắng cho trẻ để tăng cường thể chất.
- Thực hiện vệ sinh môi trường tốt, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện; đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến cân nặng của cn, ít khi chú ý đến chiều cao của trẻ, ngay cả khi sinh các nữ hộ sinh cũng chỉ cần trẻ mà ít khi đo chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Chiều dài của trẻ khi sinh cũng rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng dinh dưỡng sau này của trẻ.
Có 3 giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao:
- Giai đoạn bào thai: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng nhẹ cân thấp chiều cao thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.
- Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.
- Giai đoạn tuổi tiền dậy thì: 10 – 13 tuổi ở trẻ gái, 13 - 17 tuổi ở trẻ trai. Vì vậy, nếu trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.
Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 29,5% số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD thấp còi, với khoảng 154 triệu trẻ em. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ em bị thấp còi sau này trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDD thấp còi thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, lao động kém hơn so với người bình thường.
Theo mô hình chu trình dinh dưỡng - vòng đời do Tiểu ban dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc đưa ra tại Hội nghị dinh dưỡng về những thách thức cho thế kỷ XXI thì trẻ em thấp còi về sau trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Trẻ em gái bị SDD thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi và khi đẻ con thì nguy cơ SDD thấp còi cho con cao hơn.
Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi
- Trẻ sinh non.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
- Trẻ bị còi xương.
- Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.
Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.
- Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao.
Làm gì để giúp trẻ?
Chiều cao của trẻ do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có 3 yếu tố chính:
- Di truyền.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Luyện tập thể dục thể thao.
Như vậy, có 2 yếu tố có thể tác động và can thiệp được đó là chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.
Về chế độ dinh dưỡng:
- Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.
- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.
- Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.
- Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
2. Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng
Không lên cân hoặc giảm cân
Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.
3. Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.
Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.
4. Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng
Gạo, khoai tây.
Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
Dầu, mỡ.
Các loại rau xanh và quả chín.
5. Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III)
Cho nhiều bữa trong ngày.
Tăng dần calo.
Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ
Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.
Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.
6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng
Các loại Vitamin tổng hợp.
Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).
7. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.
8. Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II)
Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:
a. Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.
b. Trẻ từ 6 – 12 tháng:
Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).
c. Trẻ 13 -24 tháng:
6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
- Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay)
- Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
- Dầu: 10ml (2 thìa cà phê)
- Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)
12h: Sữa: 200ml
14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu
Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
d. Trẻ 25 – 36 tháng:
7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm...) + canh rau.
Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê. Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng cho bé khi đến trường
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, ngoài việc trang bị cho con những kỹ năng mềm như cách tự vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, xếp quần áo, đồ chơi..., các mẹ còn cần chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Bệnh lười đến trường của các nhóc mầm non thường được cha mẹ "chuẩn đoán" là do trẻ đã quen cách sống thoải mái ở nhà, ngại bị gò bó, khuôn phép. Ít ai biết con sợ đi học phần lớn là vì chưa biết xử lý các tình huống như bị bạn bắt nạt, giành đồ chơi, không biết sử dụng trang thiết bị ở lớp học khi không có cô giáo…
Vì vậy, để con hăng hái ngay từ đầu năm học, bên cạnh việc động viên, cha mẹ nên tích cực trang bị cho con khả năng xử lý vấn đề. Khi chứng kiến trẻ nỗ lực học cách giải quyết mà xoay sở mãi không xong với các tình huống đơn giản, mẹ nên đặt ngay dấu chấm hỏi cho chế độ dinh dưỡng hiện tại của con.
Rất nhiều bà mẹ mắc sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng cho con khi trẻ quay lại trường. Lo bữa ăn ở trường không cung cấp đủ dưỡng chất, mẹ cố gắng "trang bị" cho con khá nhiều thức ăn kèm theo khi đi học. Điều này là không cần thiết bởi các bữa ăn ở trường thường đủ cho sự phát triển thể chất của bé, các mẹ chỉ nên tăng cường dưỡng chất tốt cho não bộ của con.
Trẻ mẫu giáo thường hay bắt chước người lớn, vì vậy khi về nhà, bạn nên cho con ăn cùng với mình càng nhiều càng tốt để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đây cũng là thời gian tốt để dạy cho con kỹ năng lựa chọn thực phẩm và chuẩn bị bữa tối.
Đây cũng là giai đoạn trẻ trưởng thành hơn, biết chú ý những gì bạn bè đang ăn và ăn thức ăn ở bên ngoài. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em ở giai đoạn này thường nạp vào nhiều lượng chất béo bão hòa, đường từ thức ăn, nước ngọt. Điều quan trọng là bạn cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cho trí não như omega 3 và 6.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với ở trẻ sơ sinh song trẻ em độ tuổi tiểu học vẫn có nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, tất cả các bữa ăn vẫn phải giàu chất dinh dưỡng và năng lượng. Sự lựa chọn thực phẩm cho trẻ em giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thói quen ăn uống sau này của bé. Ở khía cạnh dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ không chỉ bổ mà phải ngon do nhu cầu ẩm thực của trẻ đã định hình rõ ràng, đòi hỏi cách chế biến của mẹ cũng phải cầu kỳ và chăm chút hơn.
Việc lập ra kế hoạch ăn uống cho trẻ là rất quan trọng, con của bạn cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm chính. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ ở độ tuổi đến trường thường không được cung cấp đủ là các vitamin E (có nhiều trong các loại hạt, hạt giống và các loại dầu thực vật), can-xi (các sản phẩm từ sữa), ma-giê (các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu), ka-li (sữa, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt) và chất xơ (đậu, ngũ cốc, trái cây và rau quả). Vì vậy, bạn cần chú ý cho con ăn những loại thực phẩm giàu những dưỡng chất này.
Một điều đang lưu ý là trẻ ăn tối cùng với gia đình thường xuyên có chế độ ăn tốt hơn và trọng lượng thấp hơn so với những trẻ khác. Bạn nên cho trẻ ăn trái cây và rau củ trong mỗi bữa ăn tối cùng với gia đình. Đa số trẻ em và người lớn không tiêu thụ đủ DHA và EPA (là acid béo thiết yếu để chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng), thuộc omega 3 và 6 từ các nguồn cá. Nếu bạn và con bạn không ăn cá một vài lần mỗi tuần thì nên tìm loại thực phẩm bổ sung khác. Uống sữa Cô gái Hà Lan School Smart có bổ sung đủ omega 3 và 6 cũng là một trong những giải pháp phù hợp.
Tìm hiểu về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Suy dinh dưỡng ở trẻ
Thai nhi bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất
Dinh dưỡng cho bé mới ốm dậy thế nào là hợp lý
(st)