Sau sinh nhiều chị em sau khi sinh con rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi khắc phục thiếu máu sau khi sinh hết sức quan trọng vì thế chị em nên chú ý để có một sức khỏe tốt sau khi sinh em bé. Dưới đây là một số cách khắc phục và chế độ ăn uống bổ sung sắt cho chị em tham khảo!
Thiếu máu là hiện tượng máu bị loãng, lượng hồng cầu trong máu giảm và kèm theo sắc tố cũng giảm.
Triệu chứng của bệnh thiếu máu
là da xanh, khi đứng lên ngồi xuống hay bị chóng mặt, mệt mỏi, huyết áp
thấp, bị ù tai, say tàu xe, đầu nặng và đau. Sở dĩ có triệu chứng này là
do sắc tố máu giảm, khả năng vận chuyển ôxy của máu bị giảm, dẫn đến
các cơ quan trong cơ thể bị thiếu ôxy nên mỏi mệt, chóng mặt, chán ăn...
Trong quá trình chạy nhảy, leo trèo... tình trạng thiếu máu biểu hiện rõ nhất là nhịp tim và hơi thở tăng nhanh.
Muốn biết cơ thể thiếu máu hay không bạn nên kiểm tra lượng hồng cầu và sắc tố máu.
Nguyên nhân:
- Lượng hồng cầu giảm thấp sau khi sinh là do thiếu sắt, dẫn đến
thiếu máu. Thiếu vitamin B12 và acid folic cũng gây nên tình trạng thiếu
máu nghiêm trọng.
- Khả năng tạo máu của tuỷ xương giảm, khiến cho việc tái tạo máu không đủ, dẫn đến thiếu máu.
- Lượng hồng cầu bị phá huỷ, gây thiếu máu.
- Mất máu do vết thương, do phẫu thuật hoặc bị chảy máu dạ dày... đều dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra, một số phụ nữ bị thiếu máu mãn tính do kỳ kinh nguyệt kéo
dài và lượng máu ra quá nhiều. Phụ nữ mang thai do lượng máu phải cung
cấp nuôi dưỡng bào thai nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu. Đây
là tình trạng nhiều thai phụ thường gặp.
Biện pháp khắc phục
Với những trường hợp bị thiếu máu sau sinh cần thực hiện những biện pháp sau:
- Truyền máu: Trường hợp mất máu quá nhiều sau sinh cần phải truyền máu kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung thuốc và sử dụng những thực phẩm có tác dụng bổ máu: Để
tăng cường cho cơ thể hấp thụ chất sắt, hàng ngày thai phụ cần ăn đủ các
loại thực phẩm giàu chất sắt, các loại rau xanh, hoa quả chứa vitamin C
và uống viên sắt để bổ sung thiếu máu.
Trong thời gian sử dụng viên sắt bạn không được uống nước chè đặc và
cà phê bởi những chất kích thích này sẽ gây cản trở cơ thể hấp thu
thuốc. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu protein, vitamin và chất khoáng
kéo dài cũng dẫn đến thiếu máu, hoặc những người có thói quen ăn uống
một vài loại thực phẩm lặp đi lặp lại cũng dễ bị thiếu máu.
Điều lưu ý là sản phụ sau sinh nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đủ
chất, không quá lo lắng, suy nghĩ và chú ý phòng ngừa hiện tượng chóng
mặt do huyết áp thấp. Khi có hiện tượng chóng mặt, phải từ từ ngồi xuống
để đề phòng bị ngã.
Nếu xuất hiện những biểu hiện thiếu máu như đã nêu trên cần đến bác
sĩ khám và có chế độ ăn uống, bồi dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, cần giảm
các áp lực tinh thần, tạo ra môi trường sống thoải mái, đặc biệt coi
trọng việc bổ sung bằng nguồn thực phẩm.
Sau khi sinh phụ nữ thường bị thiếu máu.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? hay ăn gì trong gian đoạn
này để bổ sung máu? chị em tham khảo tại đây nhé!
Cảm giác luôn mệt mỏi là dấu hiệu điển hình nhất ở người mẹ bị thiếu máu sau sinh.
Tuy
nhiên, bạn có thể bị nhầm lẫn giữa mệt do thiếu máu và mệt do chăm con
mọn. Phần lớn phụ nữ khi làm mẹ đều cảm thấy rất mệt. Vì thế, hãy thử
kiểm tra những dấu hiệu khác của thiếu máu như thở dốc, nhịp tim bất
thường.
Hoặc những triệu chứng do bạn ăn không
đủ sắt như: thèm bất thường một đồ ăn nào đó như rau và đá lạnh; thay
đổi khẩu vị ăn uống; đau lưỡi, đau đầu; ngứa ngáy…
Nếu thiếu máu, người mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh, bị ho và cảm.
Ảnh minh họa
Bổ sung sắt
Cơ
thể cần sắt để sản xuất chất gọi là haemoglobin (có chức năng dự trữ và
vận chuyển oxy vào hồng cầu). Ăn những thực phẩm giàu sắt giúp cơ thể
thực hiện tốt vai trò này. Có 2 nguồn thực phẩm giàu sắt dành cho người
mẹ:
- Thịt đỏ, cá, nhìn chung là gia cầm có chứa một hình thức của sắt gọi là haem sắt (dạng sắt cơ thể dễ hấp thu).
- Thức
ăn như đậu đỗ, hoa quả sấy khô, rau có lá màu xanh chứa dạng sắt phi
haem sắt (non-haem). Đây là dạng sắt cơ thể khó hấp thu hơn.
Vitamin
C giúp cơ thể hấp thu sắt dạng non-haem hàng ngày. Vì thế, bạn nên uống
nước cam hoặc sử dụng đồ ăn nhiều vitamin C như rau xanh, nhất là súp
lơ xanh, quả kiwi…
Nhiều người tin là rau cải chân vịt nhiều sắt
nhưng không phải thế. Rau chân vịt có một chất gọi là oxalate, khiến cơ
thể khó khăn trong việc hấp thu sắt hơn. Ngoài ra, cũng không được uống
trà hay café cùng bữa cơm vì nó khiến cơ thể không thể hấp thu được
lượng sắt có trong thức ăn. Viên uống chống axit (giảm chứng ợ nóng)
cũng cản trở hấp thu sắt như thế.
Nếu bạn đang cho con bú mẹ thì
có rất nhiều vitamin tổng hợp dành cho người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
chứa sắt. Nhưng bạn cần thận trọng, không nên tự ý bổ sung vitamin.
Hãy nghỉ ngơi đủ trong ngày (nhất là những lúc em bé của bạn ngủ).
Thiếu
sắt có thể ảnh hưởng đến tâm trạng người mẹ, khiến việc chăm sóc con
không hiệu quả. Thiếu sắt thậm chí còn thúc đẩy chứng trầm cảm ở người
mẹ sau sinh.
Nói như vậy, bạn cũng không nên quá
lo lắng về thiếu sắt. Bạn có thể đi xét nghiệm máu theo định kỳ sau khi
sinh con, bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt.
(ST)