Cách khắc phục nói lắp khỏi hẳn cho bạn tự tin hơn
Cách khắc phục bàn phím bị liệt sử dụng lại bình thường
Triệu chứng khi bị nóng gan và cách khắc phục
Khắc phục tình trạng đa ối (dư ối) cho mẹ bầu yên tâm mọi lúc.Đa ối là hiện tượng thai nhi nằm trong bọc ối với lượng nước khoảng 500 - 1.500 ml. Nếu quá 2.000 ml thì được chẩn đoán là đa ối (dư ối).
Nước ối thực chất là dung dịch bao gồm nước tiểu, dịch tiết từ phổi thai nhi, dịch tiết từ hệ thống tuần hoàn của mẹ, từ nội sản mạc và dịch được khuếch tán qua dây rốn. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nó có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức do cơ tử cung, bảo vệ thai nhi tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài.
Khi thai nhi được 16 - 32 tuần tuổi, lượng nước ối đạt từ 250 - 600ml.Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ, rồi tăng lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi, lúc này nước ối có thể đạt mức cao nhất (1000ml) sau đó, nó giảm dần còn khoảng 600 - 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Nếu lượng ối tăng đột biến sẽ gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé
Giữ tinh thần thoải mái, khám thai định kỳ để loại bỏ các biến chứng thai kỳ. Ảnh: Inmagine.
Dấu hiệu và các hình thái đa ối
- Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
- Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, giãn tĩnh mạch có khi dẫn đến mắc bệnh trĩ.
Đa ối cấp: Thường xảy ra vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bụng mẹ lớn lên rất nhanh, khó vận đông, cử động khó khăn và nhanh chóng lâm vào tình trạng khó ở. Biểu hiện là bụng căng cứng và đau, tức thở. Thông thường bác sĩ sản khoa sẽ phải xử trí bằng cách chọc ối và cho mẹ đẻ non.
Đa ối mạn: Lượng ối tăng lên từ từ trong những tháng cuối thai kỳ. Vì diễn biến chậm nên tuy bụng thai phụ có to và căng hơn bình thường nhưng họ vẫn chịu đựng được. Thai nhi do bị ối chèn ép nên dễ dị dạng hoặc mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng. Trọng lượng của trẻ sơ sinh có mẹ bị đa ối mạn thường nhẹ hơn các trẻ khác.
Bà mẹ bị đa ối sau khi sinh dễ bị băng huyết do tử cung căng giãn quá mức, sau đẻ không co lại như bình thường được nữa.
Đa ối thường gặp ở thai non tháng, đa thai, bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh.
Biến chứng với mẹ và bé: Đa ối khiến mẹ bị vỡ ối sớm dẫn đến sinh non, túi ối căng có thể khiến ngôi thai bị đảo lộn bất thường, ngoài ra đa ối cũng gây nên hiện tượng đờ tử cung và mẹ bị băng huyết sau sinh. Đối với bé, đa phần sẽ nhẹ cân hơn, dễ mắc các dị tật nội tạng
Đa ối là một biến chứng thai kỳ khá nguy hiểm vì thế thai phụ cần kiểm tra định kỳ đều đặn. Ảnh: Inmgine.
Nguyên nhân gây đa ối
- Thai phụ mắc bệnh tiểu đường: Đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3.
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
- Bất thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị…
- Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: Thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Cách xử trí
- Đa ối dẫn đến những nguy cơ cho thai nhi như sa dây rốn khi chuyển dạ, tử vong hay bệnh tật sau đẻ non. Đối với bà mẹ đa ối cấp có thể gây chuyển dạ sanh non, khó thở; đa ối mạn gây băng huyết hậu sản và nhau bong non. Bác sĩ chuyên khoa có thể kéo dài tình trạng này bằng cách dẫn lưu ối để cứu cả mẹ lẫn con.
- Khoảng 1% bà bầu có khả năng đối mặt với tình trạng thừa nước ối. Khi ấy, thai phụ xuất hiện những dấu hiệu khó chịu như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái). Nếu có dấu hiệu trên, bạn nên đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem bạn có bị thừa nước ối hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, đo độ sâu của các khoang trong tử cung. Chỉ số AFI (chỉ số lượng nước ối) từ 5-24cm được xem là an toàn.
Đối phó với dư ối khi mang bầu
Khi thấy bụng mình lớn nhanh, da bụng căng bóng, khó chịu, thở mệt, có thể bạn mắc phải chứng dư ối trong thai kỳ.
Thường xảy ra ở tuần thứ 30
Thông thường, lượng ối của thai nhi liên tục tăng và ở tuần thứ 38, lượng ối chuẩn vào khoảng 1 lít. Thai nhi sẽ nuốt nước ối thải qua cơ thể giống như cơ chế đi tiểu. Đây là cách em bé kiểm soát lượng nước ối quanh mình.
Nhưng khi em bé không nuốt nước ối, lượng ối xung quanh có thể tăng nhanh chóng. Và khi lượng ối vượt qua mức 2 lít được gọi là dư ối (hay đa ối). Với những trường hợp dư ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường.
Dư ối khi mang bầu thường xảy ra tuần 30 của thai kỳ, tuy nhiên có trường hợp thai 20 tuần đã xuất hiện đa ối. Dư ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.
Khi đi kiểm tra, bác sĩ sẽ khó nghe nhịp tim thai. Siêu âm có thể khẳng định chính xác trạng thái dư ối qua việc đo ối ở 4 điểm quanh em bé để tính chỉ số ối (AFI). Chỉ số thường khi nằm ở khoảng 10 – 25cm trong giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Vì thế nếu AFI vượt ngưỡng 25cm nghĩa là bạn mắc dư ối. Chỉ số AFI càng cao, tình trạng dư ối càng nghiêm trọng. Không chỉ gây sinh non, dư ối còn khiến sản phụ đối mặt với việc mổ bắt con, băng huyết nguy hiểm.
Xử lý rút ối
Trong khoảng 2/3 trường hợp dư ối không tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân ở mẹ có thể do mẹ mắc tiểu đường, mang bầu sinh đôi cùng trứng và hai em bé mắc hội chứng dẫn truyền. Sự bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng down hay nếu nhiễm trùng các loại khuẩn lậu, giang mai, thai phụ cũng có thể dẫn đến hiện tượng dư ối.
Khi thấy bụng mình lớn nhanh, da bụng căng bóng, khó chịu, thở mệt, có thể bạn mắc phải chứng dư ối trong thai kỳ (Ảnh minh họa)
Cũng có khi dư ối do một biến chứng nào đó ở em bé đã ngăn cản ối đi qua thực quản khiến bé không thể nuốt nước ối. Trong trường hợp nghiêm trọng, sản phụ cần can thiệp để rút bớt nước ối nhằm giảm nguy cơ sinh con hoặc nhau thai rời khỏi thành tử cung.
Quá trình rút ối tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây chuyển dạ. Khi rút ối, lượng nước ối cũ được lấp đầy nên mẹ phải tiếp tục rút ối để cân bằng lượng nước ối bình thường. Với những trường hợp nhẹ và không tìm ra nguyên nhân gây đa ối, tình trạng đa ối có thể sẽ tự trở nên tốt hơn theo tiến trình thai kỳ.
Nếu trục trặc về ối được xác định từ bé như hội chứng dẫn truyền ở bé sinh đôi chẳng hạn, bạn sẽ được kê thuốc làm giảm lượng nước tiểu mà em bé thải ra. Trong điều kiện bé có bất thường cần phẫu thuật, mẹ sẽ được chỉ định sinh sớm để bảo toàn tính mạng cho trẻ tối đa.
Cách đối phó
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Ăn một lượng nhỏ thường xuyên
- Không nằm xuống sau bữa ăn
- Không ăn trước khi ngủ
- Ngủ kê cao gối
- Tránh thực thẩm và đồ uống như chất béo, cà phê, rượu
Những điều mẹ bầu cần biết về tình trạng nước ối
Tai biến thai sản do nước ối được coi là tai biến nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên cảnh giác với tình trạng nước ối của mình.
Em bé phát triển trong bụng mẹ được bao quanh bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít hay quá nhiều, một trạng thái như vậy được gọi là thiểu ối và đa ối. Cho dù là thiểu ối hay đa ối thì đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Trong khi thiểu ối dễ khiến trẻ bị ngạt thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
1. Đa ối
Quá nhiều nước ối được gọi là đa ối, nó thường nói về những bất thường trong sự phát triển của đứa trẻ. Thai phụ sẽ được chẩn đoán là đa ối nếu lượng nước ối đo được khi siêu âm lớn hơn 2 lít.
Biểu hiện: Nếu bị nhiều nước ối, thai phụ có thể thấy bụng to lên nhanh, bụng căng khó chịu.
Nguyên nhân của đa ối:
Do thai nhi:
- Đa thai
- Thai bất thường
- Bệnh lý nhau thai
- Thai nhi bị rối loạn tim bẩm sinh
- Thai nhi phát triển thần kinh không hoàn thiện dẫn đến sự “vắng mặt” của phản xạ nuốt
- Thai bị hội chứng bất động
Do thai phụ:
- Có bệnh lý mạch máu
- Tiểu đường
- Bị nhiễm trùng như rubella, giang mai, toxoplasmosis
- Hay vài lý do đặc biệt khác
Nguy cơ: Đa ối có thể gây nguy cơ cho thai nhi như thai bất thường, sa dây rốn khi vỡ ối hoặc lúc chuyển dạ, có thể tử vong. Còn với mẹ, thì đa ối cấp tính có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non, khó thở cấp. Nếu đa ối mãn tính có thể gây băng huyết sau sinh, nhau bong non...
Điều trị: Đa ối nên được theo dõi và điều trị, bởi vì nó có thể dẫn đến sinh non.
Để giảm nguy cơ sinh non, trong những tuần cuối của thai kỳ, thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đi khám bác sĩ thường xuyên, theo dõi tình trạng của cổ tử cung và tình trạng của em bé.
Trong trường hợp đặc biệt khó khăn, các bác sỹ khuyên thai phụ nên đến bệnh viện để được giám sát y tế. Bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng thể để xác định bệnh di truyền cho em bé. Nếu nguyên nhân dẫn đến đa ối được xác định là do một bệnh di truyền thì người mẹ cần được giữ lại bệnh viện ngay lập tức để tiến hành điều trị cụ thể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc để giúp phục hồi lượng nước ối bình thường.