Sau khi quan hệ lần đầu bị ra máu - nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân béo mặt và cách ăn uống tập luyện giúp chị em luôn rạng ngời
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng ở trẻ em
Nguyên nhân của bệnh nấm móng tay, chân và cách điều trị hiệu quả
Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung. Nước ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai và thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Bình thường nước ối sẽ dao động trong khoảng 300-800ml, khi lượng nước này vượt trên 2000ml sẽ được gọi là đa ối. Tình trạng xảy ra vào khoảng 0,2-1,6% trường hợp mang thai. Đa ối rất khó phát hiện, nhất là đối với những trường hợp nhẹ.
Đa ối gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân gây nên tình trạng dư thừa nước ối rất khó xác định. Nó có thể xuất phát từ phía mẹ bầu, cũng có thể là từ thai nhi hoặc nhau thai.
– Mẹ mắc chứng tiểu đường: Tình trạng đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc chứng tiểu đường, nhất là trong quý III.
– Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
– Mẹ mang song thai hoặc đa thai: Tình trạng đa ối có thể xảy ra do sự trao đổi chất giữa hai bào thai không được cân bằng (một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai kia có nhiều nước ối hơn).
– Mẹ mắc loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).
– Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối – đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị, Bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá).
– Thai nhi bị bất thường hệ thống thần kinh trung ương (như vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh).
– U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
– Các bệnh lý gây viêm nội mạc tử cung hay thương tổn bánh nhau (trong trường hợp mẹ bị giang mai) dễ dẫn đến hiện tượng đa ối.
– Phù thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối. Trường hợp điển hình có tình trạng phù nhau thai.
– Thiếu máu ở bào thai.
– Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé…
Trên lâm sàng có thể thấy 2 trường hợp đa ối cấp và đa ối mãn, tuy vậy, đa ối cấp thường rất ít khi xảy ra. Mẹ bị đa ối sẽ có những dấu hiệu như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu… Đa ối cũng có thể phát hiện được bằng siêu âm.
Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ thường xuyên nếu bị đa ối.
Nếu bị đa ối, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được theo dõi cụ thể và lên lịch điều trị. Mẹ có thể được chọc ối để lấy ra bớt lượng chất lỏng dư thừa. Biện pháp này có thể giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng về hô hấp, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Một phương pháp điều trị khác là dùng thuốc làm giảm sản xuất ối. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định sau 32 tuần thai vì nó có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn.
Trong một số trường hợp có dấu hiệu sinh non, mẹ bầu có thể sẽ phải nhập viện trước kỳ hạn hoặc được chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn.
Điều quan trọng nhất khi mẹ bị đa ối là nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và đi khám sức khỏe đều đặn.