Khắc phục tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai

Khắc phục tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai . Đau đầu là chứng bệnh khá phổ biến khi mang thai gây khó chịu và mệt mỏi cho chị em phụ nữ.

Chứng bệnh đau đầu phổ biến nhất khi bạn mới mang thai do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Nhiều người còn mắc chứng bệnh này suốt thai kỳ gây mệt mỏi và khó chịu. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau đầu là một hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng bệnh này là do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể khi mang bầu. Mệt mỏi, đói, khử nước, căng thẳng, thiếu dưỡng khí và ít luyện tập cũng tác động đến tần suất và cường độ của các cơn đau đầu. Nếu đang là người dùng nhiều đồ uống cafein mà cắt giảm đột ngột, bạn các biểu hiện cũng sẽ giống như đau đầu. 

Viêm xoang cũng dẫn tới đau đầu và thường tập trung ở phía xoang trán. Thỉnh thoảng, do áp lực của các dịch nhầy lên vùng quanh mắt, khả năng nhìn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng căng mắt, đau quanh vùng mắt cũng có thể dẫn tới đau đầu.

Dù vậy, tin tốt lành dành cho chị em là triệu chứng này chỉ diễn ra phổ biến ở ba tháng đầu thai kỳ và có xu hướng giảm dần trong những ngày tiếp theo của giai đoạn mang thai thứ 2.


Đau đầu là chứng bệnh khá phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)

Đối phó với chứng đau đầu thai kỳ

Dưới đây là những mách nước giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn do chứng đau đầu thai kỳ mang lại:

Nghỉ ngơi và thư giãn

Hãy dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi bằng tất cả sự nỗ lực có thể. Tức là xin nghỉ việc nếu thấy cần thiết hoặc thu xếp công việc theo hướng linh hoạt hơn. Cố gắng đi ngủ sớm mỗi tối và nhờ mọi người làm giúp việc nhà hay chăm sóc các bé lớn, đi nằm ngay khi có thể.

Sắp xếp thời gian để có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập, hít thở không khí trong lành và làm tất cả những việc cá nhân hằng ngày khác.

Chế độ ăn uống

Ăn thường xuyên để duy trì mức đường huyết. Hãy chia nhỏ bữa ăn nếu không thể ăn nhiều cùng một lúc. Chú ý chế độ ăn cân bằng cho dù tình trạng nghén ngẩm có thể gây khó khăn cho việc thực hiện. Luôn mang theo các loại snack như hoa quả khô trong túi để có thể “ứng cứu” trong mọi hoàn cảnh. 

Ăn thật nhiều loại thực phẩm và càng nhiều màu sắc càng tốt. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo sự cân bằng tất cả các dưỡng chất. 

Uống 8 cốc nước mỗi ngày và bỏ các loại đồ uống có cafein hay chất cồn một cách từ từ.

Tập thể dục

Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ, tập yoga) có thể hạn chế được chứng đau đầu khi bầu bí.

Ghi lại tất cả những nguyên nhân

Bạn nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại tất cả những thức ăn, đồ uống bạn sử dụng hàng ngày và ghi lại thời gian trong ngày bạn hay bị đau đầu. Việc này rất cần thiết để bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.


Massage nhẹ nhàng đôi chân cũng có thể giúp mẹ bầu giảm đau đầu. (ảnh minh họa)

Bấm huyệt chân

Trong các huyệt ở chân thì huyệt ở các ngón chân cái được xem là có liên quan trực tiếp với đầu vì vậy mát xa nhẹ nhàng ngón cái trong 1 - 2 phút cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy cơn đau đầu giảm đi trông thấy tuy nhiên không nên làm thường xuyên.

Chú ý đến tư thế ngồi, nằm

Hãy thử để ý tới điệu bộ của bạn, rất có thể nó là thủ phạm gây ra chứng đau đầu. Chẳng hạn như thế ngồi, vị trí màn hình, chỗ để chuột và bàn phím... khi làm việc. Ở nhà, những chiếc gối cao có thể là nguyên nhân khiến cổ bị vặn và gây đau. 

Nếu đệm của bạn đã dùng được hơn 7 năm rồi thì có cũng có thể ảnh hưởng tới lưng, mặc dù bạn không hề cảm thấy đau lưng vì nó đã được chuyển lên đầu và cổ.

Massage

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, bạn hãy thử dùng phương pháp massage với một nhân viên chuyên môn. Rất có thể, bệnh tình bạn sẽ thuyên giảm hơn.

Dùng một liều nhẹ thuốc

Một liều nhẹ acetaminophen thường là an toàn cho thai phụ để giảm đau đầu nhưng bạn không nên sử dụng aspirin và ibuprofen. Dù vậy, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai.


Ngồi thiền giúp giảm các cơn đau khi mang bầu. Ảnh: graphics.iparenting.com.

Một số phụ nữ thường hay đau đầu nhưng từ khi có thai thì triệu chứng lại giảm đi, nhưng cũng có chị em bị đau đầu nặng hơn do có em bé. Sau đây là những cách phòng chống đơn giản do Hiệp hội thai sản Mỹ cung cấp.

- Ghi lại nhật ký những cơn đau để tìm nguyên nhân. Có thể tránh những tác nhân kích thích như chocolate, pho mát và cà phê.

- Nằm nghỉ với chiếc khăn lạnh đắp trên trán.

- Tắm nước mát.

- Tập thể dục nhẹ nhàng.

- Nằm nghỉ trong phòng mát, tối, yên lặng.

- Tập yoga hoặc thiền.

- Dùng một chiếc gạc hay khăm mềm, nhúng vào nước ấm để đắp lên mặt, mắt và thái dương. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm một chiếc khăn lạnh đắp ở phía sau cổ.

- Hãy nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng và nhắm mắt thư giãn.

- Thường xuyên áp dụng các bài tập luyện thư giãn như hít thở sâu, yoga cũng là những cách hiệu quả giúp bạn loại trừ chứng đau đầu.

- Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì mức ổn định của hàm lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia khuyên bạn nên ăn chia ra thành nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn các bữa chính.

- Ghi lại nhật ký những cơn đau để tìm nguyên nhân. Có thể tránh những tác nhân kích thích như chocolate, pho mát và cà phê.

- Ngủ đúng giờ để có được giấc ngủ sâu và ngon.

- Tắm nước mát.

- Mát xa không chỉ giúp cho bà bầu thư giãn, thoải mái, giúp máu lưu thông dễ dàng mà còn làm giảm sự căng cơ và nguy cơ bị đau đầu. Bạn hãy nhờ chồng hay người thân mát xa vùng vai, cổ và hai bên thái dương.

Lưu ý: Nếu hiện tượng đau đầu kéo dài mà không có chiều hướng thuyên giảm, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.



Có 5 lưu ý về bệnh đau đầu bạn nên biết khi đang mang thai.


1. Rất nhiều phụ nữ phải chịu những cơn đau đầu khó chịu khi mang thai, khoảng 70% trong số này phải

chịu đựng

chứng đau nửa đầu thường xuyên.

2. Những người lần đầu tiên mang thai thường ít mắc chứng bệnh này hơn.

3.Chứng đau đầu sẽ trở lên tồi tệ hơn khi bạn sinh đẻ hoặc chúng sẽ xuất hiện lại trong suốt cả tuần sau khi sinh bởi lượng hormon động dục nữ bị giảm xuống.

4. Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và dùng những thực phẩm bổ dưỡng như hoa quả, uống sữa giữa các bữa ăn.

5. Kẻ thù tiềm năng của bạn lúc này là cà phê, rượu bia, thuốc lá, đường hóa học... và thiếu ngủ.




Tham khảo thêm cách khắc phục những khó chịu khi bầu bí


Chứng phù, chuột rút, táo bón, đau lưng, rối loạn đường tiểu… là những khó chịu phụ nữ thường gặp trong
thai kỳ. Tất cả những khó chịu này đều có thể phòng ngừa và xử lý.

Chứng “ăn dơ”

Có không ít phụ nữ khi mang thai thường thích ăn những “thứ lạ” như đất sét, vôi vữa… Nguyên nhân có thể do thiếu sắt, hoặc thiếu vitamin nhóm B. Tuy nhiên,  có nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự liên quan giữa cảm giác thèm ăn với chất cơ thể cần.

Phòng ngừa và xử lý:

- Nên ăn sáng mỗi ngày: Bỏ bữa sáng sẽ dễ làm tăng cảm giác thèm ăn những “món lạ” phía trên.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Người thân nên củng cố tinh thần của mẹ bầu bằng cách giải thích, chia sẻ về sự không an toàn, mất vệ sinh của các “món ăn” đồng thời “đánh lạc hướng” bằng những thực phẩm khác.

Táo bón

Sự thay đổi hoóc môn trong quá trình mang thai có thể khiến hệ thống tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây ra táo bón. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như chế độ ăn ít chất xơ, hoạt động thể lực giảm, tâm lý…

Phòng ngừa và xử lý:

- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông (đi bộ, bơi lội…) nhất là vào mỗi sáng ngủ dậy: Hãy uống một ly nước đầy, ngồi thở thật sâu, dùng lòng bàn tay massage vùng bụng liên tục theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại (trong khoảng 15 phút) sẽ có tác dụng kích thích các nhu động ruột, giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.

- Nên ăn rau và các loại hoa quả, các thức ăn có chứa nhiều chất xơ.

- Uống nhiều nước, từ 8 - 10 ly nước hoặc sữa, nước trái cây nguyên chất (tối thiểu là 2 lít/ngày).

- Tập và tạo thói quen đi tiêu hàng ngày.

Bệnh trĩ

Mạch máu ở hậu môn trong và ngoài đều giãn ra, tử cung lớn đè vào các tĩnh mạch trĩ, táo bón và ít vận động… được xem là những nguyên nhân gây nên tình trạng này ở thai phụ.

Phòng ngừa và xử lý:

-  Phòng tránh táo bón

- Việc tập thể dục có thể giúp mở rộng vùng ruột - hít sâu, không được căng thẳng.

- Đi bộ nhiều.

- Tập đi đại tiện đều đặn

- Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài.

Rối loạn đường tiểu

Tiểu lắt nhắt do thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, tử cung lớn đè làm giảm thể tích bàng quang.

Phòng ngừa và xử lý:

- Nếu tiểu khó, tiểu có máu cần nghĩ ngay đến nhiễm trùng đường tiểu và đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng lúc.

- Tránh dùng những chất lợi tiểu nhẹ như cà phê, trà, rượu, bia.

- Uống nhiều nước trong ngày nhưng ngừng lại vài giờ trước khi đi ngủ.

Chuột rút

Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu, chủ yếu do thiếu canxi. Nguyên nhân được xác định là do giảm calcium huyết thanh hoặc tăng phospho huyết thanh.

Hướng xử lý:

- Nên chú ý chế độ ăn có đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, bánh quy có bổ sung canxi… để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 1.000 - 1.200mg canxi/ngày. Trong nhiều trường hợp, thai phụ cần được dùng các dược phẩm chứa canxi… nhưng cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Khi bị chuột rút nên cố gắng duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân, cơ sẽ duỗi ra.

- Nếu đang nằm thì gấp bàn chân hướng lên đầu và nâng chân cao lên từ từ sẽ hết.

- Đừng đứng, ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế.

- Tăng cường vận động thường xuyên cho đôi chân bằng phương pháp đi bộ.

- Mang giày gót thấp.

Phù bàn chân và mắt cá chân

Thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ, ít khi phù nặng. Tuy nhiên, nếu thấy phù toàn thân, cả mặt và tay là triệu chứng nặng của tiền sản giật cần được theo dõi.

Hướng xử lý:

- Nên ăn uống hợp lý và uống nhiều nước, không nên ăn mặn quá.

- Khi nằm nghỉ, hãy gác chân lên cao.

- Nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý thích hợp nếu thấy phù nhiều hoặc có cảm giác không an tâm.

Đau lưng

Thường do thai phụ căng thẳng và mệt mỏi quá mức, cơ thể thay đổi nội tiết tố, yếu cơ bụng, tử cung tăng trọng lượng làm cột sống chịu lực nhiều. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng nhanh đè lên cột sống cũng khiến lưng có xu hướng ưỡn nhiều hơn trước. Thêm vào đó, sự nhão dây chằng (giúp bé chui ra ngoài dễ dàng hơn) càng làm tăng cảm giác đau lưng.

Hướng xử lý:

- Nghỉ ngơi, dùng đai chịu lực để nâng bụng, chườm nóng và xoa bóp.

- Thay đổi vị trí, tư thế: Ngồi hay đứng lâu đều dẫn đến tình trạng đau lưng.

- Cần phải có tư thế nằm ngủ đúng và chỉ nên gối đầu cao vừa phải. Ngủ trên mặt phẳng cứng sẽ tốt cho thai phụ hơn là nằm ngủ trên nệm mềm.

- Hạn chế việc lên cân quá mức (chỉ nên tăng 9-12 kg).

- Tập thể dục để hông được cử động và giảm độ cong của xương sống, dành ít phút mỗi ngày tập các động tác thể dục vặn lưng đơn giản.

- Quỳ gối để lấy đồ vật chứ không cúi người…

- Tuyệt đối không mang giày dép cao gót.

- Nếu cảm thấy đau nhiều thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân, có thể phát hiện sớm một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau khớp vệ, đau khớp cùng chậu do giãn các dây chằng…

Huyết trắng

Là triệu chứng phụ nữ thường gặp nhất trong thai kỳ. Âm đạo của phụ nữ mang thai luôn ẩm ướt do niêm mạc nhiều mạch máu, phù nề, tiết dịch. Môi trường âm đạo thay đổi nên dễ bị nhiễm nấm cũng như những vi khuẩn khác. Trong thời gian mang thai, nội tiết nhiều nên cũng thường có lộ tuyến.

Huyết trắng có thể là chất nhầy loãng, trong, không có mùi hôi. Nếu có viêm, huyết trắng sẽ có màu hơi vàng, mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa rất khó chịu.

Hướng xử lý:

- Hạn chế sử dụng thuốc đặt âm đạo vì có thể gây chảy máu và chỉ có vài loại thuốc được chứng minh an toàn đối với thai nhi.

- Chỉ nên giữ gìn vệ sinh bằng cách rửa bên ngoài, lau khô. Lưu ý giữ gìn vệ sinh khi giao hợp.





Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu
Chóng mặt nhức đầu khi mang thai -
Đau bụng dưới khi mang thai -
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai




(st)