Khắc phục tình trạng huyết áp thấp để bảo vệ sức khỏe

Khắc phục tình trạng huyết áp thấp để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì ko biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.



Thế nào là huyết áp thấp?

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế...

Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.

Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.

- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.

- Suy giảm khả năng tình dục

- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.

Khắc phục huyết áp thấp như thế nào?

Theo số liệu thống kê, chưa có loại thuốc hiệu quả nào dành cho những người huyết áp thấp. Trên thực tế, trong y học hiện đại làm giảm huyết áp dễ hơn so với làm tăng huyết áp. Vậy cần phải làm gì khi huyết áp giảm xuống?

Trước hết, những người huyết áp thấp cần phải ngủ đẫy giấc, khoảng 9 – 11 tiếng/ngày. Những người thân nên biết điều này để tránh kìm hãm giấc ngủ của những người huyết áp thấp.

Ngoài ra, người huyết áp thấp phải biết thức dậy đúng cách. Vì khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày (gan, phổi, lá lách), xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu người huyết áp thấp dậy đột ngột, có thể bị ngất đi (bất tỉnh nhân sự).

Khi thức dậy, cần phải nằm thêm một lúc, tập một vài động tác thể dục đơn giản (vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi dậy, để chân trên giường, rồi mới từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.

Một số hình thức tập thể dục rất có lợi với những người huyết áp thấp, ví như đi bộ, bơi, các trò chơi thể thao (không vận động quá mạnh). Nhiều hiện tượng bệnh lý sẽ biến mất sau một thời gian luyện tập.

Bên cạnh đó, huyết áp có thể tăng lên sau khi uống cà phê. Vì thế, đối với những người huyết áp thấp 1 cốc cà phê và 1 – 2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát là một liệu pháp chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra một cốc trà xanh đặc cũng rất có lợi và đừng quên ăn 3 - 4 bữa trong một ngày, chọn thực phẩm giàu protit (đạm) như thịt nạc, cá, tôm...

Để khắc phục huyết áp thấp cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp, từ đó có những biện pháp áp dụng phù hợp.

1. Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.

2. Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).

- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga…

- Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, song một sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp tốt phải đảm bảo tốt các tiêu chí sau:

  • Không gây phản ứng phụ khi người bệnh dùng thường xuyên. Điều này chỉ có thể có được nếu sản phẩm được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên.

  • Có tác dụng làm ấm nóng cơ thể, không gây lạnh bụng, đi ngoài, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh nhân càng tụt huyết áp hơn. Vì vậy sản phẩm không nên bổ sung những vị thuốc có tính hàn.

Theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp là do: khí huyết hư, tỳ thận hư, nhưng phổ biến nhất là khí huyết lưỡng hư. Bởi vậy, để trị huyết áp thấp có hiệu quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết.

Tự khắc phục chứng hạ huyết áp tại nhà


Nếu bạn thấy các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, mờ mắt, đánh trống ngực và buồn nôn, thì phải tìm cách để tăng huyết áp lên để tránh nguy hiểm do hạ huyết áp gây ra.

Huyết áp thấp hay còn được gọi là tụt huyết áp là một tình trạng áp suất của máu bơm qua các động mạch thấp bất thường. Những người có chỉ số khoảng 90/60 hoặc ít hơn thường được coi là có huyết áp thấp.

Đối với nhiều người có huyết áp cao (tăng huyết áp), hạ huyết áp dường như là một mục tiêu để phấn đấu. Tuy nhiên, với một số đối tượng, đặc biệt là người già, người tàn tật, tình trạng này có thể không được xem như là một dấu hiệu của sức khỏe tốt, bởi vì nó có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, huyết áp thấp thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng kể trên. Nếu bạn bị huyết áp thấp, và bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu thì bệnh hạ huyết áp của bạn thường không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, mờ mắt, đánh trống ngực và buồn nôn, thì phải tìm cách để tăng huyết áp lên đến mức bình thường nhằm tránh những nguy hiểm mà chứng hạ huyết áp gây ra.

Uống nước muối

Khi hàm lượng nước và muối của cơ thể giảm, nó có thể dẫn đến huyết áp thấp. Để ngăn chặn điều này, hãy đảm bảo rằng bạn uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp làm tăng khối lượng máu trong cơ thể bạn, và khi lượng máu tăng lên trong động mạch, huyết áp cũng sẽ tăng theo. Bên cạnh đó, những người có bệnh huyết áp thấp thường được các bác sĩ khuyên nên tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, lượng muối này vẫn phải nằm trong giới hạn cho phép. Cũng không nên uống quá nhiều nước, chỉ nên uống vừa đủ.

Tránh uống rượu

Đối với bệnh nhân huyết áp thấp, rượu không bao giờ được hoan nghênh cả. Nếu bạn uống rượu, ngay sau đó cơ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng mất nước, khiến khối lượng máu giảm đi đồng thời làm huyết áp tụt xuống rõ rệt. Do đó, sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn uống rượu thường xuyên.

Ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên

Để giúp ngăn chặn hạ huyết áp sau khi ăn (thấp huyết áp sau bữa ăn), bạn nên ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày và nằm xuống một chút sau khi ăn, hoặc ngồi yên trong một thời gian cũng có thể giúp hạn chế bớt tình trạng này.

Củ cải đường

Nước ép nguyên củ cải đường là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng huyết áp thấp. Bạn nên uống một cốc nước ép củ cải đường hai lần một ngày để điều trị hạ huyết áp. Chỉ khoảng một tuần thôi, bạn sẽ thấy chứng hạ huyết áp đỡ hẳn.
 
Đứng lên chậm rãi

Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử một số động tác co duỗi đầu tiên để làm tăng nhịp tim và dòng chảy của máu đi khắp cơ thể của bạn.


Huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai


Trao đổi về vấn đề huyết áp thấp khi mang thai, bác sĩ Huỳnh Trong (Khoa Phụ sản – Bệnh viện An Sinh TP HCM) cho biết, huyết áp thấp làm cho cơ thể thai phụ mệt mỏi, chán ăn, mất nước… ảnh hưởng tới việc cung cấp dưỡng chất, dẫn tới tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

Sự thay đổi huyết áp khi mang thai

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự “thêm” này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.

Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.

Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.

Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyế áp tăng cao hơn bình thường.

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe phụ nữ mang thai?

Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.

Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp.

Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.

Điều trị

Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) điều trị bằng thuốc. Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của nó với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định truyền nước.

Ngăn ngừa

Những gợi ý sau sẽ giúp bạn phòng tránh được mối nguy với huyết áp thấp:

Với tư thế nằm, nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.

Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt. Nên dứng dậy một cách từ từ.

Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc.

Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày. Các nghiên cứu chứng minh, luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định.

Nên dự trữ đồ ăn vặt bên mình để tránh bị đói đến mức hạ đường huyết.



Món ăn chữa huyết áp thấp
Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu an toàn hiệu quả
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp có chữa được không?
Cây chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả -
Biện pháp chữa bệnh huyết áp thấp hiệu quả cao



(st)