Cách sắp xếp tài liệu trong máy tính
Cách khắc phục bàn phím bị liệt sử dụng lại bình thường
Em bé lười bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Cách khắc phục giày rộng để đi vừa chân bằng những mẹo đơn giản
Khắc phục tình trạng máy tính tự động tắt nguồn bằng cách đơn giản. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để sử dụng máy an toàn và hiệu quả nhất nhé!
Nguyên nhân máy tính tự động tắt nguồn
1. Ổ cứng bị lỗi vật lý (bad)
Khi bị lỗi này, có thể chương trình bạn đang chạy một số tập tin nằm trong vùng bị lỗi thì máy sẽ khởi động lại.
+ Cách giải quyết: Vào Windows Explorer, chọn ổ đĩa cài đặt hệ thống, thường là ổ C, phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Tools, sau đó click vào Check Now ở phần Error-checking để kiểm tra lỗi đĩa. Có thể sử dụng các phần mềm cao cấp từ các hãng thứ 3 để việc kiểm tra và xử lý được chuyên nghiệp hơn như RepairDisk Manager của Raxco.
Bạn cần sao lưu lại dữ liệu trong trường hợp này, vì đó cũng là tín hiệu của ổ cứng sắp đến giới hạn “tuổi thọ”.
2. Nhiệt độ máy quá nóng
- Có thể do quạt của CPU đã hỏng bạn cần kiểm tra lại, vì đây là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây hư hỏng hệ thống phần cứng.
- Gắn thêm các quạt trong case hoặc bộ làm mát bằng nước.
- Để máy ở chỗ thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong hệ thống.
- Dùng các chương trình kiểm tra nhiệt độ trong thùng máy.
3. Nguồn điện không ổn định
Có nhiều cách thức để kiểm tra dòng điện mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện "sạch" cho các linh kiện. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu.Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới mua, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan với chức năng lập biểu đồ theo thời gian.
Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.
Bên cạnh đó, có thể power managerment trong BIOS setup bị sai, bạn nên reset lại BIOS. Quạt CPU chạy yếu cũng có thể gây ra hiện tượng tự khởi động, bạn hãy kiểm tra quạt, nếu thấy quạt chạy yếu hãy thay ngay trước khi nó làm ảnh hưởng tới “sức khoẻ” con Chipset của bạn.
4. Virus
Đây là trường hợp khả thi nhất. Khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục. Bạn cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất. Sau đó ngắt mạng (LAN, Internet) và tiến hành quét lại toàn bộ hệ thống (Full scan). Có thể sử dụng các trình antivirus như: Bitdefender Pro 10 Plus, AVG Antivirus, NOD32 Antivirus, Kaspersky Antivirus, BKAV .
5. Pin CMOS đã hết
Bạn hãy kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới. Bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các mảng bám hoặc sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard.
6. RAM có vấn đề
RAM là một yếu tố rất quan trọng. Nếu RAM lỏng hoặc lỗi sẽ ảnh hưởng không tốt đến máy. Cách nhanh nhất là mượn tạm một thanh RAM đang hoạt động tốt và thay thử, bạn sẽ biết ngay chất lượng của thanh RAM mà bạn đang sử dụng.
7. Thiết lập trên Windows
Việc thiết lập mặc định Windows sẽ khiến máy tự khởi động lại khi có lỗi liên quan đến hệ thống. Bạn có thể tắt tính năng này theo các bước:
+ Click chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties, vào System Properties.
+ Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings.
+ Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart".
8. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, Card màn hình, card mạng, các thiết bị phần cứng khác gắn lỏng lẻo cũng có thể gây ra tình trạng tự động tắt máy, tuy nhiên thường thì chúng sẽ xuất hiện màn hình “xanh” báo lỗi.
Cách khắc phục: Tháo hết các thiết bị, vệ sinh và cắm lại thật chặt.
Khắc phục khi máy tính tự tắt
Nếu Windows tắt một cách không rõ ràng và máy tính của bạn shuts down, hầu hết trong số các trường hợp như vậy là do quá nhiệt. Máy tính với các bộ kiểm tra nhiệt độ CPU, khi đó bạn sẽ bảo vệ được các thành phần bên trong tránh được tình trạng hỏng hóc do nhiệt độ.
Cách khác, nếu máy tính của bạn thường xuyên tắt mà không đóng Windows trước, điều này sẽ làm xuất hiện một thông báo lỗi khi bạn khởi động lần kế tiếp, đây cũng có thể là thời điểm cần phải thay thế power supply.
Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ máy tính của mình bằng SpeedFan , đây là một chương trình miễn phí của Alfredo Milani Comparetti. Mặc dù được dự định để điều chỉnh quạt theo nhiệt độ, tạp âm và sự cân bằng của nguồn, nhưng SpeedFan còn hiển thị cả nhiệt độ CPU trong khay hệ thống.
Rõ ràng việc biết được nhiệt độ CPU hiện hành không có nhiều ý nghĩa nếu bạn không biết được các tham số an toàn của chip. Nếu bạn không biết nhiều thông tin về bộ vi xử lý của mình, hãy kích Start, kích chuột phải vào My Computer (Computer trong Vista), và chọn Properties. Với các thông tin đó, bạn hãy vào CPU World để tìm ra các thông tin về nhiệt độ cho bộ vi xử lý của mình.
Cần thực hiện những gì để tránh các vấn đề quá nhiệt?
Nếu bạn có một máy tính desktop:
- Không được chặn các lỗ thông khí của máy tính
- Rút điện máy tính và mở case của máy. Sử dụng một bình khí nén để thổi sạch bụi, đặc biệt xung quang các quạt và các lỗ thông khí.
- Khi máy tính đang mở, bạn cần lưu ý đến vị trí của các cáp bên trong xem liệu có cáp nào ngăn cản các lỗ thông khí hoặc luồng không khí hay không.
- Cắm điện cho máy tính trong khi vẫn mở case và khởi động nó để bảo đảm rằng tất cả các quạt đều chạy tốt. Nếu một quạt nào đó không quay thì bạn cần tìm ra và sửa chữa ngay tức khắc.
Nếu bạn sử dụng một laptop:
- Hãy đảm bảo rằng không có một thành phần nào cản trở các lỗ thông khí ở bất cứ nơi nào bạn sử dụng máy tính. Đặc biệt cẩn thận về việc chạy laptop trên đùi hoặc trên chăn, điều này có thể dễ làm mất tác dụng của các lỗ thông khí.
- Khi máy tính tắt, sử dụng vòi nhỏ của bình nén để thổi sạch các bụi bẩn nằm trong các lỗ thông khí. Chỉ sử dụng các bình nén khí không có hơi ẩm để lại.
- Nếu các bước này không giúp gì được bạn, hãy cần đến những người có tay nghề trong lĩnh vực này. Trừ khi bạn biết rõ về những gì đang thực hiện, bằng không, không nên can thiệp sâu vào bên trong laptop. Vì điều này rất rể gây ra những sự cố hỏng hóc đáng tiếc.
Tội phạm cũng có thể là phần mềm? Không chắc, nhưng nếu máy tính của bạn không rơi vào tình trạng quá nhiệt thì một driver tồi cũng có thể gây ra điều này. Hãy nâng cấp các driver âm thanh và đồ họa. Cũng có thể máy tính bị nhiễm mã độc, từ đó gây ra hỏng hóc này. Nếu bị nhiễm mã độc, bạn hãy sử dụng các trình quét malware trực tuyến để tìm ra cách giải quyết vấn đề này.
Tham khảo thêm Khắc phục hiện tương tự động bật nguồn máy tính khi để chế độ Sleep
Mặc dù Laptop đã úp màn hình và ở chế độ sleep nhưng cứ tự bật vào khoảng thời gian nào đó (đèn nguồn, đèn HDD, quạt CPU tự chạy) mặc dù không hề động vào máy. Hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra kéo dài và trùng lặp nhiều lần. Như vậy máy đã có hiện tượng gì?
Xin đưa ra hướng dẫn khắc phục như sau:
Hiện tượng mô tả trên thông thường do phần mềm, có thể do máy tính đã được cài đặt chế độ hẹn giờ. Bạn có thể kiểm tra như sau (hướng dẫn với Windows 7, Windows XP làm tương tự
Vào Start --> All Programs --> Accessories --> System tools --> Task Scheduler.
Cửa sổ mới hiện ra, bạn chọn mục Task Scheduler Library. Tại đây, bạn có thể kiểm tra các chức năng đang được đặt lịch hẹn hoạt động xem có mục tự khởi động vào thời gian mô tả không. Bạn chọn chức năng đó và ấn Disable ở mục Actions bên phải để loại bỏ hẹn giờ. Nếu muốn khôi phục lại, bạn ấn Enable.
Bạn cũng có thể hẹn các lịch khác bằng cách ấn Create Task ở mục Actions.
Trong trường hợp bạn kiểm tra không thấy hẹn giờ ở Task Scheduler và không tìm thấy bất kỳ công cụ nào khác có chức năng tương tự được cài vào máy, cần kiểm tra tổng thể và có thể thử cài lại hệ điều hành.
(ST)