Tự chế tinh dầu bạc hà tại nhà
Hướng dẫn khắc phục IDM hết hạn
Hướng dẫn khôi phục lại máy tính đơn giản
Khắc phục tình trạng nói lắp ở trẻ . Nói lắp là một trong những tật về phát âm, có nhiều mức độ khác nhau nhưng đều gây ra những ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cho cả người lớn lẫn trẻ em. Trong nhiều trường hợp, nói lắp là do các yếu tố tâm lý tác động.
Chúng ta đã biết bộ phim giành được giải Oscar năm nay ( 2011) là phim The King's Speech – một bộ phim nói về tình trạng nói lắp của một hoàng tử sẽ lên ngôi vua nước Anh, và trong phim cũng đã cho thấy một số kỹ thuật can thiệp giúp cho ông vua giảm được tình trạng này. Điều này cho thấy, tuy nói lắp không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nếu không được khắc phục thì sẽ có những ảnh hưởng rất lớn về khả năng giao tiếp.
Nguyên nhân:
Khi mình suy nghĩ quá nhanh và muốn nói thật nhanh để bắt kịp suy nghĩ đó thì hay xảy ra tình huống là không phát âm được một từ nào đó, vì thế lời nói bị gián đoạn (ý trong đầu nhanh hơn tiếng nói).
Lưỡi đặt không đúng vị trí khi phát âm những từ có phụ âm đầu giống nhau hoặc liền kề nhau.
Nói lắp là một bệnh lý do thiếu bình tĩnh và kém tự tin.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định, nhưng các yếu tố hay được nhắc đến là:
- Chấn thương ở trẻ sơ sinh: Một số người cho rằng việc dùng forceps khi sinh nở hoặc trẻ bị va đầu vào vật cứng có thể gây tổn thương vùng Broca trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến nói lắp.
- Do có bệnh: Có ý kiến cho rằng một bệnh nào đó của thai phụ có thể truyền cho con và gây tổn thương não thai nhi, trong đó có trung tâm ngôn ngữ. Hoặc trẻ nhỏ bị "tì vết" ở trung tâm này sau khi mắc bệnh ở não, màng não.
- Khủng hoảng tình cảm: Theo một số nhà khoa học, khủng hoảng tình cảm, chẳng hạn một cú sốc, có thể khiến trẻ nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian sẽ trở thành thói quen.
Gần đây nhất, một nhóm nhà khoa học Đức đã chụp cộng hưởng từ não của 15 người bị tật nói lắp, so sánh 15 người nói bình thường và rút ra nhận xét: Ở người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não, cản trở lưu thông tín hiệu bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.
Khắc phục:
Nói lắp xuất hiện ở các trẻ trai nhiều hơn trẻ gái gấp 3 lần. Dạng bất thường này thường phát triển trong giai đoạn bắt đầu tập nói. Khoảng 5-10% trường hợp mắc tật nói lắp khi mới nhập học và 1% sau tuổi dậy thì.
Có nhiều biện pháp như :
Phương pháp cổ điển: Mỗi ngày để 40-60 phút cho trẻ tập đọc và tập nói. Tập đọc một bài văn (mới đầu chọn bài ngắn), đọc thong thả, rõ từng chữ, nhưng phải lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp, ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru. Đọc đi đọc lại cho tới khi trẻ thuộc lòng, gập sách vẫn đọc được. Mỗi ngày chỉ cần một bài. Sau một thời gian thì cho trẻ tập đọc bài dài hơn, rồi dần dần đọc bài dài hơn nữa.
Mỗi buổi đặt ra cho trẻ một câu hỏi ngắn và luyện trả lời cho lưu loát. Nếu trẻ nói lắp khi trả lời, yêu cầu nói lại cho tới khi lưu loát mới thôi, và lại tiếp tục câu hỏi khác.
Các bài tập đọc và câu hỏi thoạt đầu phải ngắn và đơn giản, không làm trẻ mệt óc. Để các buổi rèn luyện khỏi buồn chán, thỉnh thoảng cho trẻ tập đọc các mẩu chuyện cười và đặt các câu hỏi vui.
Phương pháp hiện đại:Một số nhà khoa học Đức đã lập một chương trình máy tính đặt tên là “bác sĩ lưu loát” để chữa tật nói lắp. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: Dù không thể chữa được nguyên nhân nói lắp, bệnh nhân vẫn hoàn thiện tốt khả năng nói lưu loát nhờ tập luyện liên tục. Bệnh nhân nói các cụm từ đặc biệt vào micro nối với máy vi tính, tăng giảm giọng nói trong giới hạn thời gian quy định. “Bác sĩ lưu loát” sẽ ghi nhận các lỗi sai trong phần phát âm, nhấn giọng, hơi thở của người đọc và lập hồ sơ. Điều này cho phép mỗi bệnh nhân tự chứng kiến sai sót của mình, làm lại lần nữa... Kết quả thử nghiệm cho thấy, ngay cả những người nói lắp nghiêm trọng vẫn có tiến bộ đáng kể.
Tuy không hoàn toàn khắc phục nhưng nếu can thiệp sớm ngay từ nhỏ và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như : Hít thở sâu – tập nói những chữ khó – tập hát và nhất là tạo sự tự tin cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày sẽ giúp trẻ giảm bớt tình trạng này rất nhiều.
* Cố gắng nói thật chậm rãi mỗi khi muốn diễn đạt một ý nào đó, nghĩ trước khi nói, rõ ràng từng chữ. Tập trung giữ tốc độ nói không đổi (vì thông thường sẽ có xu hướng càng lúc càng nói nhanh hơn)
* Kiên trì tập luyện, mỗi giờ, mỗi ngày.
* Kiên trì liên tục, làm chủ ngôn ngữ của mình, lâu dần thành thói quen mới không còn nói cà lăm nữa.
* Tập hát thật nhiều bài hát.
* Tự tin vào lời nói của mình.
* Đừng mặc cảm vì nói lắp, cứ cười đùa và nói chuyện vui vẻ.
* Mỗi ngày để 40-60 phút để tập nói và tập đọc: đọc thông thả, rõ từng chữ, nhưng phải trôi chảy. Tập nói trước gương khoảng 20-30 phút.
* Hít sâu một hơi thở nhẹ rồi nói.
* Phải tập tính tự tin trước đám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc, bạn phải kiên trì tập luyện và lạc quan.
* Siêng năng luyện tập thể dục thể thao, tập thở.
* Cố gắng không để ảnh hưởng bởi sự giễu cợt hay nhếch miệng của người khác.
* Có quyết tâm cao, tin tưởng tuyệt đối vào kết quả mình sẽ đạt được.
* Tập ở mọi lúc mọi nơi.
* Luyện tập theo giọng nói của những người nói hay, nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, những người MC, phát thanh viên…
* Để ý hơi thở, thân thể, tiếng nói của mình, … tự nhiên tiếng nói sẽ chậm lại và sẽ không còn nói lắp nữa. Để ý – để ý – để ý ( làm gì biết đó – ví dụ biết mình đang xem tivi, đang thuyết trình, đang ăn, đang nuốc, đang uống… chứ không phải đang thuyết trình mà lại lo mình nói có hay không). Khi để ý thì không có sự sợ hãi, lo lắng nhiều, … suy nghĩ chậm lại.
* Khắc phục tình trạng lưỡi đặt không đúng vị trí: đơn giản và dễ chữa nhất là tìm hai hòn sỏi bằng đầu ngón cái, rửa sạch, rồi ngậm vào hai bên khoang miệng. Tập phát âm những cụm từ khó ví dụ “lòng lợn chấm nước lèo”, “nỡ lòng nào”, “nồi đồng nấu ốc nồi đất nấu ếch”. Cũng với cách này, có thể nhờ bạn bè làm khán giả để tự mình giải trình một vấn đề gì đó, nên lồng những từ khó và lặp phụ âm liên tiếp, ví dụ lóng la lóng lánh, trống huếch trống hoác, trời trăng trong trẻo,…
* Mỗi ngày chuẩn bị một chủ đề và tập thuyết trình, diễn thuyết chủ đề đó.
Những người nói lắp và phương pháp điều trị:
Những nhân vật nổi tiếng sau đây là những ngươì bị lắp nhưng có thể nói luông tuồng trước công chúng hay máy quay phim mà không bị vấp váp: thủ tướng Anh Winston Churchill, tài tử Marilyn Monroe, tài tử James Earl Jones, tài tử Bruce Willis, tài tử Jimmy Stewart, ca sĩ Carly Simon, ca sĩ Mel Tillis, Newton, Anhxtanh…..
Phương pháp điều trị thành công:
MC Thanh Bạch: nói chậm rãi từng chữ, đọc theo phát thanh viên và đã khắc phục được tật nói lắp.
William Theodore Walton ( vận động viên và phát thanh viên cho chương trình bóng rổ, Mỹ): trò chuyện hay giao tiếp với người khác là một kĩ năng, nó phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và kiên trì, phụ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực của bản thân và một ít sự giúp đỡ của người khác thì sẽ làm được những gì mà người khác làm được. Sau một thời gian luyện tập, từ một người hoàn toàn không thể nói năng lưu loát, dù chỉ là một lời cảm ơn, tôi trở thành người tường thuật các chương trình thể thao truyền hình và có khả năng diễn thuyết trước công chúng. Nếu người khác có thể làm được tại sao tôi lại không? Hãy tiến tới phía trước và đừng sợ phải thất bại. Khi bạn vấp ngã, chớ vội thoái lui, hãy làm lại từ đầu. Hãy tìm ra bước chạy của bạn, nhịp điệu của bạn và trận đấu của bạn. Không ai không mắc sai lầm. Những gì ta làm sau khi đã mắc sai lầm sẽ quyết định thành công của ta sau này.
Can Trường (1930 – 1977) là một diễn viên kịch nói kì cựu của sân khấu Việt Nam-Mặc dù có tài diễn xuất, nhưng ông lại có tật nói lắp. Để khắc phục điều này, ông luôn tập vở rất kĩ và nhấn nhá trước khi nói lắp, điều này giúp ông có được những thành công về đài từ trên sân khấu.
Nghệ sĩ tài năng I. N. Pevxôp: Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc phục được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình rằng trên sân khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó là nhân vật của vở diễn, con người không nói lắp.
Keith D. Harrell: Từ một cậu bé nhút nhát, mắc tật nói lắp, ông đã trở thành một diễn giả và tác giả hàng đầu thế giới, truyền nguồn cảm hứng cho hàng triệu người thay đổi cuộc sống một cách diệu kỳ…
Tự khắc phục nỗi khổ khi mắc chứng nói lắp
Nói lắp với nhiều teen đã trở thành một nỗi ám ảnh, một căn bệnh “khó chữa” khiến cho các bạn ấy trở nên ngại ngùng trong giao tiếp và lâm vào nhiều hoàn cảnh dở khóc dở cười.
Tự ti.... vì nói lắp
Mỗi lần đến tiết kiểm tra đầu giờ là tim Phúc lại đập thình thịch vì lo lắng bị gọi lên bảng trả bài. Không phải vì Phúc không chuẩn bị trước bài ở nhà mà vì mỗi lần lên bảng căn bệnh nói lắp của Phúc lại được dịp “tái phát”. Bình thường Phúc có thể nói chuyện thoải mái với mọi người nhưng cứ bị gọi lên bảng là Phúc lại “ờ ờ, à à…vv” có khi đến 5-10 phút. Mỗi lần như vậy cả lớp lại được dịp cười đùa thỏa thích, thầy cô giáo cũng đành lắc đầu cho Phúc về chỗ. Vì thế nhiều lần thầy cô giáo vừa gọi đến tên Phúc thì lại cho ngồi xuống luôn. Trong lớp Phúc cũng rất ít khi được gọi phát biểu vì ai cũng sợ chờ Phúc nói xong thì sẽ mất cả tiết học. Bạn bè cũng thường lấy chuyện đó để trêu chọc Phúc hay nhại lại những câu Phúc nói “em em eeem thưa cô”. Dần dần Phúc trở nên khép mình hơn vì sợ mình càng nói thì càng trở thành trò hề trong mắt các bạn.
Nhưng trường hợp của Phúc xem ra vẫn “khá khẩm” hơn trường hợp của Thanh. Thanh không chỉ bị nói lắp và còn không phát âm được chuẩn giữa dấu sắc và dấu ngã. Tuy học rất giỏi nhưng trong lớp Thanh hầu như không chơi với ai. Vì khi nói chuyện Thanh thường gặp khó khăn khi nói câu đầu tiên, ề à mất rất nhiều thời gian nên không phải bạn nào cũng đủ kiên nhẫn để ngồi nghe Thanh nói. Do không phát âm rõ giữa dấu sắc và dấu ngã có lần Thanh đã vô tình nói từ “nước dãi” thành “nước …” đã khiến cho cả lớp được dịp cười nghiêng ngả. Câu chuyện đó cũng trở thành giai thoại trong cả khối lớp 9 khiến cho Thanh trở nên nổi tiếng một cách bất đắc dĩ.
Trong mắt bạn bè ở lớp Khánh được xem là chín chắn, người lớn hơn hẳn mọi người vì cách nói chuyện chậm rãi, từ tốn. Nhưng sự thật thì chỉ có người trong nhà Khánh mới biết nếu Khánh nói nhanh như mọi người thì sẽ bị lắp, nói mãi không thể dứt được một câu. Khánh chia sẻ: “Em cũng chẳng muốn nói chậm ề à như ông già thế nhưng cứ nói nhanh là em bị lắp. Em thích một bạn cùng lớp nhưng chưa bao giờ có đủ tự tin để rủ bạn ấy đi chơi cả. Bình thường trước mặt mọi người thì em có thể nói chậm và bình tĩnh được chứ còn trước mặt bạn ấy thì không biết thế nào. Cứ thế này khéo cả đời em chẳng bao giờ “cưa” được ai mất”.
Phương thuốc nào cho căn bệnh đáng ghét này?
Thông thường bệnh nói lắp, nói nhịu thường chỉ xảy ra khi còn bé và sẽ dần khỏi khi bạn đã lớn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp căn bệnh này theo các bạn ấy đến tận khi lớn. Và nó đã gây ra không biết bao nhiêu phiền toái cho những teen trót “sở hữu” căn bệnh đáng ghét này.
Nói lắp (hay còn gọi là nói cà lăm) là một tật do rối loạn ngôn ngữ, trong đó có sự ấp úng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi, lặp lại.Nói lắp thường gặp ở các bạn nam nhiều hơn các bạn nữ, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải. Chứng nói lắp cũng có tính di truyền. Nguyên nhân của nói lắp hiện nay vẫn chưa rõ. Một vài giả thuyết cho rằng có thể nói lắp là do tổn thương nào đó ở vùng ngôn ngữ của não. Nhưng có nhiều ý kiến đề cập đến yếu tố tâm lí trong việc nói lắp vì người ta thường nói lắp khi tâm trạng căng thẳng, hồi hộp hay lo lắng, run sợ…vv.. hoặc vì tò mò, thích bắt chước người khác nói lắp, hoặc thường tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, kết quả tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp. Bị quở phạt hay uy hiếp quá mức, hoặc tinh thần bị tổn thương mà gây nên nói lắp.
Vì vậy để khắc phục tật nói lắp, việc đầu tiên teens cần làm là phải xóa bỏ các trở ngại về tâm lí. Các bạn cần phải luyện cách tự tin khi nói trước đám đông, kiềm chế các cảm xúc của mình. Đừng vì sợ nói sai mà e dè không dám nói. Nói chậm, chia lời nói thành các ý đơn gián sẽ khiến bạn dễ dàng hơn khi nói. Teens nên thoải mái tinh thần khi nói đừng vì một vài lời trêu chọc mà đã cảm thấy nản lòng.
Đặc biệt, bạn đừng quá trầm trọng hóa vấn đề, chỉ nên coi nói lắp là một căn bệnh thông thường, một cái tật hoàn toàn có thể chữa khỏi. Như vậy các bạn sẽ có niềm tin và nỗ lực hơn trong việc chữa chứng nói lắp.
Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với những người thân thiết của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng teens lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hàng ngày. Ngoài ra các bạn cùng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.
Tật nói lắp (cà lăm) -
Tập nói và ngôn ngữ ở trẻ tuổi mẫu giáo
Nguyên nhân trẻ nói lắp
Dạy bé tập nói nhanh
Trẻ hiếu động quá
(st)