Khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ - bí kíp hay cho bố mẹ

Khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ - bí kíp hay cho bố mẹ. Nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải. Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song bậc phụ huynh nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học.



Dấu hiệu trẻ ngọng

Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngọng là do không nói được đúng một số âm hoặc trẻ tự thay thế những âm này bằng âm khác như th thành kh, b thành p...

Qua nghiên cứu, người ta thấy ngọng có hai loại là ngọng thực thể và ngọng cơ năng. Ngọng thực thể gây ra bởi những biến đổi thực thể của bộ máy phát âm hoặc của hệ thần kinh trung ương; các rối loạn về khả năng nghe trong trường hợp rối loạn sức nghe chủ yếu bị ảnh hưởng đến các âm cao; do bất thường của bộ máy phát âm như hở hàm ếch, liệt lưỡi, liệt môi, liệt màn hầu. Ngọng cơ năng phát sinh do rối loạn quá trình phát triển của ngôn ngữ mà không tìm thấy một tổn thương nào khác suốt quá trình hình thành ngôn ngữ.

Ngọng chỉ ảnh hưởng tới từng âm riêng lẻ (ngọng âm) hoặc từng nhóm âm (ngọng âm tiết) hoặc toàn bộ từ ngữ bị phát âm méo mó. Rối loạn các âm gió gọi là ngọng âm gió, rối loạn phát âm âm “r” gọi là ngọng âm r màn hầu, do môi, răng, ngọng âm “l”… Nếu trẻ bị ngọng thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt, phải xử trí trước khi hình thành ngôn ngữ hoàn thiện là 4-5 tuổi. Nếu có những tổn thương tại cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, xẻ lưỡi gà… nên phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo lại cơ quan phát âm.


Nguyên nhân

 

- Trẻ nói ngọng một phần do sự yếu kém của các cơ hàm, làm chậm sự phát triển của bộ máy phát âm ở trẻ. Vì vậy, để luyện tập cho con, bạn hãy để con thường xuyên vận động cơ hàm bằng việc cho trẻ nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt.

Để phát triển các cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn. Không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng. Hoặc nếu cần thiết hơn bạn nên đưa con đến chuyên gia chỉnh âm để được sự hỗ trợ tốt nhất.

- Nguyên nhân thứ 2 có thể do trẻ tập nhiễm từ người khác (bạn bè hoặc người giúp việc nói ngọng).



4 nguyên tắc chữa ngọng cho trẻ.

Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính.

Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 - 30 lần/ngày).

Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng. Nếu có điều kiện nên cho trẻ nóivà ghi âm lại, sau đó cho trẻ nghe lại các âm mình đã nói qua tai nghe.

Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con và kiên trì tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Nhưng đừng quá căng thẳng mà cần tạo ra sự vui vẻ khi tập phát âm. Ngọng là một tình trạng  có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.


Các kỹ thuật chữa ngọng cho trẻ

1/ Phát triển khả năng nhai: Theo nguyên tắc này thì nguyên nhân trẻ nói ngọng một phần do sự yếu kém của các cơ hàm, làm chậm sự phát triển của bộ máy phát âm ở trẻ. Vì vậy, để luyện tập cho con, các mẹ hãy để con thường xuyên vận động cơ hàm bằng việc cho trẻ nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt.

Ngoài ra để phát triển các cơ má và lưỡi, hãy cho con luyện tập động tác súc miệng. Dạy con ngậm và lăn một vật như viên kẹo,  từ má này sang má khác. Với các biện pháp này, con sẽ nói rõ ràng hơn. Không để con mút tay vì mút tay cũng khiến con nói ngọng.

2/ Phát âm chuẩn xác: Để tránh việc con nói ngọng, cha mẹ và những người xung quanh cũng cần chú ý “phát biểu” sai. Thực tế có nhiều mẹ phát âm sai âm “l” và “n” khiến bé cũng bị nhầm lẫn về âm sắc. Do đó để con không gặp rắc rối về ngữ âm người lớn trước hết phải làm gương cho con mình.

3/ Tập cho trẻ thở tốt : Khi con bị bệnh như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng từ đó tránh cho trẻ kiểu thở miệng mở rộng sẽ làm mặt lưỡi bằng và thè ra khiến trẻ phát âm sai nhiều từ.

4/ Kiên nhẫn lắng nghe: . Khi hỏi chuyện bé, người lớn đừng sốt ruột. Hãy kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt ý của mình, đừng vội xen vào để chỉnh ngay câu bé vừa nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin vào mình, bé lại càng nói ngọng hay nói lắp hoặc khó tìm từ để diễn tả hơn.

5/ Ngôn ngữ tăng dần sự phức tạp: Sau một thời gian nói ngắn gọn, khi nhận thấy trẻ đã hiểu thì nên nói dài và phong phú hơn.Cứ như vậy cho đến khi bé lớn dần, ngôn từ của mẹ cũng thay đổi cho phong phú nhưng nên có hệ thống, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.

6/ Tập cho trẻ đọc thơ, vè, đồng dao : Đừng quên vai trò của thơ ca, văn vần. Khi bé 1, 2 tuổi, bạn hãy sưu tầm nhiều bài thơ nhỏ (ví dụ: “Cốc cốc cốc – Ai gọi đó – Tôi là thỏ….”) hoặc những bài văn vần mình tự nghĩ ra… Điều này rất hữu ích cho việc học nói đúng của trẻ, nhất là các thanh trong tiếng Việt.

7/ Chú ý đến lô gíc trong ngôn ngữ :  Lô gíc trong diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu từ lô gíc trong tư duy. Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải bật đèn, đừng nói đơn giản: “Bật đèn lên con”, hãy nói: “Bật đèn lên thì sáng, chúng mình sẽ nhìn thấy rõ. Nếu không bật đèn thì tối, chúng mình sẽ không nhìn thấy rõ mọi vật”

8/ Làm phong phú vốn từ của trẻ: hãy làm phong phú vốn từ của bé bằng cách dùng nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm trong câu chuyện của mình. “Cô Tấm thì chăm chỉ, cô Cám thì lười nhác. Cô Tấm thì xinh đẹp, cô Cám thì xấu xí” Hoặc: “Cơm ngon quá. Cơm ngon ơi là ngon. Cơm ngon tuyệt. Cơm ngon cực kỳ…”

9/ Hãy chăm đọc sách cho bé nghe. Qua cách đọc sách, kể chuyện cho bé qua những hình vẽ trong sách, bạn có thể dạy con một khối lượng lớn từ vựng trong giao tiếp và giúp bé cấu tứ mạch lạc những suy nghĩ của mình.

Và điều cuối cùng quan trọng nhất: đó là sự gần gũi thật sự của cha mẹ đối với bé. Nếu bạn phó thác hoàn toàn việc chăm sóc, trò chuyện cùng bé cho ông bà hoặc người giúp việc, đôi khi bạn sẽ khó hiểu bé. Bạn hãy luôn là người hiểu bé nhất, hiểu bé cần gì ngay từ khi bé bắt đầu nói những từ đầu tiên. Trẻ thường rất bực bội và cáu kỉnh khi bố mẹ không hiểu mình. Và việc này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.

Những lời khuyên hữu ích:


Người mẹ hãy làm chuẩn cho con. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ luôn tin mẹ là chuẩn. Vì thế, dù bé có nghe thấy người lớn khác như ông bà, cô giúp việc, chị hàng xóm… nói sai, bạn vẫn dễ dàng sửa sai cho bé. Bạn hãy cho bé ngồi ngang tầm với bạn để bé có thể nhìn miệng bạn khi phát âm: “Con muốn uống nước à?” (nếu bé hay nói là “uống lước”). Điều này được kiểm chứng qua thực tế.

• Hãy cho bé đi kiểm tra thính giác. Có thể chỉ đơn giản là tai bé … vướng nhiều ráy tai quá, cản trở việc nghe người khác phát âm.

• Đừng sửa sai cho bé một cách thô bạo: “Con lại nói sai rồi! Nói theo mẹ đi!” Bạn hãy nghe bé nói hết đã. Sau đó nhắc lại câu hoặc từ bé nói bằng cách đúng để cho bé tự nghe và tự hiểu là mình nói thế chưa đúng, phải nói như mẹ mới đúng.

Hãy tạo cho bé môi trường sinh hoạt ấm cúng, có bạn bè thân thiết, vui vẻ, có những người thân yêu thương bé. Điều này cần thiết cho những trẻ hay nói lắp. Đôi khi một cú sốc về tâm lý nào đó cũng khiến trẻ nói lắp hoặc nguy hiểm hơn nữa là bé sẽ không nói nữa và luôn giữ im alựng.
Đừng quá căng thẳng, quá coi trọng việc trẻ nói ngọng, nói sai. Tránh quát mắng, chì chiết, cười nhạo và chê bai bé. Thái độ càng bình tĩnh, càng kiên trì của bạn sẽ làm việc sửa lời ăn tiếng nói cho trẻ được thành công hơn.


Cách sửa cho bé nói ngọng: 


+ Khi trẻ nói ngọng những âm như thế thì bạn nên nhắc lại từ đó thật chậm và rõ ràng, bảo trẻ hãy nhìn vào miệng mẹ và thử nhắc lại xem có đúng không? Trẻ thích thú thì sẽ sửa được ngay. Thường thì trẻ sẽ quên và lặp lại điều đó nhưng mình nên kiên trì tập cho trẻ, sau vài lần là trẻ sẽ nói chính xác.

+ Trò chuyện hằng ngày sẽ khiến con cải thiện và tăng nhanh chóng vốn từ vựng.

+ Với những từ trẻ hay nói nhầm, cha mẹ nên làm mẫu (ví dụ phải uốn lưỡi, đặt lưỡi ra sao...). Bạn có thể giúp con tập đọc trước gương, khi đọc sai thì khuyến khích đọc lại ngay. Mỗi khi trẻ làm đúng thì cha mẹ nên khen ngợi để trẻ vui và phát huy. 

+ Bạn tuyệt đối không nên nhại lại hoặc cười phá lên với giọng nói ngọng của trẻ, dù chỉ là trêu đùa cho vui. Làm như vậy, con sẽ không ý thức được việc mình cần phải phát âm chuẩn quan trọng như thế nào, thậm chí, trẻ càng phát huy cách nói ngọng để mọi người thấy vui. 

Cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con tối đa.

Chúc bé của bạn nhanh tiến bộ!

"Dỏng tai" nghe con nói ngọng

Nghe con 5 tuổi líu lo hát “ni ní ni, ní nì ni, thật nà hay hay hay…” - bài Thật là hay theo chị Xuân Mai trên tivi mà chị Thư (Hà Đông, Hà Nội) nẫu hết cả ruột. 

Chị nhớ lại trước đây học cấp 3, cùng lớp chị có một cậu bạn thân cũng nói ngọng, mỗi lần cậu phát biểu trước lớp là cả lớp được cậu đãi vài tràng cười nghiêng ngả. Chị biết, dù mọi người trong lớp cười, chẳng có ác ý gì nhưng vẫn làm cậu bạn kia ngại ngùng, xấu hổ lắm. 

Biết tình hình sẽ không khá hơn với con mình nếu con cứ suốt ngày líu lo nói ngọng, chị lên kế hoạch tập cho con phát âm đúng đặc biệt là vài âm “nhạy cảm”. Vừa dạy con phát âm, chị vừa chỉ cho con cách điều khiển lưỡi thế nào, khuôn miệng ra sao... để bé phát âm cho chuẩn. 

“Con đã biết đọc, biết viết thế nhưng tôi lo lắm, có gần 1 năm nữa là con vào lớp 1 rồi, thế mà ngọng thế này thì học hành ra làm sao?”, chị nói. 


Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song bậc phụ huynh nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học (Ảnh minh họa)

Con nói ngọng là một chủ đề rất nóng trên nhiều diễn đàn. Chị Khánh (Quận 3, TP HCM) cũng nằm trong hoàn cảnh này, bé Mun con chị với biệt danh "vua nói ngọng".
“Con tớ bị ngọng kinh khủng, mất hết chữ cái đầu như ‘con gà’ thành ‘on à’, ‘mẹ thành ẹ’, ‘bố thành ố’... Nghe con nói ‘ở à án ắm, i ơi i, on ích ơi ơ’ mà vợ chồng tớ cười đau cả ruột rồi ngẩn ra phân tích xem ‘nó nói gì”.

Được một thời gian dài uốn nắn, bé Mun cũng có bước tiến rõ rệt, bé không "vứt" những âm tiết đầu tiên đi nữa mà giờ bé chỉ “ăn gian” vài từ: “siêu thị” thành “siêu ị”, “con chó” thành “con hó”.

Thêm vào đó, âm “r” bé tuyệt đối “bó tay”, "rổ rá" bé toàn nói là “gổ gá”, “con rùa” thành “con gùa”. 

Chị Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội) có con bị ngọng nhưng ở mức độ nhẹ hơn, chữ ‘gh’ được bé đổi sạch sang ‘h’. Lúc thì: “Mẹ lấy cho con cái hế”, “Bố ơi, cuối tuần rồi, cả nhà đi hăm em bé đi”, “Eo ơi, đường hồ hề thế nhở”.

Chị chia sẻ: “Những khi nào nghe con nói ngọng, vợ chồng mình lại tảng lờ hoặc hỏi lại ‘sao hả con?’, thằng nhóc nói lái ngay sang ‘mẹ lấy cái ấy cho con’, nhìn mặt con ngộ lắm, con toàn tìm từ khác, để nói tránh cái từ mình không nói được thôi”. 

Nhiều khi chị đã cố dạy con nói chuẩn, ép con bắt chước mình, nhìn khẩu hình lưỡi cong lên và bắt con phát âm “r” cho bằng được thế nhưng "Nhìn con cũng cong lưỡi, uốn môi các kiểu, nhưng khi phát thành tiếng cũng loách cha loách choách nghe buồn cười lắm”, chị nói.

Rèn cho con hết hẳn chứng nói ngọng

Rèn cho con hết tật nói ngọng là ước muốn của rất nhiều bậc phụ huynh tuy nhiên điều này không thực sự đơn giản. 

Có nhiều nguyên nhân khiến bé nói ngọng: Do sự phát triển thể chất chưa toàn diện, bé nhút nhát, bắt chước người thân nói ngọng, bệnh lý (viêm họng, tắc mũi)...

Đứng trước tình huống này, nhiều bậc phụ huynh như chị Tuyết, chị Khánh và chị Thư đã áp dụng chiêu thức khuyến khích con nói nhiều và điều chỉnh cho con ngay lúc trẻ nói. Việc để con nói nhiều sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng, hơn thế bố mẹ lại có điều kiện biết con thường sai ở từ nào và sửa kịp thời.

Việc tiếp theo mà các bố mẹ hay làm là giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói. Tránh trường hợp hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng...

Như chị Thư và chị Khánh còn thường xuyên làm mẫu cho bé: Dạy bé đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao. Nhìn người thân làm thì bé càng dễ dàng bắt chước học tập theo. 

Hay nói chuyện, hát cho con nghe: Ngay từ bé, nếu bạn thực hiện điều này thật chuẩn, thường xuyên, bé sẽ có cả một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Với những từ nào bé bị ngọng, bạn hát, kể đi kể lại phần đó để bé ghi nhớ và làm theo.

Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài hơn là co cụm bé trong không gian ở nhà. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.  

Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng. 

Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, trêu con, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.

Cuối cùng, nếu bạn biết nguyên nhân bé ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, bạn cần đưa con đi khám ngay. Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.

Chị Ngọc (Bạch Mai, Hà Nội) chia sẻ với các mẹ về cách dạy con nói ngọng – theo chị nhờ cách này mà bé Na nhà chị tuyệt nhiên hết hẳn chứng nói ngọng. 

Trước đây, Na cũng toàn nói mất chữ cái đầu: “Con tu hú” thành “on u ú”. Những lúc thế, chị bảo: “Na nói nhầm nhé, nghe mẹ nè”. Thế là từng cử động về môi, đặt lưỡi thế nào được bé răm rắp nghe theo. Chị cho bé nói rõ âm đầu trước rồi ghép âm chuẩn sau. 

Những hôm "luyện thanh" cho con, cả nhà chị có lúc như cái chợ vỡ. Con thì: “On uồn ụ ồi”, mẹ lại bảo: “Nói thế thì không ngủ nghê gì cả nhé. Ngồi xuống đây, giữ lưỡi như mẹ, há to miệng ra, chúm cha chúm chím như thế thì hơi bật ra bằng cách nào”…
“Tuy mất thời gian, hơi mệt một chút nhưng con tiến triển rõ rệt”, chị tự hào kể.

Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên một số nguyên tắc sau:

 

Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).

Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.

 

Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.

Ngọng như… trẻ lên ba

”Táu ghét mụ này ắm, táu xích mụ xanh ơ”, bé Ngọc Anh, 2,5 tuổi (Thanh Nhàn, Hà Nội) vừa rối rít chỉ lên tủ đồ, người lấy thứ này, người đưa thứ kia mà bé vẫn lắc đầu quầy quậy. Đến khi nghe mẹ bé phiên dịch: “Cháu ghét mũ này lắm, cháu thích mũ xanh cơ” thì tôi mới vỡ lẽ. Do hồi tập nói, bé nói ngọng ngộ nghĩnh được mọi người cười “hưởng ứng”, đâm ra bé tưởng điều đó là hay và càng phát huy.

Với trường hợp của bé Anh Lâm, 3 tuổi thì khi bé nói ngọng cả nhà lại cười phá lên khiến bé ngại ngùng không dám phát âm lại. Không sửa được nên dần dà benh noi ngong o tre em càng trở nên nặng hơn.


 Trẻ nói ngọng cần được sửa càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa).

Tình trạng nói ngọng ảnh hưởng từ vú nuôi hay người giúp việc cũng khá phổ biến ở bé. Nếu người chăm trẻ quấn bé 24/24 thì bé ảnh hưởng bởi cách nhả chữ, phát âm giống theo là điều dễ hiểu. Rất nhiều trẻ đã phát âm sai chữ “l” thành “n” (miền Bắc), hay chữ “r” thành “ga” (miền Nam)… Khi cha mẹ nhận ra việc con mình bị ngọng cũng là lúc thói quen này đã khó đổi ở bé.

Khắc phục dần dần

Trẻ nói ngọng, có thể do biến đổi của bộ phận phát âm, thần kinh hoặc do chưa phân biệt được các âm vị khác nhau, hoặc cử động môi, lưỡi chưa chính xác. Trẻ nói ngọng cũng do dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được), viêm họng, sưng lợi, tắc mũi….

Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có khả năng lắng nghe những âm thanh xung quanh và cảm nhận được giọng nói, cách nói của những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Vì thế nên nếu trẻ nhận được những lời nói phát âm không chuẩn xác sẽ dễ dàng học theo và bé càng lớn càng khó thay đổi. Đó chính là lý do tại sao có những vùng quê cả làng nói ngọng.

Benh noi ngong o tre em sẽ có ảnh hưởng đến việc tập đọc. Việc phát âm sai dễ dẫn đến tình trạng nghe, viết không đúng và hạn chế việc giao tiếp của trẻ, khiến bé nhút nhát, thụ động hoặc hiếu động, dễ nổi nóng. Luôn phát âm chuẩn và rõ ràng khi nói chuyện với con. Tuyệt đối không dùng những câu cố ý ngọng cho vui. Không tán dương khi bé nói ngọng mà cần điều chỉnh ngay cho bé. Bạn có thể làm mẫu để con nhìn và phân biệt cử động môi khi phát các âm như “ch” thành “tr”, “t” thành “th”, “l” và “n”.

Vì thế nên việc dạy con phát âm chuẩn được xem là một sự đầu tư khởi đầu cho việc học tập và cuộc sống sau này của trẻ.

Khám trẻ thế nào?

Khi thấy con có tật nói ngọng, cần đưa bé đến Bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng hoặc viện Nhi để kiểm tra cơ quan phát âm cử động lưỡi, môi, răng… Đối với benh noi ngong o tre em do dị tật cơ quan phát âm như sứt môi, hở hàm ếch, cần được phẫu thuật. Sau khi lành, trẻ cần tập chỉnh âm để dần hoàn thiện về phát âm.




Nguyên nhân trẻ nói lắp
Tập nói và ngôn ngữ ở trẻ biết đi
Dạy bé tập nói -
Dạy bé tập nói nhanh
Mẹo giúp bé nhanh biết nói



(st)