Khắc phục tình trạng say xe cho bạn thỏa sức vui chơi

Khắc phục tình trạng say xe cho bạn thỏa sức vui chơi ? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để có thể chống say xe tốt nhất nhé




Đối với nhiều người, một hành trình dài như vậy có thể khiến họ nôn "ra đến mật xanh, mật vàng". Với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi kết thúc chuyến đi. Song, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các cơn nôn ói làm họ kiệt sức, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài cả tuần sau chuyến đi.

Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là một rối loạn của tai trong gây ra bởi sự chuyển động. Não cảm nhận sự chuyển động thông qua ba con đường khác nhau của hệ thần kinh gửi tín hiệu đến từ tai trong (cảm biến chuyển động, tăng tốc, và trọng lực), mắt (thị giác) và cơ thể. Khi đi tàu xe, máy bay, do có sự chuyển động, bộ phận tai trong (gồm ốc tai, tiền đình) ở một số người nhạy cảm bị kích thích không tương hợp với mắt nhìn sự chuyển động (mắt thấy được sự chuyển động nhưng tai trong truyền tín hiệu cho bộ não rằng không có chuyển động). Như vậy, sự xung đột tín hiệu trong não sẽ gây racảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày.

Nguyên nhân gây ra say tàu xe không chỉ do sự chuyển động mà còn kết hợp với các yếu tố khác như yếu tố tâm lý, mùi thức ăn, mùi xăng dầu, đọc sách trên xe... Những người vốn có chứng say tàu xe chỉ cần nhìn thấy chưa cần bước lên đã thấy xây xẩm, muốn nôn oẹ. Thống kê cho thấy có khoảng 33% người dân dễ bị say tàu xe, trẻ em bị ảnh hưởng nhiều hơn người lớn.

Triệu chứng:

Các triệu chứng của say tàu xe là buồn nôn, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, da tái nhợt, thở nhanh, vã mồ hôi, nôn mửa.
 

Các biện pháp phòng chống say tàu xe:
 

Để chống lại những cơn say tàu xe, có thể dùng thuốc chống nôn dạng uống,  dạng thuốc dán vào da sau tai, thuốc dán ở cổ tay. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc trên có thể bị tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ...

Thay vì dùng các loại thuốc tân dược, có thể dùng các biện pháp tự nhiên sau để phòng chống nôn, say tàu xe.

Gừng: từ lâu, gừng đã được sử dụng để phòng chống nôn theo kinh nghiệm dân gian. Đối với người dễ bị say tàu xe, trước khi lên tàu xe nên uống ¼ chén nước cốt gừng tươi, chuẩn bị mang theo củ gừng đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm một lát gừng  hoặc nhai chậm và nuốt nước để làm giảm các triệu chứng say tàu xe, hoặc có thể dùng gừng ở dạng viên nén, kẹo gừng, trà gừng.

Khoai lang: khoai lang sống rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, nó có tác dụng chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày do đó có tác dụng chống nôn, khoai lang tươi đã làm sạch, ăn nhai nuốt cả bã.

Vỏ cam quýt: nênmang theo một ít vỏ cam quýt hoặc vỏ chanh, có thể ăn, ngậm hay ngửi. Mùi thơm của tinh dầu trong vỏ cam quýt sẽ làm giảm mùi hôi khó chịu trên xe như xăng dầu, khói xe, mùi thuốc lá, mùi thức ăn...

Day bấm huyệt: Trước khi đi tàu xe 30 phút, bấm nhẹ nhàng huyệt nội quan (A): tay trái để ngửa, dùng ngón cái day bấm nhẹ nhàng vào huyệt chừng 5 - 10 phút. Hoặc có thể ấn huyệt thần môn (B): đặt tay trái úp xuống, dùng ngón  cái tay phải ấn mạnh vào huyệt, vừa bấm vừa day chừng 5 - 10 phút.

Ngoài các cách trên, có thể thực hiện thêm một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm bớt sự kích thích dẫn đến say tàu xe, máy bay như sau:

1. Tránh ăn uống quá nhiều bia rượu và thức ăn nặng mùi có chứa nhiều gia vị, hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

2. Cố gắng chọn một chỗ ngồi tốt nhất, nên ngồi ở ghế trước của xe, hoặc ngồi ngay cửa sổ nơi thoáng khí, khi đi máy bay nên chọn ghế ngồi ở giữa ngay cánh máy bay là ổn định và ít sốc nhất.

3. Không nên ngồi đối diện với hướng xe chạy hoặc nhìn ra phía sau.

4. Không nên đọc sách báo, nhìn xuống sàn hoặc nhìn tập trung vào một điểm cố định trên xe, (nhắm mắt và ngủ một giấc là tốt nhất).

5. Tránh ngồi gần những người bị say tàu xe, nghe người khác nói về bệnh say xe hoặc nhìn thấy họ nôn mửa cũng có thể làm cho bạn muốn nôn theo.

6. Nên nhẩm hát theo khi nghe bài hát mà bạn yêu thích - âm nhạc sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn.

7. Hãy đề nghị người lái nên nhẹ nhàng khi qua các tuyến đường quanh co, không  tăng tốc, giảm tốc đột ngột liên tục ...

8. Một phương pháp đơn giản để giảm bớt các triệu chứng say xe là nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt chuyến đi


  Ngồi theo hướng đi

Một trong những nguyên nhân chính của việc say tàu xe, đặc biệt là trẻ em, là ngồi sai vị trí và hướng. Nói chung, trẻ được đặt ngồi tùy tiện và không phù hợp với tốc độ xe. Ngồi ở tư thế không thẳng hoặc quay đầu lại đối diện với hướng xe đi cũng sẽ gây ra buồn nôn hoặc chóng mặt.


Để trẻ hướng vào một đối tượng ở khá xa

Đối tượng ở khoảng cách xa sẽ không chuyển động nhanh như đối tượng ở cự ly gần khi đi xe. Dây thần kinh mắt sẽ buộc phải làm việc một cách nhanh chóng khi nhìn vào các đối tượng ở gần và đây là nguyên nhân gây ra chóng mặt.


Tránh đọc quá lâu

Nhìn vào đối tượng ở gần một chiếc xe đang đi nhanh, đọc khi xe tăng tốc cũng có thể gây ra buồn nôn hay chóng mặt. Bạn có thể đọc khi tốc độ xe ở mức thấp hoặc khi bị kẹt xe.


  Ngăn ngừa sự nhàm chán

Khi tốc độ xe chậm lại vì đường phố đông đúc, hãy thực hiện các trò chơi với trẻ để tránh sự nhàm chán.


Nghe nhạc hoặc bài hát yêu thích  

Một cách khác để tránh sự nhàm chán hoặc kiệt sức có thể dẫn đến say tàu xe là nghe các bài hát yêu thích của bạn


Tránh khói thuốc lá trong cabin

Đối với người nghiện thuốc lá và không thể rời khỏi sở thích hút thuốc trong xe, bạn có thể mở cửa sổ xe.


Uống nhiều nước và ăn vặt  

Một nguyên nhân của say tàu xe là giảm các chất dịch trong cơ thể. Vì vậy, hãy uống nhiều nước, nước gừng, nước cam hoặc nước hoa quả khác.


Tránh các thức ăn dầu mỡ và gia vị

Một cách khác để phòng ngừa say xe là tránh những thức ăn có chứa nhiều dầu và gia vị trước và trong chuyến đi. Các loại thực phẩm dầu mỡ kích hoạt các mô trong cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn, do đó có khả năng gây tình trạng thiếu nước.


Tránh mùi không phù hợp trong cabin

Mùi trong xe cũng có thể gây buồn nôn và say xe ở mức đỉnh điểm. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể sử dụng hương liệu. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng nguyên liệu tự nhiên, như vỏ cam, nước cam, bột cà phê...

Nghỉ ngơi sau một chuyến đi 3 -4 giờ

Để hít thở không khí trong lành và thư giãn cơ bắp đã mỏi cứng, bạn nên nghỉ ngơi sau khi đi 3- 4 giờ. Bởi vì lượng khí oxy trong lành cho trái tim bạn sẽ giảm bớt sự buồn nôn hay chóng mặt.

Sử dụng thuốc an thần


Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Dùng trước khi đi khoảng 2 tiếng sẽ giúp hành khách tránh bị say trong vòng 8 tiếng. Dân chơi xe ôtô cho biết thuốc an thần không có tác dụng phụ, hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng lái. 
 

Dùng miếng dán cổ tay
 

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

Dùng thảo mộc

Rất nhiều người sử dụng củ gừng để làm dịu dạ dày và qua đó chống lại cảm giác say xe. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi.

Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngoài ra ngồi ghế trước thường không xóc.


Không bị phụ thuộc vào cảm giác


Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.


 Tập trung


Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng.


 Không đọc sách báo


Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp.


Tránh ăn no


Trước khi đi, hãy cố gắng đừng ăn no hoặc uống rượu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng.


Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng


Thở bằng khí trời


Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.


. Chơi trò chơi


Với trẻ em, trò chơi ở đây không phải là những game máy tính hay trên điện thoại di động bởi chúng chỉ có tác động ngược lại. Bạn hãy để trẻ em ở nơi có thể quan sát tốt xung quanh và đố vui bằng các câu đố hay bản nhạc.


Trang bị túi dự phòng


Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.
 

Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành

Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.


Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe.Dấm ăn

Uống thuốc chống say

Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa.

Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Dùng miếng dán cổ tay và rốn

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.

Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.

Dầu gió

Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.


Tránh ngồi cạnh người cũng say xe

Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.

Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.


Ấn huyệt nội quan

Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

Trò chuyện với mọi người xung quanh

Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.


Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.Ngủ một chút nếu có thể

Dùng khẩu trang

Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.

Cuối cùng, xin chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ, khỏe khoắn và không bị say xe

Hỏi đáp liên quan

Gần những dịp lễ tết, mọi người lại nôn nao chuẩn bị cho những chuyến du lịch. Nhưng với những người say tàu xe thì vẫn còn chút e ngại. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng say tàu xe này?

Bác sĩ Phan Hiểu Phước - Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn không còn lo lắng vì chuyện say tàu xe nữa.

* Nhiều người cứ nghe đến xe là thấy mệt, có người lại say tàu, say máy bay, những tình trạng này có giống nhau không thưa bác sỹ?

Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Một số người bị buồn nôn và thậm chí là nôn ói khi đi máy bay, xe ôtô hoặc những vòng đu quay giải trí trong công viên. Tình trạng này nói chung đều được gọi là say sóng. Rất nhiều người bị cảm giác khó chịu này khi đi bằng tàu thuyền... và mặc dù với những phương tiện di chuyển khác nhau nhưng chúng cùng một bản chất, được y học gọi chung là tình trạng "say chuyển động".
* Tại sao một số người không hề bị "say chuyển động" nhưng một số khác lại bị, thậm chí là rất mệt mỏi thưa bác sỹ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước:Tiền đình, một cơ quan nhỏ của tai trong là cơ quan chịu trách nhiệm về sự thăng bằng của cơ thể, giúp ta cảm nhận những thay đổi về vận tốc, hướng đi và thông tin này được truyền qua dây thần kinh tiền đình đến não. Khi có sự thay đổi chuyển động, lắc lư, nhanh, chậm, những thông tin trái ngược sẽ khiến não điều khiển quay đầu theo hướng trái ngược với cảm nhận của chúng ta. Những người không thích ứng kịp với việc thay đổi đột ngột này sẽ bị tình trạng say chuyển động và tùy theo mức độ nhạy cảm từng người mà xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Có thể thấy các dấu hiệu thường gặp của chứng say sóng bao gồm:
- Buồn nôn
- Da tái xanh
- Đổ mồ hôi lạnh
- Nôn ói
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Tăng tiết nước bọt
- Mệt mỏi
Các dấu hiệu đặc biệt thường xuyên nhất là toát mồ hôi lạnh và cảm giác khó chịu bứt rứt, người không được khỏe.
* Có nhiều người chỉ mới nhìn thấy xe hoặc nghe nói đến xe đã có cảm giác say rồi, mặc dù chưa hề di chuyển, vậy là do đâu thưa bác sỹ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Nguyên nhân thuộc về yếu tố tâm lý, những người này thuốc lọai người dễ xúc động, nhạy cảm với sự di chuyển hay độ cao. Những yếu tố ngọai cảnh dễ tác động đến họ và luôn bị ám ảnh với những cảm giác của lần di chuyển trước. Những người này chưa bước lên xe đã buồn nôn hay nhìn thấy người khác nôn cũng buồn nôn.
Họ luôn sợ sệt, mệt mỏi, mất ngủ làm sức khoẻ suy yếu và triệu chứng sẽ còn nặng hơn. Bất cứ cái gì liên quan đến phương tiện di chuyển đều làm họ liên tưởng đến say xe như hơi xăng, khói xe, hay mùi khó chịu như mùi nước hoa xe hơi, mồ hôi, đệm ghế... cũng có thể gây cảm giác say. Nhưng đa số những người này đều hết các triệu chứng ngay lập tức khi bước ra khỏi xe. Nếu đi thường xuyên họ sẽ quen với sự di chuyển này.
* Khi có những triệu chứng rất khó chịu của "say chuyển động" thì có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe và tình trạng này khi nào chấm dứt thưa bác sĩ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Triệu chứng say tàu xe thì thường là không có gì nghiêm trọng đến sức khỏe ở một số người mặc dù cảm giác này cực kỳ khó chịu, thậm chí không thể tiếp tục đi trên phương tiện đó được nữa.
Nói về để chấm dứt tình trạng này thì các chuyển động gây ra nó cần chấm dứt. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng. Một vài triệu chứng thậm chí có thể còn kéo dài vài ngày sau chuyến đi ở một số người. Hiện tượng này được gọi là hội chứng "rối loạn sau khi đổ bộ".
* Vậy có những cách nào giúp hạn chế triệu chứng say tàu xe không bác sĩ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Nếu bạn biết rằng mình dễ bị say sóng, chúng tôi có những lời khuyên sau:
- Luôn di chuyển đến những nơi mà mắt có thể quan sát thấy các chuyển động mà cơ thể và tai trong bạn cảm nhận được.
- Nếu ở trong xe hơi, hãy ngồi hàng ghế trước và nhìn về những cảnh vật ở xa.
- Nếu ở trên tàu, hãy đi lên boong và nhìn về đường chân trời.
- Nếu ở trên máy bay, ngồi gần cửa sổ và nhìn ra ngoài.
- Ngoài ra, nếu ở trên máy bay, bạn cũng có thể ngồi ở vị trí cánh máy bay vì nơi đó ít chuyển động lắc lư nhất.
- Đừng đọc bất cứ gì khi đang di chuyển nếu bạn là tạng người dễ bị say sóng, cũng như đừng ngả ghế ra phía sau.
- Đừng nhìn hay nói chuyện với người đồng hành đang bị say tàu xe.
- Tránh các mùi nồng cũng như các loại thực phẩm nhiều gia vị hay mỡ mà bạn không thích (ngay trước và trong chuyến đi).
- Sử dụng thuốc chống say tàu xe trước khi lên xe.
* Sử dụng thuốc chống say tàu xe có vẻ là một biện pháp phòng ngừa triệt để nhất, phổ biến là những loại thuốc gì thưa bác sỹ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Các thuốc kháng histamin AH1 thường được sử dụng để phòng ngừa và điều trị say tàu xe. Bằng cách giảm bớt các kích thích của tai trong, những thuốc này ngăn ngừa và giải quyết tình trạng buồn nôn, ói mửa hoặc choáng váng do say tàu xe. Một số loại kháng histamin dùng trong mục đích trên là cinnarizin (Stugeron®), meclizine (Antivert®) và dimenhydrinate (Dramamine®). Một dạng thuốc ngăn ngừa say tàu xe khác là miếng dán da scopalamine (Transderm Scop®); loại dán da này được dán ở sau tai ít nhất 4 tiếng trước khi khởi hành; thuốc sẽ được từ từ hấp thu trực tiếp.
Nhìn chung, khi được sử dụng để phòng ngừa say tàu xe thì dù bất cứ loại thuốc nào, hiệu quả sẽ tốt nhất nếu được dùng ít nhất 30 phút trước khi khởi hành.
* Khi uống những thuốc chống say tàu xe chúng ta cần có những lưu ý gì riêng không thưa bác sĩ?
Bác sĩ Phan Hiểu Phước: Thuốc chống say tàu xe có nhiều loại và ở mỗi loại chúng ta cần những lưu ý sau:
- Nhóm kháng cholinergic, kháng histamin thường dùng scopolamine, Meclizine, Diphenylhydramin...
- Đối với nhóm này không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng. Hai phân nhóm kể trên đều làm tăng nhãn áp (không dùng cho người glaucome góc hẹp), làm tăng tác dụng các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương thuốc kháng histamin, các thuốc kháng cholinergic khác (nên khi dùng thuốc không được uống rượu). Thuốc được chuyển hóa ở gan, thận (nên thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già). Không nên dùng cho người có thai, đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Thận trọng: khi bị bệnh hen suyễn, các rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, nghẽn dạ dày ruột, đường niệu.
Nếu cuộc hành trình kéo dài, phải uống nhắc lại.




Làm sao để hết đau đầu và cách phòng đau đầu
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Ăn gì sau khi say rượu bia để giã rượu?
Làm sao để hết đau đầu sau khi uống rượu
Sau khi say rượu nên ăn uống gì để cơ thể đỡ mệt
Mẹo chữa uống rượu say
Làm sao để hết hôi miệng -




(st)