Khắc phục tình trạng táo bón sau sinh cho mẹ luôn thoải mái

Khắc phục tình trạng táo bón sau sinh cho mẹ luôn thoải mái. Đa phần các sản phụ đều sợ phải đối mặt với triệu chứng "Táo bón sau sinh" bởi táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con, ... gây nhiều phiền toái cho công việc và sinh hoạt.

Làm gì để loại trừ táo bón mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con yêu chính là nỗi băn khoăn, lo lắng nhất với Phụ nữ sau sinh.


Nguyên nhân


Nguyên nhân do sinh hoạt:

- Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, nằm nghỉ trên giường nhiều nên vận động của ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nhiều nên phân khô, cứng lại gây táo bón.

- Chế độ ăn của sản phụ thường kiêng khem hơn bình thường cùng với tâm lý hạn chế uống nước để sữa đỡ bị loãng cũng là một nguy cơ gây tăng táo bón.

Các nguyên nhân sinh lý:

- Phụ nữ ở thai kỳ cuối, vào thời điểm sắp sinh tử cung to, chèn ép các vùng kế cận trong đó có ruột kết, ruột hình chữ S và ruột thẳng khiến cho nhu động ruột bị giảm gây táo bón, thường gọi là “táo bón khi mang thai”.

- Trong thời gian thai kỳ, âm huyết tập trung để nuôi dưỡng thai nên đại tràng kém được nuôi dưỡng gây khô táo ruột mà sinh táo bón, ở những người mà triệu chứng táo bón xuất hiện từ những tháng cuối của thai kỳ thì sau khi sinh xong táo bón có nguy cơ nặng hơn.

- Phụ nữ sau sinh thường mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Như trên đã đề cập trong thời kỳ thai lớn đại tràng đã kém được nuôi dưỡng đến khi sinh xong, khí huyết lại bị hư tổn nặng nề nên rất dễ dàng bị táo bón. Hiện tại Đông y cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở phụ nữ sau sinh và xếp nguyên nhân gây táo bón do khí huyết hư tổn, cơ thể suy nhược ở phụ nữ sau sinh vào loại “hư chứng”. Những phụ nữ trước khi sinh hoặc khi chưa thai nghén mà thường xuyên bị táo bón do các nguyên nhân thực chứng như cơ thể thực nhiệt, đại tràng dài,.... thì nguy cơ bị táo bón sau khi sinh sẽ tăng lên rõ rệt, gây đau đớn khi đại tiện và cũng dễ rách hậu môn hay trĩ, rồi sa tử cung, sa trực tràng hơn những sản phụ bình thường.

Đặc điểm lâm sàng: Sau khi sinh ăn uống bình thường, không đau bụng, không nôn mửa nhưng đại tiện rất khó khăn.


Phụ nữ sau sinh nếu bị táo bón cần sớm thiết lập lại phản xạ đại tiện bình thường để tránh những hậu quả không tốt cho cơ quan tiêu hóa và sinh sản sau này. Vì đang trong giai đoạn cho con bú nên người phụ nữ cần suy xét để sử dụng các giải pháp loại trừ táo bón phù hợp mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Lựa chọn tốt nhất là các sản phẩm Đông y có công dụng ích huyết để nhuận tràng. Một trong số đó là sản phẩm Ích huyết nhuận tràng Nam Dược –có tác dụng bồi bổ khí huyết, sinh tân dịch, loại trừ “táo bón sau sinh” rất hiệu quả. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, lại có những vị như Hoàng kỳ, Sinh địa, Đương quy là những dược liệu thường được dùng trong các bài thông sữa, lợi sữa nên Ích huyết nhuận tràng Nam Dược không những giúp bạn loại trừ táo bón mà còn giúp bé yêu của bạn có một nguồn sữa an toàn và dồi dào hơn.

7 lời khuyên giúp tránh xa táo bón sau sinh



Bị táo bón hoặc đại tiện khó khăn là một trong triệu chứng thường gặp ở các chị em phụ nữ sau khi sinh nở.


Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng chủ yếu do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài. Thêm nữa là sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên cung cấp lực co bóp không đủ. Đồng thời, chế độ ăn uống của bà bầu thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu các chất xơ.

Một nguyên nhân nữa là một số chị em do sợ đau hoặc đi lại khó khăn nên có thói quen đi vệ sinh bằng bô chuyên dụng ngay trên giường trong thời gian đầu sau khi sinh cũng góp phần “tiếp tay” cho hiện tượng
táo bón.

Để phòng tránh chứng bệnh không mong muốn này, các chị em nên làm theo những lời khuyên dưới đây:

1. Chú ý đến chế độ ăn uống:

Các chị em nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau và trái cây. Rau chân vịt, cần, mướp đắng, rau muống và các loại quả như: chuối, táo, lê, là những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Một điều cần chú ý là tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu còn xanh bởi không những không có hiệu quả mà còn gây táo bón tệ hơn.

2. Tập thể dục sau khi sinh:

Sau khi đã hết ở cữ, nếu nằm lỳ một chỗ trên giường, ít
vận động thì bạn đã khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón. Vì vậy, bạn nên tránh nằm bất động trong thời gian dài mà nên đi lại, vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.



3. Uống nhiều nước:

Do mất nhiều máu trong quá trình sinh con và cần tiếp tục bài thải sản dịch sau khi sinh nên sản phụ cần được bổ sung nhiều nước. Bạn nên
uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, nước canh rau, sữa đậu nành và nước trái cây tươi.

4. Giữ tinh thần vui vẻ:

Tâm trạng buồn bã, bi quan sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Người nhà và bản thân sản phụ nên biết điều này để tránh các kích thích tinh thần không đáng có.

5. Thực hành bài tập Kegel:

Một điều đáng ngạc nhiên là bài tập này giúp điều trị táo bón thành công đến 70%. Bạn có thể thực hành bài tập Kegel theo tư thế đứng hoặc nằm đều được và có thể bắt đầu ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh con.

6. Nghỉ ngơi thư giãn:

Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất.

7. Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện:

Nếu tất cả các biện pháp đã được áp dụng mà không tránh được chứng táo bón thì bạn nên sử dụng loại thuốc có tác dụng làm mềm phân để dễ đại tiện hơn. Nên xin chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ khi dùng thuốc.

Ăn uống chữa táo bón sau sinh


Rất nhiều sản phụ sau khi sinh thường bị táo bón. Chị em thường có biểu hiện âm hư hoả vượng: sắc mặt không tươi nhuận, hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý không bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh là do bị mất máu nhiều sau khi sinh, khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch suy hao ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột, phân bị khô gây nên táo bón; bên cạnh đó là do tập quán kiêng khem ăn uống quá mức, ăn ít chất xơ cũng gây táo bón. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, nước uống giúp vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chữa được chứng bệnh này để chị em tham khảo.

Cháo vừng đen: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Vừng đen, gạo xay nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho gạo, vừng đen vào nồi cùng với 250ml nước đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng, tất cả cho vào nồi thêm 300ml nước, đun cho khoai nhừ, quấy đều cho thành cháo, thêm đường đỏ, đun tiếp đến khi sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Theo dõi nếu thấy đại tiện ngày 1 lần là được, ngừng ăn cháo.

Cháo bầu dục lợn: Bầu dục lợn 1 đôi (250g), gạo ngon 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Bầu dục làm sạch thái vừa miếng ướp mắm muối, nghệ sau 10 phút kẹp nướng trên than hồng cho tới chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi thêm 250ml nước, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bầu dục vào, đun tiếp đến khi cháo sôi lại khoảng 10 phút là được. Ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 2 - 3 ngày.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, cuộng rau bắp cải 100g, gạo ngon 100g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch, mài nhỏ hay nạo thành sợi. Cuộng bắp cải rửa sạch thái nhỏ. Gạo ngon xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho bột gạo vào nồi thêm 250ml nước, đun nhỏ lửa, cháo sôi cho cà rốt, cuộng bắp cải vào quấy đều đến khi cháo sôi lại, cho thịt lợn vào đun tiếp một lúc là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3 - 5 ngày.
 
Gà hấp khoai tây:
Gà 1 con nhỏ (300g), khoai tây 100g, nghệ đen 10g, cà rốt 50g, gừng tươi 3g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Khoai tây bỏ vỏ rửa sạch. Cà rốt, gừng, nghệ đen đều mài nhỏ, trộn đều với bột ngọt, bột gia vị. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, chân, đầu. Cho khoai lang, cà rốt, nghệ, gừng vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Khi gà chín, cho sản phụ ăn nóng lúc đói, ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Gà hấp táo tàu: Gà 1 con nhỏ (300g), táo tàu 5 quả, vừng đen 50g, nghệ đen 10g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, cho vừng đen, táo tàu, nghệ đen, bột ngọt, bột gia vị vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 ngày.

Chè chuối tiêu: Chuối tiêu 3 quả, đường trắng 30g. Chuối tiêu chọn quả chín, bỏ vỏ cho vào đánh nhừ như kem, thêm 200ml nước quấy đều, đun trên lửa nhỏ, chè sôi cho đường trắng vào đun tiếp, đường tan hết là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Chè mật ong: mật ong 30g, vừng đen 100g, gừng tươi 3g. Vừng đen, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun trên lửa nhỏ, khi chín cho mật ong vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Chè đu đủ: Đu đủ chín 300g, đường trắng 30g. Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, xay nhỏ, cho đường trắng vào đánh cho tan đều, đun lửa nhỏ đến khi chè sôi là được. Ngày ăn 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Chè khoai sọ: Khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm 150ml nước đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Cao dầu vừng: Dầu vừng 100g, mật ong 200g, gạo nếp 100g. Dầu vừng và mật ong cho lẫn vào với nhau quấy đều đun lửa nhỏ. Gạo nếp xay thành bột. Khi dầu vừng sôi thì cho bột gạo nếp vào quấy đều, bột gạo chín là được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g pha với nước sôi uống.

Nước hạt tía tô: Hạt tía tô 10g, hoa vừng đen 15g. Hạt tía tô, hoa vừng đen rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

Để phòng bệnh, chị em nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm có chất xơ như rau tươi, quả chín...; không nên ăn các chất quá cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, thuốc lá...


Cháo cật heo
: Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày. 



Chia sẻ kinh nghiệm chữa táo bón sau sinh

Cho tới bây giờ em vẫn luôn thầm cảm ơn món cháo “nhân sâm bình dân” này

Em sinh bé đầu lòng là Xuka được 3 tháng rưỡi. Hồi mới sinh tự dưng  em bị táo bón nặng. Các mẹ không biết chứ, nói ra thì ngại nhưng mỗi lần vào em vào nhà vệ sinh là phải ngồi trong đó cả tiếng đồng hồ, mồ hôi tứa ra đầm đìa mặt mũi, quần áo (mặc dù thời tiết thì vẫn đang rét run lập cập).  Khổ sở  vô cùng các mẹ ạ, em đau tới kinh hoàng, phát khóc luôn.

Em đã cố gắng ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động nhiều lắm đấy. Thế mà tình hình không cải thiện được gì cả. Có lần đi bị chảy máu tong tỏng. Em hoảng quá định bụng mua thuốc nhưng lại nghĩ rằng đang cho con bú nên chẳng dám uống.

Chị gái thấy em lần đầu làm mẹ mà lại khổ sở vì bệnh tế nhị này nên ngay lập tức tư vấn cho em cách làm cách chữa táo bón cho phụ nữ sau sinh cực tốt, đấy là cháo cà rốt. Chị bảo rằng, phụ nữ sau khi sinh bị mất nhiều máu nên hay bị táo bón, ngày trước chị em sinh mấy đứa nhỏ kia cũng vậy thôi. Đây là nỗi khổ khó nói ra của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con. Hiện tượng này kéo dài, nếu không có cách xử lý thì không những gây khó chịu cho chính người mẹ, mà để lâu còn có thể dẫn tới những bệnh lý khác như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con.



Cà rốt được nhiều người tán dương gọi là "nhân sâm bình dân" đấy! (ảnh minh họa)

Thấy món cháo đơn giản, dễ làm nên em làm theo ngay hướng dẫn của chị và áp dụng chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày thế mà em thấy có hiệu quả ngay tức thì.

Các mẹ sau sinh bị chứng táo bón thì bắt tay vào làm ngay thôi. Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C, protein, chất béo, đường, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho…,do vậy món ăn này được nhiều người tán dương gọi là "nhân sâm bình dân" đấy! Sự kết hợp của các thành phần gạo, thịt, rau, củ sẽ mang lại cho bà bầu một bát cháo ngon đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị

Cà rốt: 200g

Gạo tẻ: 100g

Thịt nạc: 59g

Hành lá + Hành khô: 5, 6 nhánh

Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mì chính, nước mắm


Món cháo hoàn thành đầy đủ dinh dưỡng mà nhuận tràng cực tốt. (ảnh minh họa)

Cách chế biến

- Gạo vo, rồi ngâm sạch, vớt ra để ráo.

- Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành hình quân cờ.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị.

- Đun nóng dầu, cho hành khô vào phi thơm, cho thịt băm và cà rốt vào xào thơm 1 phút, cho một lượng gia vị thích hợp vào rồi trộn đều, lấy ra.

- Nấu sôi nước, cho gạo, thịt và cà rốt đã xào vào nấu sôi, hạ nhỏ lửa đến khi hạt gạo nở như hoa, cà rốt mềm thì nêm gia vị vào.

- Cuối cùng cho thịt lợn băm đã xào và hành ăn nóng.

Món cháo cà rốt hoàn thành sẽ có màu trắng, đỏ trông đẹp mắt, đặc sệt, đầy đủ dinh dưỡng, có lợi tiêu hóa mà ngon lắm các mẹ ạ!



Chăm sóc âm đạo sau sinh
Hậu sản sau sinh
Chăm sóc vòng 1 sau sinh
Sau khi sinh có nên đánh răng
Chăm sóc vòng 2 sau sinh
Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi phải làm sao
Khắc phục thiếu máu sau sinh


(st)