Cách chăm sóc người bị tụt huyết áp theo lời khuyên bác sĩ
Một số mẫu hang đá noel đơn giản mà đẹp
Video Clip:Người huyết áp thấp nên ăn gì?
Khắc phục tình trạng tụt huyết áp ngay tại nhà cực kì đơn giảnTụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp, là một thuật ngữ để chỉ khi áp lực máu tác động lên thành động mạch sau mỗi nhịp tim thấp hơn so với bình thường.
Tình trạng này ảnh hưởng đến một lượng lớn dân số thế giới, song đa số chúng ta ít để ý và thường bỏ qua. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bị tụt huyết áp có thể cản trở ôxy cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng lưu thông lên não, dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Nguyên nhân gây tụt huyết áp
Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp, nhưng dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta nên biết và khắc phục trước khi quá muộn.
Mất nước. Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Mất máu. Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể làm giảm huyết áp. Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm tai nạn, phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác.
Viêm nội tạng. Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn máu gây hạ huyết áp.
Cơ tim yếu. Nếu bạn bị yếu cơ tim, bạn rất dễ bị hạ huyết áp. Cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu, làm giảm lượng máu được bơm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.
Nghẽn tim. Tình trạng này có thể xảy ra do nhồi máu cơ tim hay chứng xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt giúp dẫn truyền dòng điện trong tim bị tổn hại, gây cản trở một vài hay tất cả các tín hiệu điện đi đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, ảnh hưởng đến huyết áp.
Nhịp tim nhanh bất thường. Nhịp tim nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp. Khi tim đập không đều hoặc quá nhanh, các tâm thất của tim do đó cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không bình thường. Chính vì điều này, tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa trước khi co bóp, vì vậy lượng máu trong mạch bị giảm, cho dù nhịp tim đập nhanh.
Mang thai. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng.
Nhiễm trùng nặng. Theo đó, vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng như phổi hay bụng thâm nhập vào dòng máu, sau đó sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến huyết áp bị hạ.
Thiếu hụt dinh dưỡng. Tất cả mọi người đều cần bổ sung dinh dưỡng để sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.
Các vấn đề nội tiết. Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh ở tuyến cận giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tụt huyết áp. Theo các chuyên gia, sở dĩ chứng hạ huyết áp xảy ra khi mắc các vấn đề về nội tiết là vì một số biến chứng xuất hiện trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết.
Huyết áp tụt thường gặp ở những đối tượng nào?
Một người được xem là có huyết áp bị tụt khi huyết áp tâm thu dưới mức 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Tụt huyết áp có thể gặp ở những người tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc, đặc biệt là người cao tuổi khi thuyết ápy đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi chuyển sang đứng (gọi là tụt huyết áp tư thế). Tụt huyết áp có thể gây nhiều triệu chứng như: xỉu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mất ý thức một cách tạm thời...
Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có huyết áp thấp do giảm cung lượng tim. Chảy máu gây thiếu máu cấp hoặc mạn cũng thường gây ra tụt huyết áp. Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gây tụt huyết áp do máu bị dồn ứ lại ở tĩnh mạch và trở về tim không đầy đủ.
Tụt huyết áp còn gặp trong những trường hợp bệnh lý cấp tính khác như: nhiễm khuẩn nặng (sốc nhiễm khuẩn), sốc do sốt xuất huyết huyết ápy tiêu chảy mất nước. Vì vậy, trong mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể cao kèm theo huyết áp tụt thì phải thận trọng xem bệnh nhân đó có bị sốt xuất huyết huyết ápy không? Nhất là khi bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra thành dịch ở nhiều địa phương trong cả nước.
Cũng có một số người huyết áp của họ luôn thấp hơn người bình thường, khi hoạt động thể lực mạnh huyết ápy thời tiết thuyết ápy đổi đột ngột làm cho huyết áp không thích ứng kịp, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khả năng lao động giảm sút.
Cần phải kịp thời xử trí tụt huyết áp
Tụt huyết áp tư thế có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhũn não, suy tim cấp. Người bệnh tăng huyết áp đang điều trị bằng thuốc cần lưu ý có thể xảy ra biến chứng này nên rất cần đo huyết áp ở tư thế đứng. Nếu huyết áp tâm thu khi đứng thấp hơn khi ngồi từ 30 mmHg trở lên thì có nghĩa là bệnh nhân bị tụt huyết áp khi đứng. Điều này đặc biệt lưu ý đối với những người có tuổi đang được điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp nhưng huyết ápy thuyết ápn phiền rằng có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.
Với những bệnh nhân bị sốt huyết ápy tiêu chảy, khi huyết áp tụt xuống một cách đột ngột thì cần phải bù dịch theo đường tĩnh mạch với một lượng dịch tương đối nhuyết ápnh và nhiều, sau đó người bệnh nên được vận chuyển ngay đến khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc tích cực hơn, đề phòng những biến chứng nặng có thể xảy ra. Với những bệnh nhân bị tụt huyết áp tư thế thì cần đặt bệnh nhân nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân và truyền dịch nếu cần thiết.
Các trường hợp bệnh mạn tính dẫn đến tụt huyết áp thì phải điều trị theo những bệnh mạn tính là nguyên nhân gây tụt. Bệnh nhân suy tim có huyết áp thấp cần phải được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và ức chế men chuyển liều thấp nhằm tăng khả năng co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên để huyết áp có thể tăng lên. Một số trường hợp phải sử dụng các thuốc vận mạch bằng đường tĩnh mạch nhằm duy trì cung lượng tuần hoàn trong cơ thể, nhằm nâng huyết áp, bảo đảm đủ điều kiện cho thận hoạt động, tránh suy thận kéo dài.
Giãn tĩnh mạch chi dưới, một nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp cũng cần điều trị triệt để.
Xử lý nhanh khi bị tụt huyết áp
Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp)
Thực hiện sơ cứu
Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho...
Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp
Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khải sát gần đây của Đại học Havard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
- Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
- Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp
- Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,…
Thói quen ăn uống điều độ
Đói bụng dẫn đến giảm hàm lượng đường máu, giảm sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu dẫn đến tụt huyết áp. Bởi vậy, người bị bệnh huyết áp thấp, nên lưu ý có chế độ ăn hợp lý, chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày. Nên để các loại ngũ cốc, bánh quy, sữa thường trực trong túi để ăn bất cứ lúc nào cảm thấy đói để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.
Huyết áp thấp hay còn được gọi là tụt huyết áp là một tình trạng áp suất của máu bơm qua các động mạch thấp bất thường. Những người có chỉ số khoảng 90/60 hoặc ít hơn thường được coi là có huyết áp thấp.
Đối với nhiều người có huyết áp cao (tăng huyết áp), hạ huyết áp dường như là một mục tiêu để phấn đấu. Tuy nhiên, với một số đối tượng, đặc biệt là người già, người tàn tật, tình trạng này có thể không được xem như là một dấu hiệu của sức khỏe tốt, bởi vì nó có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, huyết áp thấp thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng kể trên. Nếu bạn bị huyết áp thấp, và bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu thì bệnh hạ huyết áp của bạn thường không cần điều trị.
Uống nước muối
Khi hàm lượng nước và muối của cơ thể giảm, nó có thể dẫn đến huyết áp thấp. Để ngăn chặn điều này, hãy đảm bảo rằng bạn uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp làm tăng khối lượng máu trong cơ thể bạn, và khi lượng máu tăng lên trong động mạch, huyết áp cũng sẽ tăng theo. Bên cạnh đó, những người có bệnh huyết áp thấp thường được các bác sĩ khuyên nên tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, lượng muối này vẫn phải nằm trong giới hạn cho phép. Cũng không nên uống quá nhiều nước, chỉ nên uống vừa đủ.
Tránh uống rượu
Đối với bệnh nhân huyết áp thấp, rượu không bao giờ được hoan nghênh cả. Nếu bạn uống rượu, ngay sau đó cơ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng mất nước, khiến khối lượng máu giảm đi đồng thời làm huyết áp tụt xuống rõ rệt. Do đó, sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn uống rượu thường xuyên.
Ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên
Để giúp ngăn chặn hạ huyết áp sau khi ăn (thấp huyết áp sau bữa ăn), bạn nên ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày và nằm xuống một chút sau khi ăn, hoặc ngồi yên trong một thời gian cũng có thể giúp hạn chế bớt tình trạng này.
Củ cải đường
Nước ép nguyên củ cải đường là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng huyết áp thấp. Bạn nên uống một cốc nước ép củ cải đường hai lần một ngày để điều trị hạ huyết áp. Chỉ khoảng một tuần thôi, bạn sẽ thấy chứng hạ huyết áp đỡ hẳn.
Đứng lên chậm rãi
Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử một số động tác co duỗi đầu tiên để làm tăng nhịp tim và dòng chảy của máu đi khắp cơ thể của bạn.
Phòng ngừa tụt huyết áp bất ngờ:
Quan trọng nhất là đừng để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói. Không uống quá nhiều rượu, có chế độ ăn hợp lý chứ đừng ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm cân nặng ở một số phụ nữ trẻ. Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột là buổi sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.
Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị tụt huyết áo vô căn có thể tập dường sinh, Yoga đúng các rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn. Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ đủ và tập thề dụng thường xuyên.
Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như tiểu đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính v.v…Nên khám sức khỏe định kỳ với những người trên 40 tuồi với 02 lần trong năm để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẩn đến tụt huyết áp bất ngờ.
Phòng bệnh mùa hè dễ mắc như tiêu chảy, sốt xuất huyết. Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh.
Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường mật, áp - xe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao.
Người bệnh tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi thuyết ápy đổi tư thế, để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thuốc cũng như liều lượng thuốc đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.
Một số người huyết áp trong giới hạn thấp của bình thường (huyết áp 90/60 mmHg) huyết ápy thuyết ápn phiền rằng họ làm việc nhuyết ápnh mệt mỏi, huyết ápy buồn ngủ. Những người này có thể uống một số loại trà sâm hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp huyết áp ổn định hơn trong ngày. Tuy nhiên, nên đo lại huyết áp sau 2 - 3 tuần vì huyết áp có thể tăng sau một thời gian dài dùng sâm.
Món ăn chữa huyết áp thấp
Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu an toàn hiệu quả
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp có chữa được không?
Cây chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả -
Biện pháp chữa bệnh huyết áp thấp hiệu quả cao
(st)