Khám phá 5 lợi ích của lá dâu tằm ít ai biết
Khám phá vị ngon của bánh mì nhân táo
Nếu lưỡi bạn giống một trong 7 hình sau thì nên đi khám ngay lập tức
Mỗi thai phụ đều được kiểm tra nước tiểu định kỳ nhằm phát hiện các bệnh lý. Ví dụ thử nước tiểu có thể phát hiện viêm thận. Bác sĩ còn muốn biết nước tiểu có đạm hay không để lưu ý tiền sản giật; có đường hay không để theo dõi tiểu đường tiến triển; và tìm ketone (một chất phát sinh do cơ thể đốt acid béo lấy năng lượng), là dấu hiệu của tiểu đường lâu năm hoặc tình trang ói nhiều hay thiếu ăn trong thai kỳ.
Thử máu
Thử máu để xác định nhóm máu cơ bản và nhóm máu RHESUS (Rh). Điều này vô cùng cần thiết phòng khi cần truyền máu hoặc điều trị bất đồng nhóm máu RHESUS. Để biết có thiếu máu hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ haemoglibin. Thử máu còn dùng để phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và kháng thể kháng RUBELLA (sởi Đức). Một số rối loạn di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, cũng được phát hiện nhờ thử máu. Hiện nay, thử HIV đã được áp dụng cho tất cả các thai phụ.
Khám ngoài
Các khám nghiệm sản khoa giúp bác sĩ và nữ hộ sinh nhận diện những vấn đề tiềm ẩn ngay từ giai đoạn sớm.
Huyết áp
Mỗi lần đi khám thai, thai phụ đều được đo huyết áp, và huyết áp cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Chỉ số huyết áp trung bình là 120/70mmHg, mặc dù huyết áp thay đổi theo tuổi và ở mỗi độ tuổi đều có một biên độ huyết áp được xem là bình thường.
Chiều cao và kích cỡ bàn chân
Nếu thai phụ nhỏ người và có bàn chân nhỏ, thì xương chậu cũng có thể quá nhỏ không đủ cho thai nhi đi qua
Cân nặng
Bác sĩ luôn theo dõi cân nặng của mẹ để biết tình hình phát triển của thai nhi. Tăng cân đột ngột có thể là biểu hiện của sự ứ nước trong cơ thể và tiền sản giật.
Chân và bàn tay
Bác sĩ sẽ khám chân để tìm dấu hiệu giãn tĩnh mạch, khám mắt cá và bàn tay để tìm dấu hiệu phù nề mà có thể là biểu hiện của tiền sản giật.
Vú
Bác sĩ sẽ khám kỹ đầu vú để xem chúng có thụt vào hay không, và có cần điều chỉnh hay không
Sờ nắn bụng
Sờ nắn bụng giúp bác sĩ biết được vị trí của thai. Từ tuần thứ 12 trở đi, đáy tử cung sẽ trồi lên ổ bụng và có thể sờ thấy khi khám ngoài. Bác sĩ sẽ đo khoảng cách giữa đáy tử cung và xương mu để tính tuổi thai, tìm đầu và mông của bé để xác định vị trí thai.
Các chữ viết tắt thường gặp trong bệnh án
Ngay từ lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được phát 1 quyển sổ khám thai. Sau mỗi lần khám, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ ghi vào sổ các chi tiết như tình trạng của mẹ và con. kết quả xét nghiệm và thường ghi tắt. Sau đây là các chữ viết tắt thường được dùng trong sản khoa mà bạn nên biết
Alb |
Albumin |
NBT |
Nhau bám thấp |
BXĐC |
Bất xứng đầu chậu |
NDS |
Ngày dự sinh / Ngày sinh dự đoán |
CCTT |
Chẩm chậu trái trước |
NTĐ |
Nhau tiền đạo |
CCTS |
Chẩm chậu trái sau |
PARA 0/ con so |
Chưa sinh lần nào |
CCPT |
Chẩm chậu phải trước |
PARA 1 |
Đã có 1 con |
CCPS |
Chẩm chậu phải sau |
ST / NST |
Stress test / Nong stress test |
CDĐM |
Chiều dài đầu mông |
T/d |
Theo dõi |
CDXĐ |
Chiều dài xương đùi |
TSG / SG |
Tiền sản giật / Sản giật |
CHA |
Cao huyết áp |
TT (+) |
Có tim thai |
CTC |
Cổ tử cung |
VMC |
Vết mổ cũ |
Siêu âm thai
Siêu âm thai là kỹ thuật dùng sóng âm cao tần để vẽ lại hình ảnh thai nhi trong tửcung qua phát hiện và phân tích sóng dội. Kết quả siêu ân cung cấp những thông tin quá giá về sự phát triển của thai. Siêu âm được dùng để chính xác kích thước và vị trí thai nhi, đồng thời được dùng phối hợp với các xét nghiệm chuẩn đoán khác, như chọc ối để phát hiện hội chứng Down. Một sô dị tật lớn cũng có thể được nhìn thấy qua siêu âm. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14, đo độ dày của vùng da vùng dáy thai nhi có thể tính được nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể. Siêu âm là phương pháp khám nghiệm không đau và được xem là an toàn, tuy nhiên các nghiên cứu về hậu quả lâu dài vẫn hoàn tất.
Sinh thiết màng đệm
Các vi mao màng đệm (có dình dạng như ngon tay) ở rìa bánh nhau có đực điểm di truyền giống như thai nhi và do đó có thể được dùng để kiểm tra một số bệnh lý của thai nhi và do đó có thể được dùng để kiểm tra một số bệnh lý của thai nhi như u xơ ang và hội chứng Down. Sinh thiết màng đệm được thực hiện khi thai được 10 đến `12 tuần và thường cho kết quả 1 đến 2 ngày. Sinh thiết màng đệm cho kết quả sớm hơn chọc ối (xem bên phải), nhưng nguy cơ sẩy thai lại cao hơn 2%. Có 2 cách thực hiện sinh thiết màng đệm: bằng đường qua cổ tử cung (xem hình trên) - một ống thông sẽ được đưa từ âm đạo qua cổ tử cung vào tử cung để lấy một ít tế bào của vi mao màng đệm; và bằng đường qua thành bụng tương tự nhu chọc ối.
Chọc ối
Nước ối có chưa da và ột số tế bào bị bong của thai nhi. Chọc ối nhằm lấy ra những thành phần này để biết được tình trạng của thai. Xet nghiệm này thường được áp dụng cho thai phụ trên 35 tuổi, hoặc các thai phụ có dấu hiệu bất theoèng ở các test khác. Nguy cơ sẩy thai sau khi chọc ối 0,5%. Sau khi gây tê thành bụng và dùng siêu âm dẫn đường để tránh bị trí thai nhi, bác sĩ sẽ chọc kim bào buồng ối và hút ra một ít nước ối.
Soi thai
Soi thai là kỹ thuật dùng một ống soi mảnh, dẻo và có thấy kính mạnh gắn ở đàu đưa vào tử cung (qua âm đạo hoặc qua vết rạch trên thành bụng) để quan sát thai nhi và nước ối. Nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện các bất thường của thai.
Kiểm tra dấu hiệu gáy mờ
Đây là phương pháp điểm tra đặc biệt để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down và khiếm khuyết ống thần kinh như hở đốt sống hay não úng thuỷ. Bác sĩ sẽ dùng siêu âm có độ nét cao để đo lượng dịch tụ sau gáy của thai nhi. Nếu khoảng mờ có kích thước lớn hơn 2,5mm, đồng thời xem xéttuổi và tiền sử sản của mẹ có nhiều điểm phù hợp, thì có thể là dấu hiệu nguy cơ cao. Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 11-13, có độ chính xác là 80%. Nếu kết quả nghi ngờ có bất thường, bác sĩ làm thêm các test khác để xác minh.
Xét nghiệm 3 chất
Đây là kỹ thuật xét nghiệm máu mới được pháp triển, dùng để đo nồng độ của 3 chất trong máu của thai phụ 16 tuần; đó là các chất oestradiol (một dạng của oestragen), hCG (Human Chorionic Gonadotrophin) và alpha-fetoprotein (xem bên trái). Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ căn cứ độ tuổi của mẹ để đánh giá khả năng có bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Mọi trường hợp nghi ngờ đều được kiểm tra thêm, có thể chọc ối hoặc siêu âm.
Biểu đồ thai máy
Vào 3 tháng cuối thai kỳ,ta có thể biết tình trạng sức khoẻ của thai nhi dựa vao số lần máy trong một khoảng thời gian là 6giờ.Thai phụ sẽ được yêu cầu đánh dấu vao phần trên biểu đồ thời điểm mà thai máy 5 cái liền; nếu ít hơn 5 cái thì đánh dấu vào phần dưới.
Bắt liên lạc với bé
Biết bé cảm nhận được những gì sẽ giúp các bâc cha mẹ tạo sự liên lạc với con ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi có thể sờ,nghe, thấy được ,và thậm chí cảm nhận được những cảm xúc của mẹ thông qua một số chất được tiết ra.Ví dụ,vui sướng gây tiết endorphin ,còn giận giữ và sợ hãi làm các catecholamine xuất hiện.
Nghe tim thai
Từ tháng thứ 3 trở đi,thai sẽ được kiểm tra nhịp tim ở mỗi lần khám thai.Nhịp tim thai nhanh gấp đôi so với nhịp tim người lớn(140lần/phutso với 72lần/phút )
Ống nghe tim thai kiểu cũ, còn gọi là ống nge Pinnard
Máy nge tim thai sử dụng sóng siêu âm để theo dõi và khuếch đại nhịp tim thai
Kiểu thế của thai
Kiểu thế là từ dùng để mô tả vị trí tương đối của thai nhi trong tử cung.Xác định kiểu thế dựa vào tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai (thường là ngôi chỏm với điểm mốc là chẩm) với khung chậu của mẹ - phải hay trái và trước hay sau. Ví dụ, kiểu chẩm chậu phải trước là vùng chẩm của thai nhi nằm bên phải xương chậu mẹ và hướng ra trước.
Khi cột sống của thai nhi nằm song song với cột sống của mẹ thì gọi là ngôi dọc, còn nếu nằm ngang gọi là ngôi ngang (hiếm gặp).
(St)