Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mề đay
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh trĩ khi mang thai - nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đau mắt trắng (Đồng tử trắng) ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị
Khàn giọng mất tiếng vì sao? làm thế nào để trị nhanh chứng khàn giọng? tổng hợp các mẹo hay nhất chữa mất tiếng.
Từ hôm qua đến giờ em nói cứ thều thào tiếng được tiếng mất. Chả là viêm họng rồi lại hò hét con nên mới thế!
Có ai có kinh nghiệm chữa mất tiếng không chia sẻ cho em với! Nó mà mất tiếng hẳn thì chết!
Những nguyên nhân gây khản giọng, mất tiếng
Một trong những nguyên nhân thường gặp là hút thuốc hoặc uống rượu nhiều, sau đó bị cảm lạnh, dẫn đến viêm thanh quản. Nếu có bội nhiễm, thanh quản càng phù nề, nhất là ở bờ tự do của thanh đới, cản trở sự rung động của thanh đới và gây khản hoặc mất tiếng.
Những nguyên nhân khác:
- Viêm thanh quản do virus: Biểu hiện bằng một cơn cấp tính khi gặp thời tiết lạnh, tiếp theo sau đó là tình trạng viêm mũi - họng. Viêm thanh quản cũng có thể do nhiễm khuẩn gây ra. Tình trạng viêm này thường xảy ra với bệnh cúm.
- Phát âm quá mức (trẻ em khóc, gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp, gây tổn thương thanh đới.
- Có vấn đề thực thể như u, polyp, loét ở thanh quản. Bệnh nhân thường có thêm một số triệu chứng khác như đau nhiều ở họng và cổ, khản tiếng rồi mất tiếng kéo dài nếu không được điều trị.
- Bệnh nhược cơ, thiểu năng giáp trạng hoặc liệt hành tủy: Trong những bệnh này, cơ của thanh quản cũng yếu, có thể liệt, gây mất tiếng. Thường kết hợp với nuốt khó, đau họng, đau ngực.
- Có tổn thương thần kinh thanh quản do đã được mổ ở tuyến giáp, cổ, ngực phía trên, thực quản, làm tổn thương đến thần kinh thanh quản.
- Rối loạn thần kinh trung ương.
- Trào ngược dạ dày ở bệnh dạ dày tá tràng.
Để phát hiện đúng nguyên nhân gây khản và mất tiếng, bệnh nhân cần:
- Đánh giá xem khản tiếng hoặc mất tiếng là một hiện tượng mới bị cấp tính hay đã kéo dài (10-15 ngày). Nếu cấp tính thì có khả năng là viêm cấp do virus hoặc vi khuẩn. Nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì phải khám chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện kịp thời những nguyên nhân nặng như u, cục, liệt thần kinh...
- Khám bệnh một cách tổng hợp toàn diện để xem chứng khản tiếng, mất tiếng có phải là hậu quả của những bệnh như nhược cơ, tiểu đường, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh về thần kinh trung ương... không. Như vậy mới chẩn đoán đúng nguyên nhân mà chữa trị.
Cần đặc biệt chú ý trong các trường hợp như:
- Bệnh kéo dài.
- Nghiện thuốc lá, nghiện rượu nặng.
- Đã cao tuổi (60-70).
- Đã được phẫu thuật vùng cổ trước đây.
- Có u, cục hoặc tổn thương nghi ngờ: Cần làm sinh thiết để không bỏ sót bệnh lý ác tính.
Biểu hiện của mất tiếng thường là bị biến đổi giọng nói, giọng nói trở nên khàn đục, âm lượng giảm, nói không thành tiếng, kèm theo đó là cảm giác rát họng, đau họng, nhức đầu. Nặng hơn mất tiếng có thể gây ra sốt nhẹ. Nguyên nhân gây nên mất tiếng là do các dây thanh quản của đường hô hấp bị tổn thương. Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp, có chứa rất nhiều dây âm thanh. Khi chúng ta hát hoặc nói chuyện, các dây thanh rung động và sản xuất âm thanh.
Mất tiếng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của con người, nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người vì mất tiếng còn kèm theo cảm giác rát họng và đau họng, nhức đầu. Khi bị mất tiếng, cần phải hạn chế nói, hát để không làm gia tăng mức độ nghiêm trọng và tiếp tục có những biện pháp chữa trị cụ thể để cải thiện tình trạng giọng nói.
Bằng vài sự kết hợp nhỏ giữa các thực phẩm hàng ngày, người bị mất tiếng có thể cải thiện tốt tình trạng giọng nói của mình mà không cần phải sử dụng tới thuốc. Sự kết hợp giữa trà đặc và muối, mật ong với sữa tươi ấm… sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cổ họng.
Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.
Mật ong và sữa tươi: Thức uống được pha trộn giữa mật ong và sữa tươi ấm cải thiện đáng kể tình trạng giọng nói của người mất giọng.
Mật ong và chanh tươi: Khía kiểu mũi khế ở lớp vỏ ngoài của quả chanh, đặt quả chanh trong một chén nhỏ, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm.
Ngoài ra, để tránh bị khản giọng, mất giọng, trước lúc hát, có thể ngậm hoặc xúc miệng nước muối loãng. Trong quá trình ca hát có thể sử dụng vài thức uống có tác dụng bảo vệ họng như chanh muối, mơ muối… Bên cạnh đó, đối với những người có thói quen hút thuốc lá, nên hạn chế và dừng việc sử dụng thuốc lá khi bị khản giọng, mất giọng.
Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, cùng với thời gian thanh quản cũng ngày càng trở nên yếu đi do bệnh tật cũng như do thường xuyên phải làm việc quá tải.
Đối những người phải làm việc “bằng họng” nhiều như giáo viên, ca sỹ, luật sư… thì viêm họng, mất giọng quả thực là một vấn đề vô cùng lớn. Họ luôn cần một giọng nói khỏe mạnh.
Để tránh đau họng và mất giọng, bạn cần phải “tôi luyện” cổ họng của mình hàng ngày. Ban đầu, hãy uống nước bằng nhiệt độ phòng, sau đó mỗi ngày giảm nhiệt độ nước xuống 1oC. Tốt hơn cả là thêm khoảng 1 thìa muối hoặc hoa cúc vào cốc nước.
Ngoài ra còn vài phương pháp khác giúp bạn tránh mất giọng tạm thời:
- Pha nước ép cà rốt tươi với sữa theo tỷ lệ 1:3 và uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần nửa cốc.
- Uống một cốc sữa nóng pha thêm 1 thìa rượu voka mỗi tối.
- Trộn 2 lòng đỏ trứng gà, 50g mật ong và 30g rượu cô nhắc. Uống 4 lần một ngày, mỗi lần một thìa.
- Trước khi phát biểu hoặc dạy, để phục hồi lại giọng nói, hãy uống hỗn hợp sau: 1 lòng đỏ trứng gà, 10 gam dầu thực vật, 20g đường và 5 giọt rượu cô nhắc.
- Ngoài ra, uống nước ép táo, cam, cà rốt cũng có thể giúp cổ họng của bạn làm việc bình thường.
Thời gian gần đây, nhiều nhà điều trị ở vùng Trung Âu đã thay nhau báo cáo về hiện tượng nhiều người bất ngờ khan tiếng hay thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có dấu hiệu bệnh lý báo động. Cũng theo các nhà nghiên cứu ở vùng đất nằm giữa châu Âu, tình trạng này thường được ghi nhận vào những ngày oi ả mùa hè.
Bệnh nhân trước đó có thể đổ mồ hôi, sổ mũi hay húng hắng chút đỉnh, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng, thậm chí trong nhiều ngày, nếu không được điều trị sớm và hiệu quả.
Nguyên nhân do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khan tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng như đổ lửa thì tắt tiếng. Nếu môi trường bên ngoài lại thêm ô nhiễm thì việc mở miệng chỉ nghe khào khào là chuyện thường tình.
Khi khan tiếng, nên bình tĩnh tuân thủ các lời dặn sau:
- Cố gắng giới hạn việc đối đáp càng nhiều càng tốt.
- Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Nếu được nước ấm có pha khoảng 20 giọt sáp ong (propolis) thì thanh quản càng sớm trở lại hoạt động bình thường.
- Có thể pha hai muỗng cà-phê mật ong trong 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.
- Ngậm viên nước đá có pha vài giọt dầu khuynh diệp sau mỗi bữa ăn để vừa sát trùng vùng hầu họng, vừa tránh xung huyết trong cổ họng.
- Nếu có nhiều đờm thì ngâm ít lát củ hành trong nước ấm vài giờ. Sau đó súc miệng với nước củ hành.
- Nếu bị lở bên trong miệng thì trộn hai quả trứng gà trong 250ml rượu đế. Dùng rượu đế súc miệng hay thoa trên vết loét. Uống chút chút cũng không sao.
- Xịt nước muối vào cổ họng mỗi giờ nếu phải tiếp tục làm việc trong phòng máy lạnh.
- Ngưng hút thuốc trong thời gian tắt tiếng vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên.
Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:
- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.
- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.
- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.
- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.
- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.
- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.
Bài thuốc chữa khàn giọng
Tiết trời thay đổi, nhiều người hay bị khàn giọng, mất tiếng. Một số bài thuốc dân gian dùng chữa khàn giọng, nhưng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.
Bài thuốc dân gian
Lương y Vũ Quốc Trung khuyên, khi đã bị khàn giọng thì cố gắng hạn chế việc nói chuyện, đồng thời thực hiện một trong số những biện pháp sau: súc miệng nhiều lần (có thể mỗi giờ) với nước trà pha đậm có gia vào một ít muối ăn (vừa phải, không quá mặn). |
Hoặc có thể dùng nước ấm có pha một tí mật ong để uống. Có thể pha hai muỗng cà phê mật ong trong 250 ml sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng hành củ cắt lát, đem ngâm vài giờ trong nước ấm rồi dùng nước này để súc họng. Hay dùng cùi của quả kha tử đem trộn với muối ngậm trong miệng 15 phút rồi nhổ đi, ngày làm 3-4 lần như vậy. Dùng giá luộc lấy nước uống cũng rất hay.
Ngoài ra, đông y cũng có một số phương thuốc dùng chữa tình trạng khàn giọng, tắt tiếng, tùy theo thể bệnh mà vận dụng. Chẳng hạn, nếu khàn giọng do phong nhiệt - người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau..., thì dùng phương thuốc gồm: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi loại 10g), thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (cùng 6g), nam hoàng bá 12g.
Nếu khàn giọng do đàm nhiệt uất kết, thì dùng phương thuốc gồm: xạ can, mã đâu linh (cùng 6g), hạt bí đao, qua lâu bì, sa sâm, tỳ bà diệp, ngưu bàng tử (cùng 9g), thuyền thoái, cam thảo, xuyên bối mẫu (cùng 3g).
Nếu khàn giọng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, thì dùng bài thuốc gồm: sa sâm 12g, huyền sâm, bạch quả, câu kỷ tử, mạch môn đông, bạc hà, đan bì, cam thảo (cùng 10g), núc nác 6g.
Nếu bị khàn giọng, chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (cùng 16g), sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (cùng 10g), cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (cùng 6g), trần bì 8g.
Trường hợp khàn tiếng do phế hư thì dùng phương thuốc gồm: nhân sâm, bạch linh, đương quy, sinh địa (cùng 12g), thiên môn đông, mạch môn đông, kha tử, ô mai, a giao, mật ong (cùng 10g), ngưu nhũ 16g, lê tươi 1 quả.
Các bài thuốc trên sắc (nấu) uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần dùng trong ngày. Cách sắc: Nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
(St)