Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi
Cách ăn Kiwi khôn ngoan tận dụng hết chất dinh dưỡng
Cách nấu cháo bí ngô giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Kể từ lúc chào đời, đánh dấu mốc thay đổi môi trường sống của trẻ. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi, chứ không phải lấy oxi qua nhau thai từ mẹ nữa; hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động độc lập và thích nghi với môi trường sống mới này. Trẻ trở thành một cá thể độc lập và sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng của trẻ trong vòng 4-6 tháng đầu.
Trong thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh về tinh thần và thể chất. Khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh ra. Trẻ lớn phát triển mạnh về hệ xương , chiều cao tăng rất nhanh. Đồng thời, 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt Canxi là thành phần không thể thiếu, cần cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho trẻ.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn sam, ăn dặm. Khi sữa không còn đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ, thì trẻ cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài. Vấn đề đặt ra là : Là một người mẹ, thực đơn của trẻ 6 tháng tuổi như thế nào là hợp lý cho trẻ? Không nhiều bà mẹ có hiểu biết đúng và đầy đủ về vấn đề này.
Nội dung chính
1 Chế độ ăn của trẻ 6 tháng tuổi là như thế nào?
2 Nguyên tắc cho ăn bổ sung :
3 Ô vuông thức ăn.
4 Thức ăn chủ yếu: tinh bột:
5 Thức ăn cung cấp năng lượng
6 Thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất
7 Thức ăn giàu Canxi
8 Bổ sung Canxi từ sữa.
9 Bổ sung Canxi từ thực phẩm
10 Bổ sung Canxi tổng hợp
Chế độ ăn của trẻ 6 tháng tuổi là như thế nào?
Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn sam. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi.
Nguyên tắc cho ăn bổ sung :
Để trẻ thích nghỉ dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
Thức ăn bổ sung : Theo ô vuông thức ăn
Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.
Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).
Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột : thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.
Chú ý : Không cho trẻ ăn theo kiểu: Bữa nay ăn bột với thịt, bữa sau cho trẻ ăn bột với rau, rồi bữa tiếp cho trẻ ăn bột với dầu ..như vậy cơ thể sẽ luôn luôn thiếu chất, sẽ không phát triển và lớn nhanh được vì bữa này tiếp nhận protein, bữa sau tiếp nhận dầu, thì protein đã được chuyển hóa và đào thải,bữa tiếp nhận thêm vitamin thì dầu đã không còn để cho những loại vitamin tan trong dầu có môi trường tan ra và vì vậy mà không được hấp thu…
Ô vuông thức ăn.
Thức ăn chủ yếu: tinh bột:
Gồm các loại ngũ cốc ( gạo, ngô, khoai, sắn..) được chế biến dưới dạng bột xay nhuyễn.
Thức ăn cung cấp đạm ( hay còn gọi là thức ăn giàu đạm)
Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật: thịt , trứng, cá, sữa, tôm, cua..
Thứa ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật: Các loại đậu, đỗ…như đậu tương,đậu xanh, đậu đen, đậu phụ…
Thức ăn cung cấp năng lượng
Mỡ động vật: Mỡ lợn, mỡ gà..
Dầu thực vật: Dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành, dầu ô liu…
Trong dầu ăn có tỉ lệ axit béo không no cao hơn mỡ động vật nên dễ hấp thu hơn. Khi cho trẻ ăn để tỉ lệ các axit béo không no cân đối, nên kết hợp ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật.
Đối với mỗi bữa bột, trong khi nấu, các mẹ cho thêm vào nồi bột 1 thìa cafe dầu, là đủ lượng lipid cần thiết cho trẻ.
Thức ăn cung cấp vitamin và khoáng chất
Gồm các loại rau xanh và quả chín. Rau xanh thẫm ( rau muống, rau ngót, rau cải xoong..) cung cấp sắt để tạo hồng cầu cho cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các loại quả chín đỏ( đu đủ, gấc, dưa hấu, cà rốt, cà chua…) cung cấp cho cơ thế Vitamin A dưới dạng tiền Vitamin A.
Thức ăn giàu Canxi
Thời kỳ phát triển xương, mọc răng, cơ thể trẻ có nhu cầu Canxi cao. Do đó, chế độ ăn theo ô vuông thức ăn, giàu dinh dưỡng, cần đặc biệt chú ý đảm bảo lượng Canxi đầy đủ cho sự phát triển của trẻ.
Bổ sung Canxi từ sữa.
Nguồn Canxi tốt nhất cho trẻ là từ sữa mẹ. Tới 6 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm sữa ngoài. Giai đoạn này, sữa tốt nhất cho trẻ là dạng sữa bột. Pha sữa đủ và đúng cách theo hướng dẫn trên hộp. Trẻ 6 tháng tuổi, cho ăn 4-5 bữa sữa, mỗi lần pha cho ăn không quá 200ml. Các mẹ lưu ý là pha đủ, cho ăn hết. Không nên cho trẻ ăn sữa dư thừa , như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh, cũng như chất lượng của sữa.
Bổ sung Canxi từ thực phẩm
Thịt, cá: Các mẹ chú ý là không nên cho trẻ ăn loại cá da trơn như cá mè, cá quả, cá trê, trạch, lươn vì vị tanh của cá, trẻ dễ bị tiêu chảy. Xay thịt, cá nhuyễn, nấu bột cho trẻ.
Xương : Có một sai lầm lớn mà nhiều mẹ mắc phải: Dùng xương ống ninh lấy nước nấu bột cho trẻ vì nước sẽ ngọt, và hầu hết các bà mẹ nghĩ rằng trong nước xương ống có nhiều canxi. Thực chất nước xương ống không có Canxi, chỉ có axit amin. Chỉ nên dùng đầu xương, sụn, dẻ sườn.
Tôm, cua: Sau khi xay nhuyễn, các mẹ lọc lấy nước nấu bột cho con sẽ rất tốt.
Trứng: Trứng cũng là thực phẩm giàu Canxi, có thể cho thêm ¼ – ½ quả trứng gà ( có cả lòng đỏ và lòng trắng) vào bột của trẻ. Chú ý nấu chín trứng, tránh để trứng chưa chín hẳn dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Rau: giàu Canxi và khoáng chất như rau ngót…
Các củ quả, nghiền, xay nhỏ, cho trẻ ăn 1-2 thìa mỗi ngày.
Bổ sung Canxi tổng hợp
Ngoài nguồn Can xi từ thức ăn, các mẹ có thể bổ sung Canxi tổng hợp tới khi trẻ 3-5 tuổi. Bởi, giai đoạn này, trẻ phát triển rất mạnh về thể chất đặc biệt là hệ xương. Đảm bảo đủ Canxi, trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Lượng Canxi cần bổ sung 500 – 700 mg/kg cân nặng.
Nhiều trường hợp, mặc dù đã thực hiện cung cấp đủ Canxi cần thiết cho trẻ, nhưng con bạn vẫn thiếu Canxi. Vấn đề cần xem xét là khả năng hấp thu Canxi của con bạn kém. Cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên, trong 30 phút vào khoảng thời gian từ 7 tới 9 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thu Canxi tốt hơn. Cần hỏi bác sĩ để có liều Vitamin D tổng hợp thích hợp cho trẻ.
Cung cấp Canxi đầy đủ, ngoài ra còn cần phải hạn chế đào thải Canxi qua phân và nước tiểu bằng cách :
Chế độ ăn của trẻ không nên quá nhiều đạm: nhiều đạm làm toan máu - trung hòa Canxi trong máu gây mất nhiều canxi qua đào thải ra ngoài. Cung cấp đủ đạm là điều rất cần thiết, song, khi phân của trẻ bết, đặc và thối là dấu hiệu của lượng đạm quá nhiều, thì nên giảm lượng đạm trong bữa ăn của trẻ. Lượng protid trung bình cho trẻ là 4g/kg/ngày.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều muối : Khi ăn nhiều muối sẽ làm tăng đào thải Canxi. Bình thường: 3g muối/ngày.
Nuôi trẻ không phải là dễ. Để con bạn khỏe mạnh, phát triển tốt, thì bạn phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo từ bữa ăn tới giấc ngủ của trẻ. Cần luôn luôn chú ý tới những biểu hiện của trẻ. Khi con bạn có biểu hiện ra nhiều mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, thì đó là những dấu hiệu của thiếu Canxi. Cần bổ sung Canxi kịp thời, để đảm bảo con bạn chưa bị còi xương, suy dinh dưỡng.