Nên cho trẻ uống vitamin D như thế nào?
Có nên cho trẻ uống men tiêu hóa?
Khi nào nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Nên cho trẻ uống vitamin D như nào cho đúng?
Nên cho trẻ uống vitamin D thế nào để không gây tác dụng phụ?
Nhu cầu nước của trẻ:
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu về lượng nước của trẻ cũng khác nhau:
– Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần khoảng 600 – 1.000ml nước/ngày.
– Trẻ từ 3 – 6 tuổi 1.000 – 1.500ml/ngày.
Theo các chuyên gia, nên cho trẻ uống một ly nước vào lúc sáng sớm ngay sau khi thức dậy, sau đó chia ra làm 5 – 6 lần để uống trong ngày lượng nước còn lại.
Nên tập cho trẻ thói quen uống nước một cách chủ động, nên uống nước đã được đun sôi để nguội trong vòng từ 12 – 24 tiếng đồng hồ, không nên uống nước đã được để qua đêm. Khi cho trẻ uống nước, tốt nhất nên sử dụng ly thủy tinh để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Trẻ cần phải được cung cấp nước đầy đủ trong ngày:
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nếu thấy trẻ đi tiểu ít hơn 5 – 6 lần hoặc nước tiểu màu vàng hơi nặng mùi chứng tỏ trẻ đang bị thiếu nước.
Uống ít trước khi ngủ và uống nhiều sau khi thức dậy. Khi vừa thức dậy cho trẻ uống nước khi bụng trống sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu, thúc đẩy đại não tỉnh táo nhanh chóng.
Có nhiều người cho rằng trong sữa mẹ hay sữa bò đã chứa lượng nước lớn và có nhiều dinh dưỡng vì thế không cần cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có nhu cầu uống nước như người lớn vì nước chiếm 65% thể trọng cơ thể đối với người trưởng thành và từ 70 – 75% đối với trẻ nhỏ.
Do quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh nên nhu cầu về lượng nước của trẻ nhiều hơn so với người lớn. Thông thường lượng nước trẻ cần mỗi ngày vào khoảng 150ml/kg thể trọng. Ngoài việc cho trẻ bú sữa thì việc cung cấp thêm lượng nước thích hợp cho trẻ là một điều rất cần thiết.
Do chức năng thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, nếu không uống đủ nước sẽ làm cô đặc sữa, hay khi cho trẻ ăn lượng muối cho vào thức ăn quá lượng sẽ làm tăng gánh nặng lên bộ phận thận của trẻ.
– Không khát cũng phải uống. Đối với trẻ thường có tâm lý chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng một khi miệng thấy khát thì lượng nước trong cơ thể đã bị mất cân bằng, trung khu thần kinh phát ra tín hiệu đòi hỏi cơ thể phải cung cấp nước.
– Trẻ nên hạn chế sử dụng ly nhựa, ly giấy, hạn chế uống nước suối, nước đóng chai, không nên uống nước chưa được đun sôi hay nước được nấu đi nấu lại nhiều lần.
– Không nên thay thế nước bằng các loại nước ngọt có ga, sữa tươi cho trẻ, việc này là một sai lầm làm cho trẻ dễ bị béo phì, khi trưởng thành dễ mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, cao huyết áp…
– Trước khi cho trẻ bú không nên cho trẻ uống nước, càng không nên cho uống nước ngọt nếu không sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác thèm ăn hay bú sữa.
– Nước tốt nhất là loại đun sôi để nguội vì chúng sẽ lập tức được cơ thể hấp thu và sử dụng, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy bài tiết, hơn nữa không gây gánh nặng cho thận.
Một số thời điểm đặc biệt lưu ý:
Tiêu chảy: Khi trẻ bị tiêu chảy thì các nguyên tố khoáng bị mất đi, đặc biệt là Natri và Kali do vậy cần bổ sung cho trẻ uống bổ sung nước oresol pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì, bù lại lượng nước mất đi do tiêu chảy và chống thất thoát chất điện giải cho cơ thể.
Khi vào mùa hè: Ngoài việc cho trẻ uống nhiều nước ấm còn có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh, nước dưa hấu… giúp trẻ bổ sung lượng nước được kịp thời, còn có tác dụng tán nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể.
Khi trẻ bị sốt, ho: Khi trẻ bị sốt hay ho đều cần bổ sung nước kịp thời cho trẻ. Nước sẽ có tác dụng thanh phế, thanh nhiệt; quả lê hay củ mã thầy nấu chung với nước có tác dụng bồi lại lượng nước, thanh phế, trị ho… Đối với trẻ lớn hơn có thể cho uống nước trái cây ép trong đó có chứa nhiều vitamin sẽ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.