Huyết áp thấp mạn tính là một bệnh thường gặp với các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ: nhẹ thì không có biểu hiện gì hoặc xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ...; nặng thì có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tay chân giá lạnh, vã mồ hôi, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể có các cơn ngất xỉu.
Trong y học cổ truyền phương Đông, bệnh lý huyết áp thấp mạn tính thuộc phạm vi các chứng bệnh như huyễn vựng, hư lao, quyết chứng... và được điều trị bằng nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt..., trong đó có một liệu pháp khá hữu hiệu nhưng chưa được nhiều người lưu tâm đến đó là tập luyện khí công. Biện pháp này tuy không đưa huyết áp nhanh chóng trở về trị số bình thường như dược vật nhưng hiệu quả lại tương đối ổn định và đặc biệt là hầu như không có tác dụng phụ. Các bài tập khí công dành cho bệnh lý huyết áp thấp mạn tính khá nhiều, trong bài viết này chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả hai công pháp thông dụng nhất là cường tráng công và nội dưỡng công.
Kiên trì luyện tập, cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Cường tráng công
Công pháp này được Lưu Quý Trân (Trung Quốc) hấp thu tinh hoa khí công trong dân gian cùng với các phương pháp khí công của Đạo gia, Nho gia và Phật gia tổng hợp lại và chỉnh lý mà thành. Nó cũng thuộc về Tĩnh công nhưng trong hơi thở và tư thế có đặc điểm riêng là đứng trụ và ngồi xếp bằng, có tác dụng dưỡng khí tráng lực, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Cách tập cụ thể như sau:
Ngồi tự nhiên trên ghế, hai chân mở rộng bằng tầm hai vai, ngón chân hướng ra phía trước, khớp gối gấp vuông góc, cột sống thẳng ngay, đầu hơi nghiêng về phía trước, hai mắt nhắm hờ, thả lỏng hai vai, cẳng tay hơi gấp. Ngón cái và 4 ngón tay mở rộng tự nhiên như muốn cầm một vật gì đó, đặt ở trước bụng dưới, có thể như là nâng cẳng tay lên. Hai tay đặt trước ngực như ôm quả bóng. Tập trung sự chú ý vào huyệt đan điền. Đây là vị trí tương ứng với huyệt khí hải, nằm ở trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 1,5 thốn đồng thân. Khi luyện tập chỉ cần tưởng tượng đan điền là một vùng tròn to hay một quả cầu bé nằm ở giữa vùng bụng dưới. Theo y học cổ truyền, đan điền là "sinh khí chi hải" (biển của sinh khí) có vai trò quan trọng trong nhân thể. Thở sâu, khi hít vào ngực và bụng phình lên, khi thở ra ngực và hụng thu vào. Khí hít vào nên ngắn, khí thở ra nên dài. Mỗi ngày luyện 3-5 lần, mỗi lần 30-60 phút.
Nội dưỡng công
Công pháp này thuộc thể loại Tĩnh công, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ rất sớm. Năm 1947 đại sư Lưu Quý Trân đã tiến hành chỉnh lý, tổng kết và sau đó chính thức trở thành một trong những phương pháp chính của khí công.
Cách tập cụ thể như sau:
Có thể dùng cách nằm hoặc ngồi xếp bằng tròn. Nếu nằm thì có thể nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc nằm sấp, nhưng thông thường là nằm ngửa ngay ngắn trên giường, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhằm hờ, hai tay duỗi thẳng tự nhiên dọc theo thân mình, lòng bàn tay úp xuống, chân duỗi thẳng, hai gót khép lại, các ngón chân xòe ra tự nhiên. Nếu ngồi thì ngồi ngay ngắn trên ghế, đầu hơi cúi về trước, hai mắt nhắm hờ, ngực nhô lưng thẳng, hai vai và khuỷu tay thả lỏng, ngón tay duỗi, lòng bàn tay úp xuống đặt trên đùi, hai chân cách nhau cùng tầm với vai, gối gấp 90o (đùi song song với mặt đất) bàn chân bám đất.
Miệng hơi ngậm, thở bằng mũi, trước tiên hít vào thật sâu rồi ngừng thở giây lát, sau đó từ từ thở ra (hít vào - ngừng thở - thở ra), luân phiên đều đặn như vậy. Phối hợp với niệm câu từ, thông thường bắt đầu bằng câu có 3 chữ (khi hít vào niệm một chữ, khi ngừng thở niệm một chữ và khi thở ra niệm nốt chữ còn lại), sau đó tăng dần lên nhưng không nên quá 9 chữ. Câu gì cũng được nhưng nên chọn những câu có nội dung như: "Tự kỷ tĩnh", "Nội tạng động, đại não tĩnh", "Tự kỷ tĩnh tọa", "Tự kỷ tĩnh tọa thân thể khỏe", "Kiên trì luyện tập cơ thể sẽ khỏe mạnh"... Câu từ niệm có tác dụng tập trung tư tưởng, dứt bỏ mọi ý nghĩ tản mạn, thông qua ám thị có thể dẫn đến những hiệu ứng sinh lý tương ứng với câu từ. Cần chú ý khi hít vào thì lưỡi nâng lên chạm hàm ếch, khi thở ra thì lưỡi hạ xuống và khi ngừng thở thì lưỡi bất động. Tập trung tư tưởng vào đan điền. Người mới tập nội dưỡng công, mỗi ngày nên luyện một lần trong 10-15 phút; người đã tập thành thạo có thể luyện 2-3 lần trong ngày, mỗi lần từ 20-30 phút.
Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp cả hai công pháp. Điều quan trọng là phải tập luyện kiên trì và đều đặn. Cần lựa chọn nơi tập luyện cho thích hợp, bảo đảm yên tĩnh, thông thoáng nhưng không bị gió lùa. Trước khi luyện tập 15-20 phút cần dừng mọi hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng, đi vệ sinh và cởi bớt áo ngoài. Trong thời gian tập nên sinh hoạt điều độ, không hút thuốc lá và uống rượu, tránh mọi căng thẳng tình cảm. Sau khi tập xong, không nên vội đứng lên ngay hoặc cử động mạnh, dùng hai bàn tay xoa mặt, vuốt nhẹ hai mắt, sau đó từ từ trở lại hoạt động bình thường. Không nên luyện công khi quá no hoặc quá đói, khi bị cảm mạo, tiêu chảy cấp tính và quá mệt mỏi cũng nên tạm ngừng tập luyện.
CÁCH CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP ĐƠN GIẢN
Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.
|
Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát.
Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:
Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.
Bài 2:Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.
Bài 3:Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.
Bài 5:Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.
Bài 6:Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
gười huyết áp thấp ăn uống, tập luyện thế nào?
|
Các thức uống như cà phê, chè đặc, nước nho... rất tốt cho người huyết áp thấp. Để tăng huyết áp, bệnh nhân cũng cần tập luyện thể thường xuyên, trong đó các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều thích hợp. |
|
Tổ chức Y tế Thế giới không coi huyết áp thấp là biểu hiện của tổn thương tim. Theo quy định, chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.
Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh, với đặc điểm giá trị huyết áp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Trong trường hợp này, huyết áp thấp có thể do thể tạng, di truyền, do rèn sức bền thường xuyên (như vận động viện chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và do sự bù trừ thích nghi ở cư dân sống trên vùng núi cao.
Huyết áp thấp bệnh lý bao gồm tụt huyết áp cấp (với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất) và huyết áp thấp mạn tính. Huyết áp thấp mạn tính lại được chia ra thành hai loại: nguyên phát (do giảm trương lực thần kinh mạch máu) và thứ phát (triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường mật...).
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc sống sau:
Về ăn uống
Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
MÓN ĂN CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Cũng có một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt nên khó nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược.
Với bệnh huyết áp thấp mãn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là một số món ăn chữa trị bệnh huyết áp thấp.
1. 250 gr thịt bò tươi, rửa sạch băm nhỏ, thêm gừng, hành, muối hạt tiêu, ướp một lúc rồi cho tất cả vào hầm thành canh, hiệu quả rõ rệt trong việc tăng huyết áp.
2. 15 gr nhân sâm (hoặc 50 gr – 100gr đẳng sâm), 250 gr thịt lợn nạc, băm nhỏ, cho vào xào qua rồi nấu thành canh, có tác dụng ích khí dưỡng duyết, tăng huyết ấp.
3. 50- 100 gr đương quy, 30 gr rễ gừng tươi, 500 gr thịt dê, rửa sạch thái thành miếng, dùng đương quy, gừng tươi hầm cùng thịt dê, cho gia vị vừa vặn là có thể dùng. Có tác dụng bổ huyết, cường tráng cơ thể.
4. 30 gr long nhãn, 100gr gạp cánh, cho tất cả vào nấu thành cháo, cho thêm đường vào rồi ăn.
5. 30 gr cẩu kỷ tử, 100 gr gạo nếp, nấu thành cháo, ăn làm nhiều lần
6. 100 gr gân chân (lợn, bò), 200 gr thịt ức gà, rượu vang, muối, lòng trắng trứng 2 quả. Thịt gà băm nhỏ, thêm chút rượi, muối, bột ngọt vào. Cho dầu vào xào rồi hầm nhừ, cho tiếp thịt gà vào nêm gia vị cho vừa miệng.
7. 100 gr thịt bò tươi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, thêm nước và các loại gia vị vào nấu chin, cho thêm 200 gr gạo cánh, thêm nước nấu thành cháo, đợi thịt nhừ, cháo chín là có thể dùng được, nên ăn nóng vào sáng và tối có tác dụng bổ hư cường thể.
8. 250 gr thịt bụng lợn đã luộc chín, 15 gr mỗi thứ cẫu kỷ, đẳng sâm, sơn dược, vải khô, 20 gr mỗi thứ long nhãn, đại táo. Lấy thịt bụng lợn thái thành miếng nhỏ, cho tất cả nguyên liệu trên vào một bát sứ to, cho thêm hồ tiêu trắng, đường phèn, muối, dầu, hấp cách thủy 30 phút, thêm 50 gr lòng trắng trứng vào hấp đến chín nhừ là được.
9. 100 gr hải sâm rửa sạch, 10 quả trứng chim cứt luộc chín bóc bỏ vỏ, cho vào nồi cùng hải sâm hầm kỹ, thêm chút muối tinh, dầu ăn, đường trắng vào đun thêm một chút.
10. 1 con lươn, 100 gr thị lợn nạc, 50 gr hoàng kỳ. Đem lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt thành khúc, cho 2 vị trên vào cùng hầm kỹ, bỏ bã hàng kỳ đi, ăn cái, uống nước. Có thể trị huyết hưu, nhược dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đoản khí, hoa mắt chóng mặt.
11. 2 quả trừng gà, 15 gr cầu kỷ, 10 quả táo đỏ. Trước tiên lấy cầu kỷ, táo, cho nước lạnh đun khoảng 30 phút, cho trứng gà đã đánh tan đều vào đun cho đến chín, mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng điều bổ khí huyết, tăng cường thể chất.
12. 1 con bồ câu trắng, 30 gr mỗi thứ bắc kỷ, đẳng sâm, 50 gr hoạt sơn dược, 10 quả táo đỏ, tất cả cùng nấu thành canh. Có tác dụng bổ trung ích khí, trị trứng đau đầu, đoản khí, tâm thu, mệt mỏi.
13. 1 con gà mái tơ, bỏ lông rửa sạch, bỏ nội tạng, 30 gr hoàng kỳ, 15 gr thiên ma, rửa sạch thái thành miếng cho vào bụng gà. Cho gà vào nồi to, thêm gừng, hành mỗi thứ 10 gr, thêm một chút muối, hoảng tửu 10 ml. 10 gr trần bì, lượng nước cho thích hợp, đun to lửa cho sôi sau đó vặn nhỏ hầm đến khi gà nhừ, thêm chút hạt tiêu bột vào, có tác dụng ích khí bổ hư, tăng huyết áp.
14. 30 gr sâm Thái tử, 30 gr sơn dược, 20 gr ý dĩ sâm, 15 gr hạt sen, 10 quả đại táo, cho vào ngâm trong nước lạnh, rồi rửa sạch, thêm 100 gr gạo nếp, lượng nước thích hợp rồi cho tất cả vào hầm nhỏ lửa, ngày ăn 2 lần vào sáng, tối, 15 ngày cho một liệu trình.
15. Táo đỏ, sa sâm 15 gr, sinh địa 50 gr, thục địa 50 gr tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
16. Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50 gr gạo nếp ninh nhừ thành chào, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Ăn liền 2- 3 tháng.
17. Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30 gr hoàng kỳ, 30 gr thiên ma, gừng tươi 5 gr, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.
18. Lấy 250 gr thịt dứa, rồi thái thành miếng cộng với 60 gr thịt gà cho một tí bột hò tiêu rồi nấu chin để ăn . Món ăn này vừa dễ làm, ăn ngon lại có công nặng tiện tỳ, ích khí.
Gà ác hấp cách thủy
Nguyên liệu:
- Gà ác 1 con.
- Đương quy 30g.
- Hoàng kỳ 30g.
- Táo đỏ 5 quả.
- Kỷ tử 15g.
Cách làm:
- Gà làm sạch lông, mổ bụng và bỏ phủ tạng.
- Cho đương quy, hoàng kỳ táo đỏ, kỷ tử vào bụng gà.
- Đem hấp cánh thủy đến khi nào chín mềm.
- Khi gà chín, bỏ bã thuốc ra, ăn thịt gà và dùng nước canh.
- Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.
2. Theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc sau:
Nguyên liệu:
- Đảng sâm 15g.
- Ngũ vị tử 10g.
- Sơn thù 12g.
- Cam thảo 10g.
- Mạch môn đông 12g
- Sinh địa 12g.
- Kỷ tử 12g.
Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc lấy nướng, uống 2 lần/ ngày.
3. Cháo Cá diếc
Nguyên liệu:
- Cá diếc 1 con.
- Gạo nếp 50g.
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, bột ngọt.
- Thì là, hành.
Cách làm:
- Cá rửa sạch, mổ bụng và bỏ ruột.
- Cho cá vào cùng gạo nếp và nước lọc ninh nhừ thành cháo.
- Cho thêm gia vị. Khi ăn cho rau thì là và hành lá vào ăn nóng.
- Mỗi tuần ăn 2-3 lần. Ăn liên tục trong 2-3 tháng.
4. Chim cút hầm cách thủy
Nguyên liệu:
- Chim cút 1 con.
- Hoàng kỳ 30g.
- Thiên ma 30g.
- Gừng tươi 5g.
- Hành 5 củ.
- Gia vị: bột canh, bột ngọt.
Cách làm:
- Chim cút làm sạch lông, mổ bụng, bỏ phủ tạng.
- Lấy hoàng kỳ, thiên ma, gừng tươi, hành củ rửa sạch, cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm.
- Ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.
5. Nước Táo đỏ
Nguyên liệu:
- Táo đỏ 10 quả.
- Sa sâm 15g.
- Sinh địa 50g.
- Thục địa 50g.
- Nước 600ml.
- Mật ong 50ml.
Cách làm:
- Cho táo đỏ, sa sâm, sinh địa, thục địa vào chung với nước, nấu trong 30 phút.
- Chắt lấy nước thuốc, cho thêm mật ong vào hòa đều. Uống 3 lần trong ngày.
CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.
Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thư���ng gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1. Dùng nhiều muối hơn Các bác sĩ thường khuyên nên giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày vì natri trong muối ăn làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì việc dùng nhiều muối hơn là hoàn toàn có thể. Nếu bạn bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
2. Uống nhiều nướcNên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện đềuTập thể thao đều hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.
4. Chế độ ănNên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ.Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
5. Tránh xa đồ uống có cồnSử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn
|
|
Về tập luyện
Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt.
Tập phải thường xuyên, tùy sức, không tập cố, không tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hằng ngày.
Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn mạn như sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường mật... Phòng tái phát viêm họng mạn bằng các biện pháp giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối..
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bài thuốc cho người huyết áp thấp mãn tính
Ăn kiêng cho người huyết áp
Huyết áp thấp
Món ăn chữa huyết áp thấp
Thực phẩm cho người huyết áp cao.
Món ăn cho người huyết áp cao
(ST)
|
|
|
|
|