Mẹo vặt chữa bệnh đau lưng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau lưng (thoát vị đĩa đệm) và bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thuốc tây
Khí công y đạo chữa bệnh đau lưng rất hiệu quả. Kết hợp giữa luyện tập khí công và các bài thuốc đơn giản sẽ cho hiểu quả chữa bệnh cao. hãy cùng tìm hiểu nhé!
KHÍ CÔNG Y ĐẠO CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG
Chữa Bệnh Đau Lưng, Sưng Khớp
Tập Thở Thiền
Câu hỏi:
Đã được 1 năm từ khi may mắn được biết Thày.
Tôi vẫn tập thể dục khí công đều và thấy khoẻ hơn trước khá nhiều .
Bài chữa cảm cúm được tôi áp dụng nhiều nhất và suốt 1 năm nay, đã hơn 30 lần, và lần nào cũng có kết quả rất tốt. Mỗi lần lướt qua được là trong lòng lại thầm cảm ơn Thày …
Hôm nay, xin viết mail này nhờ Thày chỉ cho tôi nên làm sao :
1/ Đau lưng :
Mới đây, tôi bị bị đau lưng, cúi ngửa không được. Mất hai ngày đầu tôi không nghĩ ra, ngày thứ ba tôi tìm tài liệu ” Chữa 104 Bịnh Câp Cứu ” của Thày và áp dụng bấm 2 huyệt Thân Mạch, Chiếu Hải ở dưới mắt cá chân .. và thấy bớt ngay lập tức. Tuy nhiên, tôi có cảm giác lưng như hơi cứng cứng và e rằng sẽ tái lại.
Thưa Thày, như vậy tôi tập theo một bài Thày hướng dẫn :
- Nằm hít thở, lúc thở ra để ý đến huyệt Mệnh Môn
- Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng
- Tập Cúi Ngửa 2 Nhịp
có được không?
Và khi tập thể dục khí công, có phải kiêng động tác nào không?
2/ Phần tĩnh công :
Tôi nằm thở Đan Điền Thần được 1 chút là miệng cứ mở ra, thiếp ngủ mất. Và cứ nghe như thân thể muốn nhúc nhích, nằm yên không được. Cho nên, tôi không thể thở lâu như mình muốn, giả dụ 100 lần chẳng hạn. Như vậy là tôi đã làm sai ở chỗ nào, xin Thày chỉ vẽ cho.
3/ Sưng khớp :
Còn chồng tôi lâu lâu vào nhưng ngày trời trở, lại bị sưng khớp. lúc cổ tay, lúc cổ chân . Có cách nào ngăn ngừa đừng trở nặng?
R���t mong được Thày chỉ dẫn cho.
Xin cảm ơn Thày rất nhiều
Kính chúc Thày cùng gia đình vui khoẻ
1-Bệnh đau lưng :
Do xương khớp cứng thường gặp ở tuổi già, do thời tiết thay đổi, và do vị thế xoay trở trái phải hay cúi ngửa lưng bị trặc dây thần kinh cơ lưng, chứ không do tổn thương đĩa đệm hay cột sống, trường hợp này có thể chữa bằng hai huyệt Thân Mạch và Chiếu Hải, để lưng có thể cúi ngửa lại được.
Cách tập khí công chữa đau lưng theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Lọc thận bằng hai cách : lọc sạn và cặn vôi kết tủa trong thận bằng Lá Cỏ Đồng Tiền, có bán trong tiệm thuốc bắc dưới dạng thuốc viên, dưới tên thương mại là Kim Tiền Thảo, tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, uống 2 ngày rồi nghỉ, để ý nước tiểu trước khi uống và sau khi uống thuốc. Cách thứ hai, lọc muối trong thận bằng 1 bó rau Ngò Tây (Parsley) nấu với 1 lít nước 10 phút, lọc lấy nước để dành trong tủ lạnh, uống như nước giải khát, khi đi tiểu ra muối và những chất độc cặn bã trong thận.
Khí :
Tập bài Nằm Kéo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, giúp thư giãn cơ lưng, bổ thận.
Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần làm lưng hết đau.
Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần sửa lại những đĩa đệm.
Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, giúp khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tăng cường oxy, hồng cầu, ấm cơ thể.
Thần :
Tùy theo áp huyết cao hay thấp, cần phải đo áp huyết 2 tay để biết xem phải tập bài nào.
Hai tay áp huyết cao, tập thở Đan Điền Tinh. Hai tay áp huyết thấp, tập thở Đan Điền Thần. Rối loạn áp huyết vừa cao vừa thấp, thở Mệnh Môn, để áp huyết hai tay bằng nhau..
2-Phần Tĩnh Công :
a-Thở Đan Điền Thần :
Khi đo áp huyết thấp, trán lạnh, tập thở Đan Điền Thần, nữ đặt bàn tay phải trên mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, tay trái đặt chồng lên trên, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi bình thường, không chú ý đến hơi thở, chỉ cần nằm nghe bụng đang phồng lên-xẹp xuống theo hơi thở ra vào, cho đến khi khí huyết trong bụng chuyển động từ bụng trên xuống bụng dưới, bụng mềm, ấm nóng, bàn tay ấm nóng rịn mồ hôi, là tập đúng, lúc đó sẽ rơi vào giấc ngủ sâu, để cơ thể tự điều chỉnh cho hết bệnh tật. Bài này làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, oxy và hồng cầu, an thần, ngủ ngon.
b-Thở Đan Điền Tinh :
Khi đo áp huyết cao, trán nóng, tập thở Đan Điền Tinh, nữ đặt bàn tay trái dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, bàn tay phải đặt chồng lên trên, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi bình thường, không chú ý đến hơi thở, chỉ cần nằm nghe bụng đang phồng lên-xẹp xuống theo hơi thở ra vào, cho đến khi khí huyết trong bụng chuyển động từ bụng trên xuống bụng dưới, bụng mềm, ấm nóng, bàn tay ấm nóng rịn mồ hôi, là tập đúng, lúc đó sẽ rơi vào giấc ngủ sâu, để cơ thể tự điều chỉnh cho hết bệnh tật. Bài này làm hạ áp huyết, trán mát, an thần, ngủ ngon.
c-Thở Mệnh Môn :
Áp huyết hai tay cao nhưng không đều, tập thở Mệnh Môn. Nữ, bàn tay phải đặt ở Đan Điền Thần, bàn tay trái đặt ở Đan Điền Tinh, nhưng ý trụ ở huyệt Mệnh Môn, sau lưng giữa cột sống, đối xứng với rốn, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, chi cần theo dõi khí huyết chạy qua huyệt Mệnh Môn như thế nào, cảm thấy nơi đó ấm nóng, có luồng khí chạy lên cột sống hay chạy xuống dưới chân, chỉ cần biết khí ở Mệnh Môn chạy lên hay xuống, chứ không theo dõi nó chạy đi đến đâu, mục đích chỉ cần chú ý một điểm Mệnh Môn cho nóng ấm, để giúp thận thủy chuyến hóa thành thận khí, tức là đã đưa sức nóng của tâm hỏa vào thận, gọi là điều chỉnh thủy-hỏa, áp huyết sẽ đều và ổn định ở mức 120-130, trở lại tuổi trung niên, giúp cơ thể chậm lão hóa, chữa được bệnh mất trí nhớ, hay đi tiểu đêm, trục trặc đường tiểu, yếu thận.
Đối với phương pháp tự chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo, là một phần của ngành Y Học Bổ Sung, theo khí công, máy đo áp huyết chính là bác sĩ trong gia đình, cần phải đo để theo dõi bệnh tình mỗi ngày sau khi ăn uống và tập luyện khí công, khi áp huyết ổn định, ăn ngủ ngon, cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, da thịt hồng hào, trẻ lại, là cơ thể đã hết bệnh, cho nên ông bà chúng ta thường nói : Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.
3-Sưng khớp :
Do thay đổi thời tiết làm sưng khớp tay chân, có hai loại là phong thấp hàn và phong thấp nhiệt. Như vậy trong cơ thể đã có sẵn thấp khí, là khí ẩm thấp ngưng tụ trong khe kẽ các khớp của cơ thể, nguyên nhân do hai yếu tố ăn uống thuộc Tinh, và yếu tố ít vận động thuộc Khí.
Tinh : Do ăn nhiều, những chất ngọt cay nóng, nhiều chất vôi như đồ biển.
Khí : Khí do thức ăn biến thành khí bị ngưng tụ không chuyển hóa, do không vận động thể dục thể thao.
Cách chữa :
- Chỉnh lại cách ăn uống về Tinh, bớt ăn hay ngưng ăn những chất kể trên. Tả mất tà khí ngưng tụ ở những điểm sưng đau bằng kim châm tiểu đường, nặn máu ra mầu đen, hay có khi ra chất vôi trắng khô.
Tẩy chất muối, cặn bã độc tố trong thận và trong máu bằng 1 bó rau Ngò Tây (Parsley) nấu với 1 lít nước trong 10 phút, lọc lấy nước cất đi, dùng uống như nước trà trong 1 ngày, ngày hôm sau đi tiểu để ý nước tiểu có ra nhiều cặn muối vôi.
- Khí :
Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần cho khí huyết thông ra bàn tay.
Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 15 phút để đưa khí huyết thông xuống chân.
Nếu đo Áp huyết thấp, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết.
Nếu áp huyết cao thì tập bài Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, làm hạ áp huyết và thông khí huyết ra tay chân. Tập bài chachacha.
Thần :
Áp huyết cao tập thờ Đan Điền Tinh, áp huyết thấp thở Đan Điền Thần như hướng dẫn ở trên.
uyết áp Tay trái của Bác trước khi ăn đều cao hơn sau khi ăn và cao hơn tiêu chuẩn (130 -146 so với 120-130) điều này là do Thức ăn từ bữa trước tiêu hóa quá chậm làm lên men làm Vị khí tăng cao.
Nhịp tim của hai tay sau khi ăn đều cao hơn chuẩn (84-92 so với 70-75) là do ăn những đồ ăn thức uống có tính Nóng làm Gan bị Nhiệt hoặc thức ăn lâu tiêu lên men sinh Nhiệt làm Tỳ Vị Thấp Nhiệt gây nên ứ đọng đường và lên men ở các khớp làm khô khớp, đau khớp.
Bác chỉ cần điều chỉnh lại một chút là được:
1.Tinh
Mua khoảng 10 trái Đậu Bắp lát mỏng vào tô nước ngâm 2h cho dịch nhầy chảy ra rồi uống, làm khoảng vài lần là khớp hết lục cục (chữa ngọn)
Kiêng ăn đồ ăn nóng như ớt, gừng, rượu.., nên ăn thức ăn mát
2. Khí
a. Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, ngày làm 3 lần sau khi ăn 30 phút, làm 2 tuần là các số đo sẽ thay đổi
b. Cúi Ngửa 2 và 4 nhịp mỗi bài 20 lần, ngày 3 lần, chữa Gốc đau xương sống
c. Vặn Mình 2 và 4 Nhịp mỗi bài 20 lần, ngày 3 lần, chữa gốc đau lưng
d. Dịch cân Kinh 4 nhịp 20 lần, ngày 3 lần, làm cứng gân khớp, điều hòa âm dương.
e. Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần
f. Vỗ Tâm Thận 20 lần, ngày 3 lần làm điều hòa lại Thủy Hỏa
g. Dậm Chân Phía Trước, Phía Sau, Bước CHa CHa Cha làm mạnh khớp gối, tiêu Thấp Nhiệt
3. Thần
Lúc nào rảnh Bác tập bài Lập Khí Lư Đảnh
Bài tập 1 : Tập thở Mệnh môn
Giai đoạn 1 : Nằm ngửa, hai lòng bàn tay úp trên bụng dưới, thở tự nhiên, chỉ theo dõi hơi thở ở bụng dưới cho đến khi nào cảm nhận được bụng phồng xẹp tự nhiên theo hơi thở.
Giai đoạn 2 : Tiếp tục thở tự nhiên, nhưng theo dõi hơi thở ra ở đằng sau lưng, nơi huyệt Mệnh môn, đối xứng với rốn, phải để ý mỗi hơi thở ra vùng Mệnh môn nóng ấm sẽ làm dịu cơn đau lưng.
Bài tập 2 :Kéo đầu gối
Nằm ngửa, đan 2 bàn tay lại với nhau. Nắm đầu gối bên chân trái. Bắt đầu hít vào từ từ. Khi thở ra từ từ thì kéo nhẹ đầu gối vào bụng . Kéo đến chỗ nào cảm thấy lưng hơi đau thì ngưng rồi hít vào tiếp. Lúc thở ra lại tiếp tục kéo sát vào bụng tiếp lần thứ hai, rồi bỏ tay ra duỗi thẳng chân ra như cũ.
Kéo đầu gối chân trái 1 lần, rồi đổi lại, kéo đấu gối chân phải một lần, hơi thở giống như trước .
Mục đích tập thở ra làm thư giãn thần kinh gân cơ sau lưng dọc cột sống lúc kéo đầu gối vào bụng để các đĩa đệm được mở ra không bị chèn ép các đốt sống lưng giúp cho khí huyết tuần hoàn được khắp các đốt sống vùng lưng dưới. Tập từ 30 đến 50 lần từ từ theo hơi thở vào thở ra đều đặn .
Để ý những lần kéo chân vào bụng, cái đau sau lưng giảm dần cho đến hết đau mới sang bài tập 3.
Bài tập thứ 3 :Cúi ngửa
Đứng hai chân dang rộng hơn vai một chút. Hai cánh tay song song đưa thẳng lên đầu từ từ ở thì hít vào, không ngửa lưng ra sau mà chỉ cần ngửa cổ ra sau. Khi thở ra thì đưa 2 cánh tay xuống theo thân người cúi xuống từ từ theo hơi thở ra, đầu nhìn xuống đất . Cúi được tới đâu thì ngưng lại ở đó. Khi hít vào lại ngẩng đầu đưa hai cánh tay song song lên trời. Khi thở ra lại cúi thân người và đầu theo hai cánh tay cho đến khi 2 bàn tay gần chạm mặt đất. Tập đến khi nào 2 bàn tay chạm được đến mặt đất là thành công.
Nếu trong lúc tập bài này, khi cúi lưng xuống mà có người đứng bên cạnh dùng bàn tay vỗ nhè nhẹ trên lưng ở thì thở ra lúc cúi xuống, thì 2 tay mình sẽ chạm đất được dễ dàng và cái đau sẽ biến mất rất nhanh.
Các phương pháp tự điều trị đau lưng cấp
1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.
3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
5. Chườm lạnh : Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Các phương pháp tự điều trị đau lưng cấp
1. Nằm nghỉ ngơi: Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Kéo giãn cột sống: Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.
3. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
4. Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
5. Chườm lạnh : Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, chuyến sang thăm nước Đức ông đã chữa khỏi bệnh đau lưng cho một đồng nghiệp bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt. Đồng nghiệp này rất phục cách chữa đau lưng của Đông y Việt Nam. Theo ông, việc chữa chứng đau lưng bằng châm cứu cũng rất an toàn, tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được thế giới thừa nhận và hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn tốt trong điều trị đau lưng mãn.
Bác sĩ Trần Thuấn (khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, nếu đau lưng cấp do thời tiết nên chườm nóng, lạnh hoặc xoa bóp, sẽ bớt đau và khỏi sau 1 ngày. Nếu đau lưng do làm việc trong một tư thế cố định chỉ cần nghỉ ngơi sau 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Đau lưng do vận động tổn thương ở mức nhẹ, do đi giầy dép cao gót chỉ cần kéo giãn cột sống sẽ khỏi đau sau 3 ngày.
Một số tổn thương gây đau lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao… cũng chỉ cần kéo giãn cột sống, nằm nghỉ ngơi, chườm, xoa bóp là khỏi. Hoặc có thể dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải do người có kỹ thuật thao tác mới đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám Đông y số 138A Giảng Võ, Hà Nội) cho rằng, có thể tự điều trị đau lưng cấp bằng cách nằm ngửa thả lỏng trên giường cứng. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế làm 3 – 5 lần. Xong nằm nghiêng để dậy từ từ. Làm 3 ngày, nếu không khỏi thì phải đi khám chuyên khoa.
Ngoài ra, có thể dùng khăn tẩm nước nóng già, hoặc túi chườm nóng đắp lên cột sống 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu sẽ rất dễ chịu (chỉ làm trong 24 giờ đầu sau khi có dấu hiệu đau). Nếu bị đau lưng do lạnh, có thể chườm lạnh bằng cách dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng 30 phút để co mạch, làm giảm đau tức thì. Biện pháp này cũng chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng. Đau lưng do viêm nóng, chấn thương, sang chấn có thể chườm túi nước đá lên cột sống 30 phút để làm giảm đau (áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng và chỉ dùng nếu đau lưng vì tập thể thao hay do va chạm).
Cũng theo lương y Dương Xuân Mến, vận động hợp lý là một liều thuốc chữa đau lưng. Khi đau lưng vẫn nên đi lại, làm việc vặt, tập thể dục nhẹ nhàng (theo hướng dẫn của thầy thuốc) để hỗ trợ cho lưng 5 phút mỗi lần, thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để giảm đau nhức. Điều quan trọng là chú ý giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động, tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người, mang xách vật nặng…
Những mẹo hay trị chứng đau lưng sau sẽ giúp hạn chế phần nào những khó chịu do chứng đau phổ biến này gây ra
1. Các chuyên gia khuyên nên uống nước đường hoặc nước mật ong ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp trị chứng đau lưng hữu hiệu.
2. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.
3. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.
4. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng.
5. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.
6. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn.
7. Dùng dầu thảo mộc massage vùng lưng, massage đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
8. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.
9. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị chứng đau lưng.
10. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU LƯNG
Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.
Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.
CÁC CÁCH ĐƠN GIẢN PHÒNG BỆNH ĐAU LƯNG
Tập thể dục phòng bệnh đau lưng
Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng của một bệnh về xương khớp hoặc do tuôi cao. Nhưng có những nguyên nhân do những thói quen không tốt, Một số lời khuyên sau có thể giúp bạn phòng và điều trị được bệnh đau lưng.
1. Tăng cường bổ xung Vitamin D và Canxi
Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức mạnh của xương. Chúng cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau ở lưng. Bạn có thể bổ sung vitamin D và canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh…
2. Hãy giảm trọng lượng nếu bạn thừa cân
Nếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
3. Không hút thuốc
Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.
4. Hãy cẩn thận khi nâng vật nặng
Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau.
5. Bạn hãy tập thể dục
Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop – trưởng khoa Thần kinh cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ… để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể.
6. Tránh những tư thế “xấu”
Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế không đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.
yoga - phương pháp hữu hiệu chống đau lưng
Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia thuộc Trung tâm hợp tác nghiên cứu về sức khoẻ của Seatle, tập yoga là một trong những phương pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh đau lưng kinh niên. |
|
|
Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết, chuyến sang thăm nước Đức ông đã chữa khỏi bệnh đau lưng cho một đồng nghiệp bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt. Đồng nghiệp này rất phục cách chữa đau lưng của Đông y Việt Nam. Theo ông, việc chữa chứng đau lưng bằng châm cứu cũng rất an toàn, tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được thế giới thừa nhận và hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn tốt trong điều trị đau lưng mãn.
Bác sĩ Trần Thuấn (khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, nếu đau lưng cấp do thời tiết nên chườm nóng, lạnh hoặc xoa bóp, sẽ bớt đau và khỏi sau 1 ngày. Nếu đau lưng do làm việc trong một tư thế cố định chỉ cần nghỉ ngơi sau 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Đau lưng do vận động tổn thương ở mức nhẹ, do đi giầy dép cao gót chỉ cần kéo giãn cột sống sẽ khỏi đau sau 3 ngày.
Một số tổn thương gây đau lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao… cũng chỉ cần kéo giãn cột sống, nằm nghỉ ngơi, chườm, xoa bóp là khỏi. Hoặc có thể dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải do người có kỹ thuật thao tác mới đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám Đông y số 138A Giảng Võ, Hà Nội) cho rằng, có thể tự điều trị đau lưng cấp bằng cách nằm ngửa thả lỏng trên giường cứng. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế làm 3 – 5 lần. Xong nằm nghiêng để dậy từ từ. Làm 3 ngày, nếu không khỏi thì phải đi khám chuyên khoa.
Ngoài ra, có thể dùng khăn tẩm nước nóng già, hoặc túi chườm nóng đắp lên cột sống 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu sẽ rất dễ chịu (chỉ làm trong 24 giờ đầu sau khi có dấu hiệu đau). Nếu bị đau lưng do lạnh, có thể chườm lạnh bằng cách dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng 30 phút để co mạch, làm giảm đau tức thì. Biện pháp này cũng chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng. Đau lưng do viêm nóng, chấn thương, sang chấn có thể chườm túi nước đá lên cột sống 30 phút để làm giảm đau (áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng và chỉ dùng nếu đau lưng vì tập thể thao hay do va chạm).
Cũng theo lương y Dương Xuân Mến, vận động hợp lý là một liều thuốc chữa đau lưng. Khi đau lưng vẫn nên đi lại, làm việc vặt, tập thể dục nhẹ nhàng (theo hướng dẫn của thầy thuốc) để hỗ trợ cho lưng 5 phút mỗi lần, thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để giảm đau nhức. Điều quan trọng là chú ý giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động, tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người, mang xách vật nặng…
Những mẹo hay trị chứng đau lưng sau sẽ giúp hạn chế phần nào những khó chịu do chứng đau phổ biến này gây ra
1. Các chuyên gia khuyên nên uống nước đường hoặc nước mật ong ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp trị chứng đau lưng hữu hiệu.
2. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.
3. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.
4. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng.
5. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.
6. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn.
7. Dùng dầu thảo mộc massage vùng lưng, massage đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
8. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.
9. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị chứng đau lưng.
10. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.
Phòng ngừa đau lưng
Để phòng ngừa đau lưng, cần tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng… Khi có dấu hiệu đau lưng, nên đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống để được hướng dẫn điều trị đúng đắn.Hàngngày, mọi người cần kiểm soát tư thế làm việc, sinh hoạt và tư thế nằm ngủ sao cho khoa học, hợp lý. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, làm những động tác vươn vai giữa giờ có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau lưng do tư thế gây nên.
Khi ngủ, giường phải rộng rãi để có thể trở người một cách thoải mái. Những người luôn ngủ trong một tư thế, không trở mình khiến một phần cơ thể máu huyết lưu thông kém, cơ bắp bị chèn ép, có nguy cơ dẫn đến đau lưng. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, tuy nhiên, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.
Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.
Chẳng hạn, với người làm việc thường xuyên khom lưng thì nên duỗi thẳng lưng, đối với người làm việc xoay hướng bên phải thì trong lúc nghỉ nên làm động tác xoay hướng về bên trái.
Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.
Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.
Tuy nhiên, khi tập luyện phải chọn nơi địa hình bằng phẳng, rộng rãi, tốt nhất là có hai người cùng tập luyện và cần phải kiên trì tập trong một thời gian dài. Thời gian và cường độ luyện tập phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tiến hành tuần tự từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều.
CÁC CÁCH ĐƠN GIẢN PHÒNG BỆNH ĐAU LƯNG
Tập thể dục phòng bệnh đau lưng
Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng của một bệnh về xương khớp hoặc do tuôi cao. Nhưng có những nguyên nhân do những thói quen không tốt, Một số lời khuyên sau có thể giúp bạn phòng và điều trị được bệnh đau lưng.
1. Tăng cường bổ xung Vitamin D và Canxi
Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức mạnh của xương. Chúng cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau ở lưng. Bạn có thể bổ sung vitamin D và canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh…
2. Hãy giảm trọng lượng nếu bạn thừa cân
Nếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
3. Không hút thuốc
Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.
4. Hãy cẩn thận khi nâng vật nặng
Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau.
5. Bạn hãy tập thể dục
Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop – trưởng khoa Thần kinh cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ… để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể.
6. Tránh những tư thế “xấu”
Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế không đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.
yoga - phương pháp hữu hiệu chống đau lưng
Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia thuộc Trung tâm hợp tác nghiên cứu về sức khoẻ của Seatle, tập yoga là một trong những phương pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh đau lưng kinh niên. |
|
|
Tác dụng chữa bệnh của cây ớt
Tác dụng chữa bệnh của hoa mẫu đơn
Kinh nghiệm học yoga cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tập yoga cho bà bầu dễ sinh
Bà bầu tập yoga để thai kỳ khỏe mạnh
Phương pháp thiền trong Yoga
Giảm đau lưng cho bà bầu
Đau lưng khi mang thai
(ST)