Khi em bé đi tiêm phòng và những điều cần lưu ý

Cách phòng ngừa cho trẻ khỏi bị sốt sau khi đi tiêm phòng, những điều cần lưu ý trước khi tiêm.... là những kiến thức mà các bậc cha mẹ cần biết khi nuôi con nhỏ


Cha mẹ lo ngại việc đưa con đi tiêm phòng

Sự việc đau lòng khi một bé trai 3 tháng tuổi ở Hà Nội bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin vào sáng ngày 5/1 vừa qua lại một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra hoang mang và lo lắng thực sự khi băn khoăn trước sự lựa chọn có nên cho con mình đi tiêm phòng vắc-xin hay không.

Trước đó, chỉ trong 3 ngày (từ ngày 7 – 10/12/2012) liên tiếp 3 bé 3 tháng tuổi tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cũng đã tử vong sau khi được tiêm vắc-xin Quinvaxem mũi 1 và uống vắc-xin bại liệt lần 1 tại trạm y tế xã.

Hàng loạt "sự cố" xảy ra cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng vắc-xin trong thời gian gần đây khiến nhiều bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng.

Gần đây nhất, chiều tối ngày 25/12, 3 trẻ sơ sinh tại TP Quy Nhơn (Bình Định) cũng đã phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định do có biểu hiện phản ứng thuốc sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, Hib.

Những “sự cố” sau khi tiêm vắc-xin liên tiếp xảy ra đối với trẻ sơ sinh cho thấy những lo ngại trên của các bậc phụ huynh không phải là không có cơ sở.

Vắc-xin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất. Vắc-xin 5 trong 1 phòng các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB.

Chị Tô Bích Thảo (trú tại KTT Thành Công, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Cách đây một tuần tôi cũng vừa đưa cháu thứ hai đi tiêm vắc-xin mũi 5 trong 1. Nói thực là tiêm vắc-xin cho con xong, khi về nhà cả vợ chồng lẫn ông bà nội ngoại đều lo lắm. Đành rằng những chuyện không may xảy ra sau khi tiêm phòng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng mà biết đâu đấy, nhỡ nó rơi vào con mình thì sao… Sau một tuần, đến hôm nay vợ chồng tôi mới thực sự an tâm”.

Cùng chung tâm trạng như chị Thảo, chị Nguyễn Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) thì còn đang đắn đo trong việc có nên đưa con mình đi tiêm phòng mũi thứ hai hay không vì con chị chưa đầy hai tháng tuổi.

Tôi lo lắm, nhất là gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin, chưa biết nguyên nhân cụ thể là do đâu nhưng quả thực là chúng tôi không an tâm. Nhiều lúc tiêm vắc-xin vào xong con mình lại bị phản ứng phụ, sốt rồi ho, thậm chí bỏ bú, người gầy rộc vì sút cân, trông tội lắm”, chị Hà tâm sự.

Và không riêng gì chị Thảo, chị Hà, mà nỗi lo lắng về sự an toàn cho con sau khi tiêm, thậm chí thái độ dè dặt khi đưa con đi tiêm phòng vắc-xin cũng luôn thường trực và khá phổ biến đối với các bậc phụ huynh hiện nay.

“Không tiêm phòng thì tác hại còn lớn hơn”

Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã có 11 loại vắc-xin tiêm cho trẻ em để dự phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thực tế đã cho thấy có hàng ngàn, hàng triệu trẻ em thông qua việc tiêm chủng đã phòng tránh được nhiều loại bệnh.

Theo thống kê của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong gần 4 năm qua, đã có 55 ca phản ứng nặng sau tiêm chủng, trong đó có 27 ca tử vong.

Tuy chỉ có 17/55 trường hợp phản ứng được xác nhận có liên quan đến tiêm chủng, nhưng nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra lo lắng về những phản ứng phụ sau khi tiêm; thậm chí chỉ khi thấy con sốt, quấy khóc, bởi họ sợ vắc-xin… “có vấn đề.”

Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế cho rằng: “Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng khi đưa con đi tiêm phòng. Những “sự cố” xảy ra sau khi tiêm vắc-xin chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nếu vì lo sợ mà không đưa con đi tiêm phòng thì tác hại sẽ rất lớn”.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế): "Nếu không tiêm phòng thì tác hại sẽ còn lớn hơn".

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, lợi ích từ việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ từ lúc nhỏ là rất to lớn và không thể phủ nhận. Tiêm phòng đầy đủ và kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh, cơ thể tự nâng cao sức đề kháng và miễn nhiễm được một số căn bệnh về sau.

Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, tiêm phòng vắc-xin cho trẻ sơ sinh đã được xã hội hóa, nghĩa là cha mẹ khi sinh con ra họ đã ý thức được việc cần phải tiêm phòng vắc-xin cho con mà không cần phải ai đó tuyên truyền, phổ biến, nghĩa là họ hoàn toàn tự giác. Điều đó cho thấy họ coi trọng việc tiêm phòng quan trọng như thế nào”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, ngay cả ở các nước có nền y học, y tế phát triển nhất thì những “sự cố” đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin vẫn xảy ra.

Ngay cả ở những nước có nền y tế phát triển thì những “sự cố” đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin vẫn xảy ra. Đó là điều không ai mong muốn cả. Nhưng vấn đề không phải là lo sợ để rồi không sử dụng vắc-xin hay không cho trẻ tiêm phòng nữa mà là tìm ra nguyên nhân gây ra các “sự cố” để khắc phục nó. Ngoài ra, những “sự cố” này thường chiếm tỉ lệ rất ít, không đáng kể”.

Liên quan đến những “sự cố” xảy ra liên tiếp đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc-xin trong thời gian vừa qua, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng cần phải tiến hành kiểm định lại loại vắc-xin đã sử dụng xem có đảm bảo về độ an toàn hay không.

Tiêm chủng giúp gần 7 triệu trẻ em thoát khỏi nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Theo ước tính của Bộ Y tế, nhờ được tiêm chủng mở rộng mà có khoảng 6,7 triệu trẻ em thoát khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hơn 42.000 trẻ không bị tử vong do các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, bạch hầu, ho gà. Cũng nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ số trẻ mắc sởi trên 100.000 dân năm 2011 giảm 182 lần so với năm 1984 và đang tiến tới loại trừ bệnh sởi với số mắc nhỏ hơn 1/1 triệu dân.
 

Làm gì sau khi trẻ tiêm phòng bị sốt?

Xin bác sĩ cho biết cần làm gì sau khi trẻ tiêm phòng thì bị sổt cần uống thuốc gì để hạ sốt cho trẻ sơ sinh? Tôi xin cảm ơn!

(nguyễn thị thu huyền)

Trả lời:

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.


Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi, khi bé sốt như vậy nên nên dùng khăn mặt mát trườm cho bé. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Trên thực tế chưa có tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.


Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc-xin cho bé

Việc tiêm phòng vắc-xin là việc làm hết sức cần thiết góp phần phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm, ngăn chặn nhiều đại dịch. Tuy nhiên, thực tế gần đây có một số trẻ bị tử vong sau khi tiêm vắc-xin.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần lưu ý:

Trước và sau khi tiêm vắc-xin:

- Trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin, cha mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.

- Cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

- Các bậc cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... kéo dài trên 1 ngày.


- Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

- Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

- Khi trẻ sốt cao, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

- Chỗ tiêm của trẻ có thể bị sưng đỏ, đau. Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

- Trẻ có thể bị dị ứng, nổi ban mề đay, ngứa toàn thân…, phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

- Một số phản ứng khác hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thầy thuốc.

- Sau khi tiêm phòng vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau một thời gian.

Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin?

Trong một số trường hợp việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp sau không nên tiêm vắc-xin cho trẻ:

- Trẻ đang sốt cao.

- Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.

- Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).

- Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi..., nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v...).

- Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.


VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM NGỪA

1.Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa

Đưa trẻ đi tiêm ngừa là một việc làm hết sức cần thiết của các bậc Cha mẹ vì những lợi ích trong việc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhằm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau cho con em mình, tiêm ngừa giúp ngăn chặn được nhiều đại dịch bệnh nguy hiểm, chính việc tiêm ngừa đã cứu sống hàng triệu triệu người trên thế giới.
Trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ và hiệu quả của chương trình tiêm chủng quốc gia cùng với sự phát triển mạnh của đất nước đã làm cho ý thức tiêm ngừa của người dân ngày một nâng cao và việc tiêm ngừa trở nên phổ biến trong dân chúng. Ngoài việc tiêm ngừa các bệnh theo qui định của chương trình quốc gia các bậc cha mẹ còn đưa con em của mình tiêm ngừa thêm một số bệnh khác mà trong chương trình tiêm chủng mở rộng không có, đây quả là một tín hiệu đáng mừng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho con em của chúng ta.
Tuy nhiên trong quá trình đưa trẻ đi tiêm ngừa đã có không ít những bà mẹ băn khoăn lo lắng và không hiểu rõ khi nào thì đưa bé đi tiêm ngừa được? sau khi tiêm xong thì phải làm gì…?
Để giúp cho các bậc phụ huynh hiểu rõ và an tâm hơn trong việc đưa các cháu bé đi tiêm ngừa chúng tôi xin cung cấp một vài điều cần chú ý khi tiêm ngừa.

2.Khi nào thì đưa trẻ đi tiêm ngừa

    1. Lứa tuổi tiêm ngừa

Đối với các trẻ nhỏ hơn 12 tháng việc tiêm ngừa nên được thực hiện theo yêu cầu của chương trình y tế quốc gia. Ngoài ra trong lứa tuổi này trẻ có thể tiêm được 2 loại vắc xin khác ngoài chương trình đó là: Vắc xin ngừa Viêm màng não mủ HIB, và vắc xin ngừa Cúm.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên việc tiêm ngừa trong chương trình tiêm chủng quốc gia không còn tiếp tục nữa, khi đó các bạn nên đưa con em của mình đến các trung tâm tiêm ngừa để được tiêm các loại v��c xin khác cần thiết cho trẻ như:

  • Tiêm nhắc lại Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt.
  • Tiêm nhắc lại Viêm gan siêu vi B.
  • Viêm màng não mủ do HIB
  • Viêm não Nhật Bản
  • Viêm màng não mủ do não mô cầu A+C
  • Trái rạ
  • Sởi - Quai bị- Rubella
  • Thương hàn
  • Cúm
  • Viêm màng não-viêm phổi do phế cầu, ….
    1. Tình trạng sức khoẻ của bé

Các trường hợp sau đây vẫn có thể cho trẻ tiêm ngừa như thường lệ:

  • Trẻ bị sốt nhẹ
  • Trẻ đang bị tiêu chảy nhẹ.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị ho, chảy mũi…mà hiện không có sốt.
  • Trẻ đang mọc răng, đang được đi du lịch…
  • Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm ngừa
    Trong một số trường hợp việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp này việc tiêm phòng sẽ được hoãn lại và chờ ý kiến quyết định của BS chuyên khoa. Những trường hợp đó gồm có:
  • Trẻ đang sốt cao.
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi..., nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v...).
  • Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

Trong từng trường hợp các  Bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình trạng của bé và quyết định có nên tiêm ngừa hay không.

  • Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
  • Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 390C trở lên khi đó các cháu mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt. Do đó chúng ta hoàn toàn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau…vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.
  • Dị ứng: có thể là Ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
  • Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thấy thuốc.

Tóm lại:
Việc tiêm ngừa cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ, những phản ứng tạm thời của 1 số trường hợp không gây nguy hại cho trẻ, và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm ngừa.
Chỉ có 1 số trường hợp cần tránh tiêm ngừa trong 1 thời gian.
Trước khi cho trẻ tiêm ngừa, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm ngừa và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.
Sau khi tiêm ngừa vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau 1 thời gian.
Chú ý:

  • Các loại vắc xin tiêm ngừa sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu bạn tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm ngừa.
  • Phải chủ động tiêm ngừa trước khi có dịch bệnh xảy ra, không nên thấy có dịch bệnh rồi mới đi tiêm ngừa vì như vậy hiệu quả của việc tiêm ngừa sẽ không cao, và rất dễ xảy ra tình trạng thiếu thuốc tiêm ngừa.


Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Thay vì phó thác toàn bộ cho nhân viên y tế, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý trao đổi kỹ với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ để giảm đi những phản ứng bất lợi.

Ông Nguyễn Văn Cường, Bộ phận tư vấn, Công ty Văcxin sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế) đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ: 

Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch. Ảnh: Dương Ngọc.

1. Trước khi tiêm

- Không cho trẻ ăn, bú quá no, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng. Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.

- Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

- Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn... để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ. 

- Mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không. Nếu có thì trao đổi với bác sĩ để chuyển vắcxin khác cũng có tác dụng tương tự. 

2. Sau khi tiêm

- Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

- Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắcxin 5 trong 1.

- Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. 

- Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn. 

3. Khi nào thì không nên tiêm cho bé

- Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Chẳng hạn với vắcxin phòng lao thì những trẻ đẻ non, cân chưa đạt yêu cầu, dưới 2,5 kg thì tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắcxin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. 

- Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy...

- Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch nên thận trọng trong vấn đề tiêm.

4. Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện

- Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văcxin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văcxin, phản ứng thông thường.

- Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn. 

- Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời. 

- Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.


Thêm một cháu bé chết bất thường sau khi tiêm phòng


Sau khi tiêm xong, bố mẹ cháu bé do nghi ngờ việc sai cân nặng của cháu nên mang cháu bé lên tầng 2 Trạm y tế để cân lại cho bé. Kết quả là cháu được 4,2 kg chứ không phải 2,9 kg như cán bộ Trạm y tế cân. Sau đó, vợ chồng chị Thanh đã đưa cháu về nhà.

Tuy nhiên, khi về đến nhà, cháu bé bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Đến trưa cùng ngày thì cháu có dấu hiệu sốt, khó thở. Nghĩ đó là dấu hiệu phụ bình thường sau khi tiêm phòng nên gia đình cũng không chú ý. Đến chiều tối cùng ngày thì các triệu chứng bất thường của cháu càng biểu hiện rõ hơn. Cháu bé sơ sinh bắt đầu bỏ bú và khóc quấy.

Đến sáng 23/12, tức là chưa đầy một ngày kể từ khi được tiêm phòng vắc xin chống bệnh lao, toàn thân cháu bé bị tím tái, hơi thở yếu dần.


Nỗi đau của anh Đức và chị Thanh trước cái chết đột ngột của con gái vừa mới sinh, chưa kịp đặt tên

Hốt hoảng khi thấy con như vậy nên anh Đức và chị Thanh đã cấp tốc đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Hương Khê để cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, các bác sỹ cho biết, tim bé gái đã ngừng đập và cháu đã tắt thở.

“Trước khi đưa đi tiêm phòng, cháu vẫn khoẻ mạnh, bú sữa mẹ bình thường và rất ngoan. Lúc đầu thấy cháu quấy khóc và sốt thì cứ nghĩ do mới tiêm về nên cháu nó vậy. Về đêm, cháu càng khóc, quấy nhiều hơn và bỏ bú nên tôi đâm hoảng. Nhưng cứ nghĩ sáng mai trời sáng sẽ đưa cháu đi kiểm tra lại.

Cả gia đình ai cũng mừng vì sinh được cháu là con gái. Như vậy là nhà có nếp có tẻ. Nhưng ai ngờ được... Chúng tôi còn chưa kịp đặt tên cho cháu", chị Thanh (mẹ bé gái tử vong) sụt sùi cho biết.


Bà con chòm xóm đến chia buồn nỗi đau với gia đình anh Đức - chị Thanh

Cháu bé tử vong là do đâu?

Trao đổi về sự việc trên, bà Nguyễn Thị Vân Kiều - Trạm trưởng Trạm y tế xã Hương Đô thừa nhận, sáng 22/12, bé gái sơ sinh của vợ chồng chị Thanh được tiêm vắc xin BCG phòng lao bởi y sỹ Phạm Văn Sơn.

Bà Kiều cũng cho biết thêm, bé gái được đưa đến trạm y tế có thể trạng yếu, da nhợt nhạt và trọng lượng chỉ khoảng 2, 9 đến 3 kg. Sau khi tiêm, cán bộ của trạm y tế cũng đã giữ cháu bé lại 30 phút để theo dõi và có ghi số điện thoại của gia đình cháu để nếu xảy ra sự việc gì bất thường thì gọi ngay cho cán bộ y tế của trạm.

Cũng theo bà Kiều thì cháu bé có những biểu hiện bất thường ngay chiều hôm đó nhưng gia đình chị Thanh không gọi điện cho cán bộ y tế của trạm. Đến sáng hôm sau, khi cháu bé đã có những biểu hiện nguy cấp, trời lại lạnh, gia đình không đưa đến trạm y tế xã mà đưa thẳng lên bệnh viện huyện. Khi đến bệnh viện thì cháu bé đã tử vong.

Thậm chí, chỉ khi nghe một người thân của cháu bé nói, cán bộ y tế trạm mới biết cháu bé đã tử vong chứ cũng không nghe gia đình thông báo.

Chị Thanh (mẹ bé gái tử vong) cũng thừa nhận, trước tiêm phòng vài ngày, cháu có bị sốt và gia đình đã cho cháu uống nước rau diếp cá để hạ sốt. Đến hôm tiêm phòng thấy cháu đã khoẻ và bú sữa mẹ bình thường nên mang cháu đi tiêm phòng. Tại đây, chị Thanh cũng đã nói rõ tình hình sức khoẻ trước đó cho bà Kiều biết. Sau khi thăm khám, kiểm tra sức khoẻ cho cháu bé, bà Kiều đã quyết định cho con của chị Thanh tiêm phòng.

Tuy nhiên, chị Thanh cũng khẳng định sau khi tiêm, không có chuyện cán bộ tram y tế xã giữ lại 30 phút để theo dõi mà các cháu tiêm xong thì được gia đình đưa về. Và cán bộ trạm y tế xã cũng không cho số điện thoại như lời bà Kiều nói. Riêng con gái của chị Thanh do nghi ngờ sai cân nặng nên sau khi tiêm xong, chị có đưa cháu lên lại tầng 2 của trạm y tế xã để cân lại.

“Làm gì có chuyện cán bộ y tế xã giữ các cháu lại kiểm tra 30 phút sau khi tiêm và cho số điện thoại đâu các chú. Khi đó ai tiêm xong trước về trước, ai xong sau về sau thôi. Riêng con tôi do lúc đầu cán bộ y tế kiểm tra nói con tôi chỉ nặng 2,9kg, nghĩ là sai nên sau khi tiêm, tôi đưa cháu lên tầng 2 cân lại. Tại đây cân nặng của cháu là 4,2kg chứ không phải 2,9kg như cán bộ trạm nói trước đó”, chị Thanh nhớ lại.

Sau khi xảy ra sự việc trên, Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Khê cũng đã nhanh chóng lập đoàn kiểm tra về làm việc với Trạm y tế xã Hương Đô, người nhà nạn nhân. Đồng thời, cơ quan này cũng thực hiện niêm phong và thu hồi tất cả các hộp vắc xin đã tiêm trong ngày 22/12.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có thông tin gì về cái chết bất thường của bé gái sơ sinh trên. Hiện người dân nơi đây có con vừa tiêm phòng cũng đang rất lo lắng chờ đợi kết luận của các cơ quan chức năng.

Trước đó, ngày 7/12, tại Trạm Y tế xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An tiến hành tiêm chủng cho trẻ em. Đợt tiêm mũi “5 trong 1” phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB. Sau tiêm, đã có 3 cháu bé ở xã này có các biểu hiện nôn, sốt và tử vong vài ngày sau đó.

Đến ngày 25/12/2012 tại TP Quy Nhơn lại tiếp tục xảy ra sự việc 3 cháu bé nhập viện sau khi tiêm ngừa vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Sau đó đến ngày 5/1/2013, tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội lại thêm một cháu bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin “5 trong 1” .

Liên tiếp những sự việc liên quan đến các cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc xin thời gian qua đã khiến nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ quan ngại, lo lắng thậm chí là hoang mang mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra những thông tin trấn an dư luận.


Vacxin rota phòng tiêu chảy có nên tiêm cho bé không các mẹ nhỉ ...
Tiêm phòng cúm khi mang thai bao lâu
Tiêm phòng khi mang thai
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào


(St)



Trẻ có triệu chứng sốt sổ mũi nghẹt mũi có nên đưa đi tiêm phòng không
hơn 1 tháng trước - Thích
Trẻ bị cảm sổ mũi có nên đưa đi tiêm phòng không
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi xin hỏi khi vừa sinh bé xong trong phòng đẻ bác sĩ tiêm phòng mũi gì vậy
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận