Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Khi mang thai có nên mặc áo lót? Những điều cần biết khi mặc đồ lót trong thai kỳ để bạn có sức khỏe tốt nhất và chuẩn bị được nguồn sữa cho bé
Bầu bí không được mặc áo ngực?
Chọn nội y không thích hợp vừa khiến mẹ bầu cảm thấy không được thoải mái lại ảnh hưởng đến nguồn sữa sau sinh.
Một chiếc áo ngực với kích thước phù hợp không chỉ giúp chị em cảm thấy thoải mái, định hình vòng một mà còn có tác dụng lớn đối với sức khỏe vì nó giảm mệt mỏi cũng như tránh cho các mô ngực bị chèn ép gây khó thở do áo ngực quá chật. Một cuộc khảo sát mới đây cho biết có 70 - 80% phụ nữ mặc áo ngực sai kích cỡ và hầu hết chị em phụ nữ không biết được áo ngực có thể đem đến lợi ích hay ảnh hưởng xấu như thế nào đến vòng một của mình cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Chăm sóc phần ngực là một vấn đề rất cần được quan tâm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Trong thời gian này, ngực chị em lớn hơn, nặng hơn và nhạy cảm hơn bình thường, do đó áo ngực phù hợp là rất cần thiết để hỗ trợ mẹ cảm thấy thoải mái.
Chọn kích cỡ áo ngực chính xác giúp mẹ thoải mái lại tốt cho thai nhi (ảnh minh họa)
Những lí do phổ biến nhất khiến chị em sai lầm trong việc lựa chọn áo ngực thai sản hoặc áo ngực cho bú là do không nhận ra hoặc không hiểu đúng tầm quan trọng của áo ngực đúng kích cỡ. Ngoài ra cũng do chị em không có đủ thông tin, không biết khi nào nên thay mới hoặc cần xem xét điều gì để chọn được một chiếc áo lót như ý.
Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của mẹ bầu, giúp các mẹ có thể chọn mua đúng áo ngực phù hợp với mẹ, tốt cho thai nhi.
Tại sao phụ nữ nên mặc áo ngực thai sản, áo ngực cho bú?
Áo ngực dành cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú khác với nội y truyền thống. Về cơ bản, áo ngực thai sản được thiết kế để phù hợp với những thay đổi của vòng một và hỗ trợ ngực, cơ hoành của bạn trong khi mang thai. Và khi em bé được sinh ra và sẵn sàng bú sữa mẹ, áo ngực cũng được thiết kế đặc biết giúp mẹ cho bé bú dễ dàng hơn. Có 3 đặc điểm chính cần chú ý khi tìm kiếm một chiếc áo ngực phù hợp cho mẹ bầu đó là kích cỡ, chức năng và chất lượng.
Kích cỡ vừa vặn là rất quan trọng bởi nếu áo ngực thai sản quá chật hoặc quá lỏng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, gây kích ứng da và trong trường hợp xấu nhất , nó có thể gây ra các biến chứng y tế. Chúng ta biết rằng tùy theo từng thời kỳ mang thai mà phần núm vú của bà bầu cũng sẽ lớn hơn. Nếu áo lót quá chật, thiếu đàn hồi sẽ khiến núm vú bị chèn ép gây khó thở, ảnh hưởng đến tuần hoàn của thai nhi và có thể dẫn đến tắc tia sữa sau này. Vì vậy chọn kích cỡ áo ngực chính xác rất quan trọng, giúp mẹ thoải mái lại tốt cho thai nhi.
Bất kì chiếc áo ngực thai sản hay áo ngực cho bú đều được thiết kế "chuyên dụng" với những chức năng theo đúng tên gọi của nó. Áo ngực cho con bú giúp mẹ vô cùng thuận tiện trong việc cho bé bú sữa mẹ mà không cần phải lo lắng chuyện cởi bỏ áo ngực hay để lộ toàn bộ bầu ngực khi cho con bú. Cũng như áo ngực thông thường, áo ngực cho bú có các móc điều chỉnh nằm sau lưng bản áo. Nếu như áo ngực thông thường chỉ có từ 1 - 3 nấc móc để thay đổi kích cỡ vòng lưng thì áo ngực cho bú sẽ có 4 nấc, thường có thêm nấc phụ để có thể mở rộng thêm với miếng cài rời. Đa số bản lưng của áo ngực cho bú cũng rộng hơn để nâng đỡ các tuyến tạo sữa. Để giúp bé dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với bầu vú mẹ khi bú, cúp ngực của loại áo này được thiết kế có thể lật xuống.
Một chiếc áo ngực thai sản hay dành cho mẹ đang cho con bú nên được làm từ loại vải, phụ kiện có chất lượng tốt nhất, thường là chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Chất liệu tốt, kiểu dáng phù hợp sẽ đảm bảo sự thoái mái, chức năng cũng như hỗ trợ tốt nhất cho vòng một của mẹ.
Mẹ bầu nên mua áo ngực thai sản khi nào?
Do sự thay đổi của vòng một khi mang thai, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thay đổi áo ngực hai lần hoặc khi thấy cần thiết. Thông thường, chị em nên thay áo ngực trong khoảng tuần 6 - 12 của thai kỳ và một lần nữa ở tuần thứ 28.
Mẹ bầu nên thay áo ngực trong khoảng tuần 6- 12 của thai kỳ và một lần nữa vào tuần 28 (ảnh minh họa)
Có một số dấu hiệu có thể cho mẹ biết khi nào nên mua áo ngực mới:
- Thấy áo ngực hiện tại quá chật.
- Ngực không được nâng đỡ, bảo vệ.
- Hình dáng của quả ngực bị thay đổi.
- Áo ngực tạo cảm giác khó chịu khi mặc, mất tính đàn hồi.
Cần chú ý những gì khi tìm mua áo ngực?
Khi mua áo ngực ở tuần 6-12, mẹ nên mua chọn mua áo ngực sao cho vừa với phần móc chật nhất ở bản lưng áo để sau này có thể điều chỉnh rộng ra theo sự tăng trưởng và phát triển của khung xương sườn và cơ hoành.
Ngược lại, áo ngực được mua vào khoảng tuần 28 nên vừa với bạn khi cài ở móc ngoài cùng để phòng xa khi áo dão có thể cài dần vào trong. Hơn nữa sau khi sinh xong, lồng ngực của bạn sẽ nhỏ lại, vòng lưng cũng sẽ giảm đi và bạn có thể điều chỉnh móc vào các nấc trong.
Dấu hiệu của một chiếc áo ngực có kích cỡ chính xác, phù hợp:
- Dễ dàng luồn một ngón tay vào khe áo.
- Dây áo nằm thoải mái trên vai, không quá chật, để lại dấu hằn trên da hoặc bị trượt khỏi vai do quá rộng.
- Phần dây sau lưng nằm ở dưới phần thấp nhất của xương bả vai. Phần giữa của áo ngực, chỗ nối liền hai quả áo - ngay sát xương ức nằm áp sát vào phần chân ngực
- Quả ngực ôm lấy bầu ngực, hai bầu ngực nằm vừa vặn trong phần quả áo, không bị tràn ra ngoài.
- Áo ngực không bị tuột lên khi đưa tay cao quá đầu.
- Chiếc áo vừa vặn sẽ không gây cấn ép ở dưới cánh tay hay giữa hai bầu ngực, cũng không bé kéo xốc bản lưng lên hay hằn lên vai.
Nên có bao nhiêu chiếc áo ngực trong thời gian mang thai và cho con bú?
Tại mỗi thời điểm trong thời gian mang thai (bạn nên mặc áo ngực đặc biệt từ tháng thứ 4 -5 của thai kỳ) và cho con bú, bạn nên có ít nhất 3 - 4 chiếc áo ngực dành cho thai phụ và bà mẹ cho con bú. Trong đó, chọn 2 - 3 chiếc để mặc ban ngày, và 1 chiếc có thiết kế thoải mái nhất để mặc khi ngủ. Trong giai đoạn này bạn nên mặc áo ngực cả ngày để bảo vệ ngực và tránh chảy xệ.
Áo ngực có gọng có an toàn trong thai kỳ và thời gian cho con bú?
Áo ngực có gọng chật khít có thể đè nén lên các mô vú, gây tắc nghẽn tuyến sữa, chưa kể một số loại áo ngực rẻ tiền "trôi nổi" trên thị trường thường được sản xuất với gọng kim loại có nguy cơ gây kích ứng cao. Vì vậy mẹ không nên dùng các loại áo ngực có gọng khi mang thai hoặc cho con bú. Hiện này, một số nhãn hiệu áo lót đều có dòng áo ngực không gọng nhưng vẫn có thể nâng ngực tốt như loại có gọng.
Có nên mặc áo ngực thai sản trong khi ngủ?
Câu trả lời là rất nên. Hiện nay có loại áo ngực thai sản và cho bú dành riêng cho ban đêm có tác dụng giúp mẹ bầu cố định ngực khi ngủ, giảm đau lưng, chảy xệ ngực và hình thành rạn da ở ngực.
Áo ngực đêm giúp mẹ bầu cố định ngực khi ngủ, giảm đau lưng và nguy cơ rạn da (ảnh minh họa)
Áo ngực mặc ngủ dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú có thiết kế dây vai rộng và mềm mại giúp giảm hằn lên vai và phần đai lưng co giãn thoải mái, không có móc gài cấn vào da khi nằm, đồng thời vẫn thuận tiện để cho con bú giữa đêm. Loại áo này được may bằng chất liệu mềm thoáng, co giãn tốt và không có gọng để tránh chèn ép và gây nguy hại cho tuyến sữa của bạn.
Giặt áo ngực như thế nào?
Chăm chút áp ngực cẩn thận sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của áo, không làm mất tính đàn hồi cũng như kiểu dáng của áo. Nguyên tắc giặt áo ngực rất đơn giản: giặt bằng tay với nước ấm, dùng bột giặt, nước tẩy nhẹ; không dùng thuốc tẩy hoặc nước làm mềm vải; phơi áo ở nơi râm mát. Nếu bạn buộc phải dùng máy giặt, hãy giặt ở chế độ nước lạnh, với nước tẩy nhẹ, tốt nhất là nên đặt trong túi giặt cho áo ngực và phơi khô nơi râm mát ngay sau khi giặt xong và tuyệt đối không sấy áo ngực vì cường độ nhiệt của máy sấy có thể phá vỡ các sợi đàn hồi trong các sản phẩm may mặc này.
Nên mặc áo ngực thai sản, bao lâu sau khi sinh?
Khoảng 6 tuần sau khi đón bé yêu, bạn vẫn cần áo ngực thai sản để hỗ trợ cho ngực, vai, cổ và lưng, ngay cả khu bạn không tiếp tục cho bé bú trong thời gian 6 tuần này. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể thay áo ngực thai sản bằng loại áo ngực dành riêng cho mẹ đang cho con bú cho đến khi bé cai sữa.
Lưu ý chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai
Khi mang bầu, bà bầu nên lưu ý chăm sóc vòng 1 để đảm bảo lượng sữa nuôi con và hình dáng luôn săn chắc sau khi sinh con.
Tắm nước lạnh: Thời gian tắm nước lạnh không nên kéo dài. Nhưng nếu có thể tắm nước lạnh (trong thời gian ngắn), vòng 1 của chị em sẽ có sức căng và quá trình sinh lý của ngực được thúc đẩy mạnh mẽ hơn so với tắm nước nóng.
Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo nịt ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực.
Hàng ngày nên lau rửa núi đôi và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
Thường xuyên dùng bông gòn sạch, nhẹ nhàng xoa núm vú và da ở phần quầng vú thúc đẩy cho da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và quầng vú đối với bộ máy kích thích khi cho bú.
Dùng tay xoa bóp nhẹ, điều này có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú, đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh.
Đối với phụ nữ có núm vú ngắn, thậm chí bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
Bắt đầu từ tháng thứ 4 – 5 của thời kỳ mang thai, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần, để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó bôi lên một lớp kem dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú.
Khoảng hai tháng trước khi sinh, mỗi ngày thai phụ nên kiên trì thực hiện công tác bảo vệ núm vú và vú để phòng tránh bị mắc chứng viêm tuyến vú cấp tính.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên thay đổi cách ăn uống, đừng để tăng cân quá nhiều : Mức độ đau tỷ lệ thuận với độ béo. Chất mỡ quá nhiều trong cơ thể có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất và dự trữ kích thích tố oestrogen.
|
Chọn quần lót
Quan trọng nhất khi chọn quần lót trong thời gian mang thai là phần thun, cạp quần không được quá chật. Phần đáy và mông quần cũng không được ôm quá sát. Nên chọn những chiếc quần có thun co giãn tốt, độ rộng vừa đủ để ôm phủ hết vòng ba. Tránh chọn quần quá chật sẽ làm quần lọt khe, gây khó chịu và đau đớn.
Nên chọn đường viền quần loại mềm để tránh in hằn lên đùi, bụng. Lời khuyên của các chuyên gia là nên chọn những loại quần lót có cạp cao, chất liệu mềm mại, thấm hút và co giãn tốt.
Maxi panties - Ảnh: Getty Images
Có 2 loại quần lót chính dành cho thai phụ là loại quần cạo dưới bụng bầu (mini panties) và loại quần cạp bên trên bao trọn chiếc bụng bầu (maxi panties). Khi bạn mặc váy liền, đầm liền hoặc khi đi ngủ thì nên chọn loại maxi panties, sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và giữ chặt chiếc bụng một cách êm ái. Nhưng nếu bạn mặc váy rời, trang phục rời thì nên chọn loại mini panties để tránh lộ cạp quần ra ngoài trang phục gây mất thẩm mỹ.
Quần mini panties - Ảnh: Getty Images
Chọn quần lót dáng đùi (Pantyhouse)
Loại quần này được hiểu là những chiếc quần ôm sát thân dưới, phủ toàn bộ đùi và chân của người mặc. Những chiếc quần này được thiết kế 2 trong 1, nghĩa là mẹ bầu có thể mặc như một món đồ lót, vừa mặc như một món đồ mặc nhà.
Pantyhouse chủ yếu dành cho phụ nữ mang thai với thiết kế đáy quần và lưng đặc biệt tốt cho sự phát triển của chiếc bụng bầu. Những chiếc quần này ngoài công dụng đồ lót còn giúp giữ ấm đôi chân, tạo sự thoải mái khi sử dụng và xóa đi cảm giác khó chịu, bức bách khi phải mặc đồ lót trong những ngày nóng bức
BTV Tâm Vũ