Hãy đợi cho tới khi bé 6 tháng tuổi hãy giới thiệu các thức ăn mới nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới dị ứng thực phẩm.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng. Những phản ứng của cơ thể với thực phẩm, dị ứng và các bệnh trong phủ tạng sẽ giảm nếu bạn duy trì việc cho con bú mẹ tới khi bé hết 6 tháng tuổi.
Nếu bạn cảm thấy bé cần ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi thì cần trao đổi với bác sĩ trước, đặc biệt là khi bé sinh non. Nếu bạn quyết định cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi thì sẽ có một số thực phẩm cần tránh gồm: chất gluten, trứng, phô mai, các sản phẩm làm từ sữa, cá và các loài nhuyễn thể.
Bé có sẵn sàng ăn thức ăn cứng?
Bé sẽ sẵn sàng ăn dặm nếu:
- Bé đã có thể tự ngóc đầu lên: Tư thế này sẽ giúp bé ăn bằng thìa tốt hơn.
- Có thể ngồi dựa: Bạn có thể dùng loại ghế hơi ngả ra sau một chút để giúp bé có thể tự ngồi thẳng dậy.
- Biết nhai chóp chép: Bé nhà bạn có thể di chuyển thức ăn trong miệng cũng như biết nuốt. Ở thời điểm 6 tháng tuổi, bé cũng có thể đã mọc 1 – 2 răng.
- Bé lên đủ cân. Hầu hết các bé đều bắt đầu sẵn sàng ăn dặm khi trọng lượng cơ thể tăng gấp đôi so với khi mới sinh và điều này có thể đạt được trước khi bé 6 tháng tuổi.
- Háu ăn. Bé nhìn chằm chằm vào các món bạn ăn không rời mắt và luôn cố gắng để bốc thức ăn rồi cho vào miệng.
Vẫn nên cho bé bú?
Đúng vậy. Sữa mẹ được “thiết kế” hoàn hảo cho nhu cầu của bé trong 6 tháng đầu tiên.
Cả sữa mẹ và sữa công thức luôn cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và các protein dễ hấp thụ. Mặc dù thức ăn rắn sẽ dần dần thay thế sữa mẹ, sữa công thức nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho tới khi bé được 1 năm tuổi.
Sau khi bé tạm thoát khỏi cơn đói bằng cách bú mẹ hay sữa công thức, lúc này bạn có thể cho bé nhấm nhấp 1 - 2 thìa súp được làm từ ngũ cốc khô có pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thìa cho trẻ ăn là loại thì mềm (thìa cao su) và sau khi bé nhấm nháp hết 2 thì súp ngũ cốc thì lại cho bé bú mẹ hay uống sữa bình.
Với cách này, bé sẽ không cảm thấy bị đói đến mức mà bé buộc phải thử một thực phẩm mới cũng như quá no để chẳng thiết tha gì.
Không nên cho bé ăn vào buổi sáng. Hãy chọn một thời điểm phù hợp với cả 2 mẹ con.
Lúc đầu, bé sẽ có vẻ như là ăn rất ít nhưng bạn hãy kiên nhẫn, cho bé ăn từng chút một thôi bởi bé đang học kỹ năng mới mà.
Khi bé ăn 2 - 3 thìa bột/ngày thì có thể cho thêm những thực phẩm khác vào.
Khi bé đã biết ăn các thực phẩm nghiền thì bạn có thể quấy bột đặc hơn. Điều này sẽ giúp bé học kỹ năng nhai và nuốt.
Cảm giác thèm ăn sẽ đến sau khi bé được thưởng thức đúng món “khoái khẩu”.
Khi bé thôi “miệng sáo”, bắt đầu đùa nghịch với thìa, nhè bột, ngậm trong miệng thì có nghĩa rằng bé đã no.
Tại sao “làm quen” với thức ăn mới cần phải từ từ?
Những thực phẩm mới nên có thời gian “làm quen” vì thế hãy cho ăn từng chút một. Bé cũng cần có thời gian để thích ứng với hương vị mới và cảm giác nữa.
Ngoài ra, việc cho bé tập làm quen với thức ăn mới một cách từ từ sẽ cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm chẳng hạn như tiêu chảy, đau bụng hay nổi mày đay.
Co bé ăn một loại thực phẩm mới trong vài ngày. Bắt đầu với các loại quả và rau màu vàng, vốn rất dễ tiêu hóa đối với trẻ.
Một số chuyên gia khác lại cho rằng nên ăn bắt đầu với rau xanh tuy nhiên thường thì rau quả màu vàng có vị ngọt nên bé sẽ chấp nhận hơn vì thé bạn có thể trộn 2 loại rau quả với nhau để bé không “phản đối”!
Bắt đầu là một vài thìa rau quả trong cùng bữa ăn bột. Những thực phẩm tốt cho thời điểm bắt đầu ăn dặm là: chuối, cà rốt, rau, táo, đào, lê, khoai lang, súp lơ và bí ngô hầm nhừ. Các loại rau quả nghiền nhuyễn này có thể cho thêm nước sôi, nước mát hay sữa mẹ, sữa công thức để làm loãng trước khi cho bé ăn.
Bạn cũng có thể nấu cháo rau cho bé. Nước dừa, nước quả và nước rau ép cũng có thể giới thiệu cho bé trong thời gian này.
Nếu thấy bé không muốn ăn món ăn mới, bạn dừng lại vài ngày rồi cho bé thử lại. Bé có thể sẽ chỉ thích thú với vài loại thực phẩm nhưng bạn nên tiếp tục thử lại các món bé không thích cho tới khi bé chịu ăn nhiều hơn.
Bao nhiêu bữa/ngày?
Khi bé bước sang tháng thứ 7, bé có thể ăn thức ăn dạng bột lỏng 3 lần/ngày.
Những thực phẩm thiết yếu của giai đoạn này gồm:
- Bú mẹ hay uống sữa công thức giàu chất sắt. Một lượng nhỏ nước quả ít ngọt pha với nước sôi, nước mát (1 phần nước quả cho 10 phần nước) và có thể cho bé uống bằng thìa thay vì bú bình.
- Ngũ cốc bổ sung chất sắt
- Các loại rau củ như khoai tây, súp lơ xanh, súp lơ trắng, khoai lang, bí ngô
- Một lượng nhỏ thịt, cá, sữa chua, trứng chín kỹ, đậu lăng ninh nhừ, phô mai.
- Quả tươi
Lưu ý chung:
- Không cho bé uống mật ong trước 1 tuổi để phòng nguy cơ ngộ độc
Khi nào cho bé tập gặm?
Khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm ăn uống hơn, bạn có thể tăng cường thêm những thực phẩm cắt miếng được nấu mềm. Ở thời điểm 7 – 9 tháng, bé đã sẵn sàng với các món ăn cần tới khả năng gặm.
Một số món ăn dễ gặm và tốt cho tiêu hóa ở thời điểm này bao gồm: bánh mỳ, chuối chín, dưa thơm, cà rốt luộc chín, khoai lang.
Trong trường hợp trẻ đòi thức ăn khi nhìn mọi người ăn
uống, có thể thử cho bé uống chút nước canh, nước cháo hoặc trái cây.
Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.
Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé được 4-6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:
1. Tập cho bé ăn dặm như thế nào?
Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý
đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách
ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú
mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:
- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.
- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.
- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.
- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.
Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm
thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên
tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.
Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm
loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc
khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt
rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong
3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với
thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại
trừ.
2. Ǎn dặm bao nhiêu là đủ?
- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.
- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.
- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.
Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả
năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn
ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé
đủ no và tăng trưởng tốt.
3. Ǎn dặm như thế nào cho đủ chất?
Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.
Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.
Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.
4. Có thể xảy ra những trục trặc nào?
- Bé chống cự lại, không chịu ăn: Hãy đổi qua một loại
thức ăn khác, vì có thể bé không thích bột ngọt (bột sữa) mà lại thích
ăn bột mặn (bột thịt, tôm...) hay ngược lại. Thay vì dùng thìa đút, bạn
có thể lấy ngón tay sạch quẹt thức ăn cho bé nuốt. Nếu không thành công,
hãy tạm dừng 1-2 tuần sau rồi thử lại. Không nên ép bé.
- Bé đi tiêu hơi lỏng: Nếu bé vẫn ăn, bú tốt, chơi
khỏe, bạn cứ an tâm cho bé tiếp tục ăn. Nếu bé đi tiêu nhiều nước và đi
hơn 3 lần mỗi ngày, kèm theo nôn trớ, chướng bụng, bỏ bú... thì nên
ngừng cho ăn ngay. Nửa tháng sau hãy tập ăn trở lại như hướng dẫn trong
những ngày đầu ăn dặm.
- Bé bị nổi mề đay, lác sữa... sau khi ăn trứng: Có thể
do dị ứng trứng, nên tạm ngưng ăn trứng một thời gian (thay bằng sữa
bột, tào phớ ở tháng đầu và cá, thịt, tép ở những tháng kế tiếp). Nên
nấu trứng chín kỹ, không cho bé ăn “lòng đào”.
- Bé bị nghẹn, khó nuốt: Kiểm tra xem bột có quá đặc,
quá lợn cợn không. Hãy làm loãng bột hơn với một ít nước chín, nước canh
hay sữa; hoặc tán nhỏ thức ăn hơn nữa bằng thìa (có thể tán qua rây).
- Bé không muốn ăn: Có phải do bé chưa đói, bạn hãy chờ đến bữa ăn sau. Lúc đói hãy cho ăn, sau đó cho bú thêm ngay để bé đủ no. Không nên gò ép, căng thẳng kẻo làm bé sợ ăn; vì việc tạo thói quen ăn uống quan trọng hơn việc phải ăn cho hết suất.
(BS ĐÀO THỊ YẾN THỦY, Sức Khoẻ & Đời Sống)