Khi nào cho bé ăn sữa chua

I. Sữa chua với sức khỏe trẻ em

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.



Trong thành phần sữa chua, các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

Khi nào nên cho trẻ dùng sữa chua

Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:

- 6 - 10 tháng: 50g/ngày.

- 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.

Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.

Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.

Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.


II. Khi nào cho bé ăn phô mai, sữa chua?


Cháu nhà tôi đã được 6 tháng tuổi và đang chuyển sang ăn dặm. Do phải đi làm nên tôi đã tập cho cháu uống sữa công thức nhưng rất buồn là cháu có vẻ không thích. Vậy tôi có thể cho cháu ăn các thực phẩm chế biến từ sữa để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cháu không? (Q.Liên, Gia Lâm, Hà Nội)


Trả lời: Đây là vấn đề rất thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ và bạn không nên quá lo lắng bởi ở tháng tuổi này, bé đã có thể ăn các thực phẩm chế từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua hãy sữa đậu nành để bổ sung thêm các vi chất quan trọng.

Với bơ, bạn có thể cho vào nấu bột hoặc cháo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi. Tốt hơn cả là cho bé ăn bơ thực vật.

Với phô mai: Hai loại phô mai dành cho trẻ nhỏ được bán trên thị trường Việt Nam hiện nay là phô mai tươi (phô mai sữa chua) và phô mai miếng (bò cười, kiwi…). Bạn có thể cho trẻ tập ăn phô mai tươi khi trẻ trên 5 tháng tuổi và phô mai miếng khi trẻ trên 6 – 7 tháng tuổi. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc cho lẫn vào cháo, bột, súp…

Với sữa chua: Bạn có thể tập cho trẻ ăn sữa chua cùng thời kỳ với phô mai. Nếu bạn mua loại sữa chua dành cho trẻ nhỏ sẽ tốt hơn. Nếu không có sữa chua dành riêng cho bé, bạn tập cho trẻ làm quen dần với sữa người lớn hoặc sữa chua tự làm.

Trẻ trên 5 tháng tuổi có thể uống sữa đậu nành. Lưu ý là tăng dần độ đậm đặc của sữa để giúp trẻ quen dần. Nếu bạn tự chế biến sữa đậu nành cho bé, cần đun sôi sữa trong vòng 7 - 10 phút để giúp cho các loại chất đạm có trong đậu nành dễ tiêu hóa.

Một lưu ý khi cho các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ hay phô mai vào cháo, bột, súp… không nên cho vào khi cháo, bột, súp đang sôi mà nên cho sau khi đã tắt bếp, cháo, bột chỉ còn khoảng 70 - 80oC để đảm bảo các vi chất không bị biến dưỡng.





E xin hoi con e duoc 6thag tuoi co an duoc vang sua kg
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Tại sao bé 7tháng lừơi bú.cách khắc phục
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé lười bú mẹ: - Bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi của bé bị sưng đau. - Bầu ngực của mẹ có mùi vị lạ làm bé sợ như: việc mẹ dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực… - Mùi vị sữa bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng từ mẹ. - Mẹ bị stress kéo dài, làm xáo trộn lịch cho bé bú hàng ngày. Việc không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú sẽ làm hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả: Bé không phân biệt lúc nào mình đói hoặc cần sữa. - Một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: bé mắc chứng bệnh về tai, mũi; bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng; bé bị tưa lưỡi… - Đầu ti của mẹ cứng hoặc tụt sâu khiến bé ngại bú - Bé cắn ti mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách la lớn khiến bé bị tâm lý - Một phần do bé quen với việc bú sữa bình có dòng sữa chảy mạnh, bé không chịu bú mẹ vì nguồn sữa thất thường. Sau khi kiểm tra xem nguyên nhân bé "chê" ti mẹ, chị có thể bắt đầu cho bé bú lại. Việc kích thích nguồn sữa mẹ dựa trên nhiều phương pháp: Cho bé bú để kích thích tuyến sữa, xoa bóp ngực, ngủ nghỉ hợp lý (8 - 10 h / ngày), tránh căng thẳng, và kết hợp với chế độ ăn uống của mẹ cùng những lưu ý khi dùng thuốc men. Để bé bú mẹ hiệu quả - Chị cần tạo lại thói quen bú cho bé: Chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian. Bắt đầu vào lúc bé đã hơi đói (tránh để bé gắt khóc vì quá đói). - Đổi cách bế bé khi cho bú, hoặc cho bé bú ở nơi yên tĩnh, hơi tối một chút. - Cố gắng xác định nguyên nhân bé không chịu bú. Nên đưa bé đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không. Nên kiểm tra nguồn sữa, đặc biệt nếu bé bú thất thường hoặc ngày càng phụ thuộc vào việc bú bình. - Duy trì việc gần gũi và tiếp xúc bé thường xuyên khi không cho bé bú. Cho bé bú mẹ mỗi khi bé buồn ngủ.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Gửi hỏi đáp - bình luận