Khi nào cho trẻ ăn cơm thì thích hợp

Qua đài, báo... tuyên truyền thì nên cho con bú đến năm 2 tuổi, rồi cho ăn bột, cháo khi được 6 tháng tuổi. Vậy còn cơm nát thì khi nào cho ăn? Lê Ngọc Tuyết (Phú Xuân - Vũ Thư - Thái Bình)

Trả lời:

Đối với trẻ từ 6-8 tháng tuổi các cử động cắn nhai xuất hiện cùng với sự xuất hiện mọc răng sữa. Từ 20 - 30 tháng trẻ bắt đầu mọc răng nanh, rồi răng hàm thứ nhất và thứ hai. Vậy chỉ cho trẻ ăn cơm nát khi trẻ được 2 tuổi là thích hợp nhất vì lúc này trẻ đã qua giai đoạn ăn cháo, đã biết cắn nhai nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày.

Nếu cho trẻ ăn cơm sớm thì trẻ sẽ nuốt chửng không qua quá trình tiêu hoá bắt đầu từ miệng là nhai. Khi nhai, thức ăn được trộn với nước bọt làm cho sự hoạt động của men amylaza tiêu hoá các chất tinh bột (ở giai đoạn đầu). Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng tinh bột không được tiêu hoá có thể làm ảnh hưởng tới sự hấp thu của các chất dinh dưỡng khác.

Cách nấu cơm nát như sau : Nguyên liệu cho 1 bát cơm sẽ gồm 50g gạo tẻ và 150ml nước; Đun sôi 150ml nước, đổ gạo đã vo sạch ,để ráo nước vào rồi đun nhỏ lửa tới khi chín. Cũng có thể tạo một góc cơm nát ngay thẳng nồi cơm chung với gia đình bằng cách cho thêm 50ml (nửa bát) nước vào một góc nồi hoặc để xoong nghiêng một bên rồi cho nước vào. Cơn nát đạt tiêu chuẩn phải là cơm nát nở đều, ráo không còn nước,không cháy, có vị thơm ngọt của gạo.

Để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, bữa ăn của trẻ cần cho cháu ăn cơm nát với thịt trứng, cá tôm..., rau xanh, dầu hoặc mỡ... cũng đã được nấu nghiền kỹ.

 

Cháu nhà em được 8 tháng, nặng 8kg, cao 70cm. Cho cháu ăn thức ăn băm cháu nuốt được không bị trớ nhưng khi đi ngoài phân của cháu thấy còn nguyên rau. Cho em hỏi như thế có sao không? Khi nào có thể cho bé ăn cơm hạt và thức ăn không cần xay nhuyễn? (Nguyễn Thị Thanh Loạn - Hà Nội)


Trả lời:

Với cân nặng và chiều cao như vậy thì cháu phát triển hoàn toàn bình thường. Chị có thể tiếp tục cho cháu ăn cháo xay nhuyễn nhưng không cần rây qua lưới cho đến khi cháu tròn 1 tuổi. Từ 1 tuổi trở lên, thì mới tập sang ăn cháo hạt và thức ăn băm nhỏ. Còn thức ăn thô thì phải trên 2 tuổi, khi trẻ đã đủ cả răng hàm mới cho ăn được.

Bé đã 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé biết nhai trệu trạo, thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần nghiền thành bột) và cho thêm bột gạo tạo độ trơn để bé dễ nuốt.

Bé sẽ được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong khoảng thời gian hợp lý. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài nên bé không bị chán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu. Chính điều đơn giản này giúp bé duy trì sở thích ăn uống và ăn ngon miệng.

Ăn dặm - hay còn gọi là ăn bổ sung, được hiểu là sự chuyển từ chế độ sữa hoàn toàn sang chế độ ăn có thức ăn khác sữa. Ăn dặm có thể làm trẻ thích thú hoặc đôi khi làm trẻ khó chịu. Thời điểm ăn dặm rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Sau 4-6 tháng tuổi trẻ có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng lên vì trẻ lớn lên không ngừng, sữa không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé nên cần phải cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác.

Các chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt khi chỉ dựa vào chế độ ăn lỏng (sữa) là năng lượng, chất đạm (protein), sắt và kẽm, đưa đến hậu quả là trẻ chậm tăng trưởng, dễ bị thiếu máu, biếng ăn và các rối loạn khác.

Từ năm 2003, theo Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, thời điểm cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chức năng thận và ruột chưa hoàn thiện và việc cho ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như chàm da hoặc suyễn.

Một số nghiên cứu cho thấy hệ tiêu hóa và một số men tiêu hóa ở trẻ chỉ hoàn thiện khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, mỗi trẻ có mức độ phát triển, trưởng thành và nhu cầu về năng lượng khác nhau, cũng như mức độ tăng cân của trẻ trong 4 tháng đầu khác nhau, nên việc cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu khác nhau.

Theo ThS. BS. Hoàng Thị Tín, khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), trong vòng 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Sữa mẹ dễ tiêu hóa, có đầy đủ các yếu tố bảo vệ giúp bé chống đỡ lại bệnh tật và giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ.

Nếu mẹ đủ sữa, bé tăng cân tốt (500– 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi khi: Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bé được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt, trẻ bị đói sau khi cho bú, nhưng từ chối sữa; trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.

BS Tín cũng lưu ý, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, khi cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi không nên cho những thức ăn có chứa gluten (có trong bột mỳ, lúa mạch đen và các món ăn chế biến từ lúa mạch như bánh mì, bột mì, mì ống, bánh bích quy và yến mạch), trứng, phomat, sản phẩm sữa, cá và hải sản.

Khi cho trẻ ăn dặm không nên nêm muối vào thức ăn của trẻ vì thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì trẻ từ 7 tháng đến 1 tuổi chỉ nên sử dụng 1g muối/ngày, sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp đầy đủ muối cho trẻ, hạn chế cho ăn những thực phẩm chứa muối cao như phomat, xúc xích; không cho đường vào thức uống và thức ăn của trẻ vì đường làm tăng nguy cơ hư răng.

Không cho trẻ ăn mật ong khi trẻ chưa tròn 1 tuổi. Vì mật ong có thể chứa vi khuẩn làm tổn thương hệ ruột của trẻ. Trẻ sau 1 tuổi, ruột đã trưởng thành và có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn.

Nước trái cây (nước cam, táo) là nguồn vitamin C giúp trẻ tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn, tuy nhiên nước trái cây làm giảm khả năng uống sữa của trẻ, do vậy có thể cho trẻ uống nước trái cây thật loãng tỉ lệ 1/10 khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia, khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm loãng, nhão như bột, xúp, cháo nghiền… phù hợp với độ tuổi của bé.

Vào thời gian này, nếu chỉ cho bé bú sữa mẹ hoặc bú các loại sữa bột công thức sẽ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng mà cơ thể bé cần, đặc biệt là chất sắt. Có một điều bạn cần ghi nhớ là không nên cho bé dưới 4 tháng tuổi (17 tuần) ăn giặm. Nếu quyết định bắt đầu cho bé ăn giặm trước thời điểm bé được 6 tháng tuổi, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt trong trường hợp bé bị sinh non.

Các dấu hiệu nhận biết bé có thể ăn dặm:

Dưới đây là vài dấu hiệu thông thường để chỉ khả năng đứa bé đã sẵn sàng để ăn các thực phẩm trộn (sữa trộn với các loại thực phẩm nghiền):

- Cổ của bé đã đủ cứng cáp và có thể tự giữ được đầu.

- Bé có thể đứng nhờ sự nâng đỡ nhẹ.

- Bé có biểu hiện muốn nhai ngay cả khi bé chỉ mới mọc một hay hai chiếc răng.

- Có biểu hiện thích những loại thực phẩm bạn đang ăn (bé nhìn miệng khi bạn đang nhai, hoặc dùng tay bốc thức ăn trên đĩa…).

- Vẫn đói sau khi bú, bất kể bé đã bú nhiều thế nào.

- Thể trọng bé phát triển một cách mạnh khỏe (những đứa bé thường sẵn sàng cho việc ăn giặm khi thể trọng của chúng tăng gấp đôi so với khi mới sinh, điều này thường diễn ra ở vào khoảng thời điểm bé được 6 tháng tuổi).

- Trường hợp bạn cho bé bú mẹ, khi bé ăn giặm các loại bột, cháo, không có nghĩa là bạn dứt sữa. Hãy tiếp tục cho bé bú vì sữa mẹ vẫn cần tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho đến khi bé được ít nhất 12 tháng. Ngay cả khi bé đã ăn được ba bữa/ngày, bé vẫn cần bú sữa mẹ để bổ sung thêm các nguồn vitamin, sắt và protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, vào thời điểm này bé sẽ đòi hỏi ít sữa hơn, vì dạ dày của bé đã được làm đầy bởi các loại thực phẩm ăn giặm khác.

Tập cho trẻ ăn cơm đúng cách

Quan niệm muốn cháu mau cứng cáp, mẹ chồng chị Xuân (quận 2, TP HCM) cho bé Cún ăn cơm từ lúc 14 tháng tuổi dù bé chưa mọc răng hàm và thích ăn cháo.

Không ngăn được bà cụ nên chị Xuân xuôi lòng chiều theo. Sau một thời gian, bé ngày càng biếng ăn, còi cọc, 23 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 10,5kg. Đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng, chị Xuân mới rõ nguyên cớ con suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa xuất phát từ việc được cho ăn cơm quá sớm, khiến dạ dày của bé bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, chị Trà, nhân viên công ty bảo hiểm tại quận 3, TP HCM, lại đau đầu vì con gái đã hơn 2 tuổi nhưng không chịu ăn cơm. Bác sĩ giải thích, đây là hậu quả bé đã quen với việc được ăn cháo và thức ăn xay nhuyễn, không thích cử động nhai khi phải tập ăn cơm.

Trẻ cần làm quen với cơm mềm khi có khoảng 20 chiếc răng. Ảnh: news.sina

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc.  

Chia sẻ trong một buổi sinh hoạt tại Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bác sĩ Hương cho biết, sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.

"Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một  phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho trẻ", bác sĩ Hương chia sẻ.

Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.

Một trường hợp phổ biến mà các bà mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ không thích ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún... 

Theo bác sĩ Hương, không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây. 

Bác sĩ Hương cũng khuyến cáo, cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt... sau đó để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính của trẻ nên trong khoảng thời gian 30-40 phút.

(ST).

Be em 15 thang,8 rang,be ko thích an chao chi thích an Cơm ,cho e hoi be an vay co anh hưởng đen he Tieu hoa cua be ko
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Bé nhà em đc 12 thang.mới dc 6cái răng nhưng em rat thích ăn cơm,ko ăn bột hoặc chao.như thế thìco anh huong nhiều đến hệ tiêu hóa và e pải làm thế nào để bé ăn bột và cháo ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Con em 14 thang ,nhai tot tu nhai duoc thit ,banh gao ,hoa qua vv be khong thich an chao doi an com vay e co nen cho be an khong a
hơn 1 tháng trước - Thích
Be em 17 thang tu nhien khong muon an com co phai be bieng an khong . Be 11kg be dang benh co phai bi suy dinh duong khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận