Khi nào cho trẻ uống nước?

Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Tỉ lệ nước ở trẻ em còn cao hơn. Nước là thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể. Nước còn làm giảm độ quánh của máu tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng. Rõ ràng, nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ; và người ta có thể nhịn ăn hằng tuần nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước.







Vai trò của nước đối với cơ thể

Bình thường, so với người trưởng thành hằng ngày trẻ cần nhiều nước hơn 3-4 lần (tính theo cân nặng cơ thể). Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc nhi khoa, trong 10kg cân nặng cơ thể đầu tiên mỗi cân cần 100ml nước, 10kg tiếp theo mỗi cân cần 50ml nước, những cân tiếp theo, mỗi cân cần 20ml nước.

Nhờ đó chúng ta có thể biết được nhu cầu nước hằng ngày của trẻ. Chẳng hạn, một trẻ khỏe mạnh 4 tuổi, cân nặng chừng 13,5kg, trong điều kiện bình thường, mỗi ngày trẻ cần khoảng 1.200ml nước. Lượng nước này một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 450-550ml), một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Như vậy, hằng ngày cho trẻ này uống khoảng 500-600ml nước là đủ.

Nếu trẻ hiếu động, hay những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao, sốt xuất huyết... nhu cầu nước còn cao hơn nhiều. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1oC, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát tức là cơ thể đã bị mất 1-2% nước.

Khi cơ thể mất 5% nước bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa chất, có khi bị ngất; mất 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình trạng nguy kịch, có thể tử vong. Mất nước bao giờ cũng kéo theo mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, iod, sắt) và một số vitamin. Hậu quả là nhiều chức phận sống của cơ thể bị ảnh hưởng, các phản xạ có điều kiện và phối hợp động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập giảm sút...

Bảo đảm nhu cầu nước cho trẻ

Ngoài lượng nước do bữa ăn đem lại qua thức ăn như canh, nước rau, súp... cần cho trẻ uống nước đều đặn, trong đó 60% là nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh lọc đóng chai, 20% từ sữa các loại (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống và 20% nước ép trái cây tươi (cam, chanh...). Nước trái cây, sữa các loại... là những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ uống hằng ngày.

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với các loại quả tươi có thể cho trẻ ăn cả quả hoặc cho uống nước ép, nhưng ăn cả quả tốt hơn vì trẻ có thêm chất xơ (cellulose). Chất xơ trong quả chín hơn hẳn chất xơ của ngũ cốc vì mịn hơn, lại liên kết với pectin thành một phức hợp có tác dụng điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Ăn cả trái chắc chắn là hơn hẳn uống nước trái cây đóng hộp vì loại này có nhiều đường, lại ít vitamin do đã bị hao hụt nhiều trong quá trình chế biến, bảo quản; chưa kể là các chất bảo quản có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ uống các loại nước “mát” như nước mía, nước rau má... 1-2 ly nhỏ mỗi ngày. Tất nhiên phải là nước sạch, được chế biến hợp vệ sinh.

Không nên cho trẻ uống nước đá vì dễ gây hư hại răng và làm trẻ bị viêm họng.

Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực, nước hương trái cây... (vì thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose, thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể), các thứ nước có chất kích thích như nước chè, cà phê, bia... và các loại nước giải khát có gas.

Cách bù nước cho trẻ

Các em thường mải chơi, nhiều em quên cả khát, do vậy những hôm trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-40oC, các bậc cha mẹ cần chủ động cho trẻ uống nước (với trẻ nhỏ) hoặc thường xuyên nhắc trẻ uống nước (với trẻ lớn). Những buổi dã ngoại, cần nhắc các cháu đem theo nước uống. Chỉ uống nước đá khi biết chắc là được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.

Về cách uống, thỉnh thoảng cho trẻ uống nước; không đợi trẻ đòi mới cho uống vì khi đó trẻ đã bị mất nước rồi, dù ở mức độ nhẹ. Những hôm trời nóng hoặc trẻ vừa chạy nhảy, vừa đá bóng hay chơi cầu lông... trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn. Thường thì khát bao nhiêu uống bấy nhiêu, nhưng nên nhắc các cháu uống từ từ, ít một, mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, 15-20 phút sau lại uống tiếp vì uống một hơi cho đã khát như ta vẫn thấy chỉ làm cho tim phải làm việc nhiều, mồ hôi ra nhanh, lượng nước bốc hơi qua da nhiều hơn. '


Thời điểm nên bắt đầu cho bé  uống nước?


Việc cho bé uống nước tưởng chừng như đơn giản nhưng hầu như các bà mẹ vẫn còn mù mờ lắm.

Một số bà mẹ muốn chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm có được. Hãy tham khảo và biết đâu bạn sẽ được giải đáp thắc mắc:
- Một điều bạn nên biết rằng, bé sơ sinh nhận rất nhiều nước từ sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên. Khi bé đủ tuổi để ăn dặm, một chút nước nhấm nháp rất tốt cho bé. Tuy nhiên, nước đối với trẻ sơ sinh không phải là một yêu cầu bức thiết bởi vì bé hấp thụ đủ nước từ thức ăn rồi.
Đến tận khi khoảng 8-10 tháng, bé mới cần phải ‘mẹ ơi, con uống nước’.




- Bác sỹ nhi khoa lại hướng dẫn mình cho bé 1 tuần tuổi uống nước. Bởi vì bé đang bị táo bón và nó có thể làm phân của bé lỏng ra một chút như vậy thì bé không đau đớn khi đi tiêu. Mình không biết có đúng không nữa.
- Bé sơ sinh chỉ cần sữa mẹ là đủ, nước có thể làm xáo trộn mức máu của bé, sữa mẹ là sản phẩm tốt nhất cho trẻ và chúng chỉ cần bú mẹ cho tới lúc ăn dặm.
- Theo tổ chức y tế thế giới thì bé không cần nước cho tới khi bé được 6 tháng tuổi vì thế bạn yên tâm là sữa của bạn đã cung cấp đủ nước cho bé rồi.
- Mình không phải là một chuyên gia, nhưng mình nghĩ rằng không cần phải cho bé uống nước cho đến khi bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bé yêu nhà mình lại bị táo bón khi mình bắt đầu cho bé ăn dặm, mình gọi cho bác sỹ thì bác sỹ bảo hãy cho bé uống 1 chút nước vào giữa hai bữa ăn của bé. Bác sỹ cũng bảo rằng, việc cho bé uống nước không ảnh hưởng gì tới sự ngon miệng của bé.




- Mình không phải là một bác sỹ và mình không khuyên được bạn nên thế này hay nên thế kia nhưng mà mình muốn chia sẻ với bạn trường hợp của mình. Khi trời nóng, mình cho bé uống một chút nước và mình cảm thấy nó thủy hợp với bé hơn là việc bé uống sữa bột.
- Khi bạn có thắc mắc, bạn nên hỏi các chuyên gia vì thực sự các mẹ bé ở đây chỉ chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bạn biết, nói những gì họ nghĩ, bé nhà bạn chưa hẳn có thể trạng giống con họ.
- Mình thường cho bé uống một chút nước từ khi bé được 1 tuần tuổi và có nhiều lý do để mình làm điều đó. Bé sinh vào tháng 7, mùa hè nóng nực và bé thường ra mồ hôi cho nên mình cho bé uống thêm nước. Ngoài ra, bé thường hay bị nấc nên mình cho bé uống nước để chữa nấc. Cho tới bây giờ mình vẫn chưa thấy sức khỏe của bé có dấu hiệu nguy hiểm gì cả.


3 lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

1. Không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt: Người lớn thường dựa vào phán đoán chủ quan để đánh giá độ ngọt của đồ uống, tuy nhiên phán đoán đó không chính xác với trẻ.






Vị giác của trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn so với người lớn rất nhiều lần, khi người lớn cho rằng đồ uống có vị hơi ngọt thì tức là nó quá ngọt so với trẻ. Trẻ uống nước có nồng độ ngọt quá cao dễ mắc bệnh về đường ruột, chướng bụng hoặc khó tiêu.

2. Tốt nhất là uống nước lọc

Có cha mẹ cho rằng các loại nước giải khát hay nước trái cây bán ngoài thị trường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nước lọc. Chính vì vậy, hàng ngày họ dùng những loại nước đó cho trẻ uống thay nước lọc. Các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em cho rằng đó là quan niệm rất sai lầm.

Trước hết, mặc dù được gọi là nước ép hoa quả thiên nhiên, trong quá trình gia công, hầu như tất cả các vitamin trong trái cây đều đã mất.

Cho dù mục đích của bạn là thông qua việc uống nước trái cây ép để bổ sung dinh dưỡng cho con cũng là điều không nên. Hơn nữa, trong tất cả những loại nước ép đó đều có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu và hoàn toàn không tốt cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các đồ uống này còn có chứa nhiều đường và chất điện môi. Nếu như bạn cho trẻ uống nước lọc thì nước sẽ giúp đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể. Còn với những loại đồ uống kể trên thì các chất hóa học sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn, khiến bé cảm thấy khó chịu.

3. Tuyệt đối không cho thêm bất cứ thứ gì vào sữa

Nhiều người mẹ sau khi sinh 12 tiếng, thậm chí 3 ngày sau mới thấy sữa về, lượng sữa non ban đầu rất ít. Họ lo con đói nên cho con uống thêm sữa bột, lại sợ sữa khó uống nên... cho thêm đường. Đây là một cách làm sai lầm, không những không có lợi cho sức khỏe của trẻ mà còn gây phản ứng khiến bé sơ sinh không thích hoặc không chịu bú sữa mẹ nữa.

Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé lấy chất dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn. Khi ra đời, bé sẽ vẫn còn quen và thích nghi với việc lấy chất dinh dưỡng từ mẹ chứ chưa quen với việc trực tiếp hấp thụ chất dinh dưỡng. Bởi vậy, trong 1-2 ngày đầu, bé có thể không cảm thấy khó chịu khi bị đói.

Sữa non ban đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, vì vậy dù nhiều hay ít đều rất tốt. Nếu bé không chịu bú mẹ mà thích bú bình, bạn cũng không nên thêm bất cứ chất gì vào trong sữa của bé.


Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước


Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng...

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với s��a mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.

Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.


Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.


Mách bạn cách cho trẻ uống nước


Trước tiên, giữ ly trong lúc trẻ uống nước

Sẽ mất nhiều tháng trước khi trẻ học được cách cầm chặt một ly nước (có lẽ đến khi trẻ được 16-18 tháng tuổi). Bắt đầu tập cho trẻ khi trẻ được khoảng 5-6 tháng tuổi. Giữ ly trong khi cho trẻ uống từng ngụm nước. Trẻ có thể bị sặc một vài lần trước khi nuốt. Nên cho trẻ uống nước cùng lúc với ăn dặm (sẽ được trình bày ở phần sau). Cho trẻ uống một chút nước sau khi ăn và giữa bữa ăn. Bắt đầu bằng một muỗng nước, sau đó tăng dần lên. Dần dần trẻ sẽ quen với việc trong nước bằng ly và trẻ sẽ muốn thử tự uống một mình. Hãy để cho trẻ thứ. Bước đầu tiên, trẻ sẽ chơi với ly nước một lúc rồi mới uống. Nếu trẻ phun nước ra ngoài cũng không sao. Bởi vì trong ly chỉ có một chút nước mà thôi.

Dạy trẻ uống nước bằng ly, bắt đầu bằng loại tách có vòi.

Bạn nên mua loại tách có vòi nhưng lỗ đầu vòi nhỏ để nước chảy ra chậm. Nếu tách có lỗ khí đối diện với vòi, điều đó có nghĩa là nước sẽ chảy ra nhanh hơn. Bạn nên chọn loại tách không có lỗ khí (hay bít lỗ khí lại). Một số loại tách cho phép điều chỉnh tốc độ chảy của nước.

Trẻ sẽ cầm tách dễ dàng nếu tách có tay cầm ở hai bên. Loại tách nhựa nhẹ có tay cầm rất khó rửa. Chất bẩn dễ dàng bám vào tay cầm: Vì nhẹ nên tách dễ trượt khỏi tay. 

MáCH BạN. Khi tay trẻ đang ướt, để trẻ có thể cắm được loại tách không có tay cầm, dùng dây thun dày buộc quanh tách. Bạn cũng 'có thể dùng băng keo thay cho dây thun, mặc dù sau đó bạn sẽ rất khó chịu khi gỡ chúng ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt một miếng vải từ một cái vớ sạch rồi bọc chúng xung quanh cốc.

Tiết kiệm tiền: Nếu bạn không muốn tốn tiền mua bao dựng rác, hãy sử dụng loại bao nhựa dùng để đựng dâu tây. Dán hai cái bao lại với nhau tạo thành một cái hộp để đựng núm vú cao su, nón, máy cắt bánh hay những thứ lặt vặt.

Từ 7-8 tháng, để trẻ tự uống nước trái cây từ loại tách có vòi. Một vài tuần đầu, trẻ sẽ thích chơi với nó hơn là uống nước. Chỉ đến tháng thứ 9, trẻ mới có thể uống nước trong tách như cách mà trẻ uống nước trong chai.

Khi trẻ đã quen, cho trẻ uống nước trong tách không phải là tách nhựa. Tuy nhiên, tách chỉ nên đựng một chút nước để trẻ có thể uống hết dễ dàng. Đừng trách móc hoặc chê bai khi trẻ làm trào nước ra. Tất cả mọi người đều bắt đầu như vậy. Học cách cầm tách cũng là để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

MÁCH BạN. Uống nước trong tách trước mặt trẻ. Vì trẻ rất thích bắt chước bạn. Đó là cách học tự nhiên và vui vẻ.

Từ 10-15 tháng, trẻ có thể cầm tách bằng hai tay và có thể làm rớt tách. Dần dần, trẻ sẽ ngừng các chuyển động lên và xuống trong khi uống. Trẻ trở  nên thông thạo hơn,. có thể uống liên tục không nghỉ. Hãy quan sát cách trẻ cử động bàn tay, cổ tay và khuỷu tay để điều chỉnh mép ly đúng góc với miệng. Lúc này trẻ sử dụng tay, cử động chính xác để đưa nước vào miệng mà không làm đổ ra ngoài. Đến 18 tháng, trẻ sẽ biết uống ở mép ly đúng cách và an toàn.

Mách BạN. Nếu không chịu nổi việc trẻ phun nước, hãy tập cho trẻ uống nước trong phòng tắm. Tuy nhiên, nhớ bảo đảm rằng trẻ không uống nước trong bồn tắm khi bạn quay đầu đi.

MáCH BạN. Quấn khăn xung quanh cổ để tránh nước nhỏ xuống quần áo.

MÁCH BạN: Bạn có thể bảo vệ đồ đạc bằng cách dạy trẻ đặt tách vào khay. Dùng tấm nhựa đậy hũ magarin làm khay. Đó sẽ là mục tiêu dễ dàng hơn cho trẻ đặt tách vào.

Khi được 18-24 tháng, trẻ không còn phải dùng cả hai tay để cầm tách. Trẻ đã có thể nghiêng tách một cách hoàn hảo, làm cho nước chảy thẳng vào miệng. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể làm đổ nước cho đến khi trê được 2 tuổi ít nhất thì lúc này trẻ đã biết đặt tách vào khay chứ không ném xuống dần. Khi trẻ được hai tuổi, đôi khi trẻ có thể tự rót nước trong bình ra rồi tự uống. Hãy khuyến khích trẻ, để trẻ tự làm.


Khi nào nên cho trẻ uống nước trái cây
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước
Dạy trẻ uống nước
Pha sữa bằng nước cơm
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Cách cho bé uống thuốc


(st)