Khi nào nên bắt đầu đánh răng cho trẻ

Cái răng cái tóc là góc con người. Để bé có hàm răng đẹp và khỏe, các mẹ bé phải lưu ý vệ sinh răng sạch sẽ cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

Khi bé bắt đầu mọc răng, phụ huynh cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải lông mềm cùng một số lượng rất nhỏ kem đánh răng (có kích thước bằng hạt đậu) để đánh răng cho bé.

Những băn khoăn về việc đánh răng cho con

Khi được hỏi về việc nên bắt đầu đánh răng bằng kem đánh răng cho trẻ khi trẻ được mấy tuổi, mẹ bé Nhím lo lắng chia sẻ: Con nhà em cũng được 13 tháng tuổi rồi và đã mọc được 8 cái răng cả thảy. Em cũng đang không biết khi nào thì nên bắt đầu tập cho con đánh răng bằng thuốc đánh răng trẻ em đây. Nghe một mẹ hàng xóm cũng có con nhỏ 3 tuổi chia sẻ rằng, phải từ 3 tuổi trở đi mới được cho con đánh răng bằng thuốc vì sợ làm hỏng men răng của cháu. Nhưng em cứ  phân vân mãi bởi vì thuốc đánh răng giúp trẻ ngừa sâu răng và hôi miệng thì sao lại có thể sợ hỏng răng của con được. Em đang chẳng biết làm thế nào.
Ảnh minh họa
Khác với băn khoăn của mẹ bé Nhím, mẹ bé Ben thì lại hào hứng nói rằng: Sao các mẹ cứ rắc rối và lo lắng thế nhỉ? Như Ben nhà mình, cứ mọc răng là bắt đầu tập cho Ben đánh răng bằng thuốc rồi. Song lúc đầu do con nhỏ quá nên các mẹ cứ lấy khăn sạch và mềm để lau răng cho con bằng nước trắng ấm là được rồi. Cứ thế, khi Ben khoảng 1 tuổi thì mình bắt đầu lấy gạc tưa lưỡi, bôi kem đánh răng vào, đánh cho con rồi cho con tráng miệng bằng nước trắng.
Chưa hết, khi lân la hỏi chuyện mẹ bé Sóc thì lại được mẹ bé chia sẻ những băn khoăn khác: Nói chung, mình cũng biết rằng khi trẻ được khoảng 1 tuổi thì đã có thể bắt đầu cho bé đánh răng bằng thuốc đánh răng rồi. Mình cũng đã thực hành điều này với Sóc nhưng Sóc toàn nuốt kem đánh răng thôi. Mình lo lắm, không biết nuốt kem đánh răng thường xuyên như vậy thì có vấn đề gì không nữa?
Mẹ bé Bi thì lại nói: Tôi đang có một bé trai 13 tháng tuổi. Cháu rất thích uống sữa và nước ép trái cây trong suốt cả ngày. Vì thế, tôi rất lo cháu có thể bị sâu răng nếu không đánh răng. Nhưng thú thực tôi cũng không biết ở tuổi nào thì các phụ huynh nên bắt đầu đánh răng bằng kem đánh răng trẻ em đây?
Ảnh minh họa

Khi nào bắt đầu cho bé đánh răng bằng kem đánh răng?

Nói chung, cha mẹ trẻ nên bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi những chiếc răng đã xuất hiện trong miệng của bé.

Ban đầu, ý tưởng tốt nhất để vệ sinh răng cho bé là bạn có thể sử dụng một ngón tay sạch và khoác trên đó một miếng vải mềm ấm để lau lợi cho bé hàng ngày trước khi răng của trẻ xuất hiện. Rồi sau khi trẻ có răng, bạn dùng miếng vải mềm sạch này và lau răng cho bé hàng ngày.

Sau đó, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để bắt đầu vệ sinh kẽ răng cho trẻ sau khi trẻ đã xuất hiện nhiều răng hơn nhằm ngăn ngừa tình trạng sâu răng giữa các kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa đặc biệt quan trọng đối với các răng hàm của trẻ vì chúng ở gần nhau hơn so với các răng cửa. Đặc biệt, việc vệ sinh sinh răng miệng cho trẻ càng trở nên quan trọng hơn nếu trẻ nhà bạn thích uống nhiều nước trái cây và ăn nhiều bánh ngọt hơn các trẻ khác.

Ảnh minh họa
Phụ huynh cũng có thể sử dụng bàn chải lông mềm và một số lượng rất nhỏ kem đánh răng (có kích thước bằng hạt đậu) để đánh răng cho bé. Nếu con bạn uống nhiều sữa và nước trái cây trong ngày thì bạn nên trải răng bằng kem đánh răng cho con 2-3 lần mỗi ngày để phòng ngừa sâu răng.

Lưu ý:

Đôi khi việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa răng để vệ sinh hàng ngày răng miệng cho một đứa trẻ có thể là một trận chiến của ý chí. Nhưng để răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh và chắc khỏe, các phụ huynh cần phải kiên nhẫn và quan trọng nhất là hướng dẫn trẻ từng bước cách tự chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách.

Bạn nên bắt đầu làm sạch răng bé từ khi bé nhú những chiếc răng đầu tiên. Thông thường là vào khoảng 4 tháng tuổi. Đầu tiên, bạn lấy một chiếc gạc sạch được khử trùng cùng với nước để lau sạch răng bé. Bạn không cần dùng kem đánh răng nhưng hãy cố gắng lau sạch răng bé khoảng 2 lần/ngày.

Khi bé có một vài chiếc răng, bạn dùng bàn chải nhỏ đặc biệt dành cho trẻ. Bàn chải này có khoảng 2-3 hàng lông nhẹ để không làm đau lợi. Bạn cũng nên chú ý tới loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Nếu bạn sống ở vùng có nguồn nước chứa florua thì không cần dùng kem đánh răng có chứa florua. Nếu như nguồn nước của bạn không chứa florua thì bạn nên chú ý tới hàm lượng florua trong kem đánh răng. Bạn biết đấy, nếu lượng florua quá lớn, có thể làm cho bé bị ngộ độc.

Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc này, bạn nên để kem đánh răng xa tầm tay của trẻ. Khi đánh chỉ dùng một lượng rất nhỏ bằng hạt đỗ. Một số trẻ thường nuốt kem đánh răng, thay vì nhả chúng ra. Hãy nhắc con, tuy nhiên chuyện này cũng khá khó để bé hiểu.

Có lẽ một số lời khuyên của những bà mẹ khác cũng đáng để bạn tham khảo đấy!

- Nếu bạn không thực sự tự tin với việc làm sạch răng cho bé, bạn nên đưa bé tới bác sỹ nha khoa. Bác sỹ có chuyên môn sẽ khiến bạn yên tâm hơn. Thông thường, chúng ta thường được nhắc nhở rằng, nên đánh răng cho bé từ khoảng 1-1.5 tuổi. Nhưng chúng ta thường không quan tâm. Chính vì thế mà trẻ thường sâu răng trước khi tới trường. (Chia sẻ của mẹ có nickname happiestgirl)

-  Tôi là một bác sỹ nha khoa và tôi rất thích cái cảm giác các bậc cha mẹ mang bé tới làm sạch răng khi bé từ 2 tuổi trở nên. Hầu như chúng ta đều lơ là vấn đề này. Khi bé ăn chất ngọt, có đường hoặc thức ăn, vi khuẩn sẽ bám vào răng. Vì thế mà nên đánh răng cho bé trước khi đi ngủ. Cách thức đánh răng và dùng loại kem nào, bạn nên tham vấn các bác sỹ nha khoa. (Một người mẹ giấu tên chia sẻ)

Theo các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh của Mỹ (CDC), làm vệ sinh răng cho trẻ không khi nào là quá sớm. Việc này cần được thực hiện ngay khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Nên dùng khăn ướt và sạch để lau.

Khi có thêm những răng mới, bạn nên chuyển sang dùng bàn chải đánh răng mềm, làm vệ sinh 2 lần mỗi ngày. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, không cần dùng thuốc đánh răng chứa fluor, trừ khi bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ khuyên bạn như vậy.

Con tôi đã mọc được một vài chiếc răng và tôi băn khoăn không biết khi nào thì nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho cháu, mong bác sĩ vui lòng chỉ giúp. Trả lời: Theo ông Howard Reinstein, một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California đồng thời là phát ngôn viên của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bạn nên bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên (thường là khi trẻ khoảng 4 tuổi). Đầu tiên bạn chỉ cần dùng một mẩu gạc có thấm nước để lau sạch các bựa răng bám trên răng và nướu răng của trẻ. Bạn không cần phải sử dụng kem đánh răng, nhưng cố gắng làm sạch răng cho bé hai lần một ngày.

Khi con bạn đã mọc khá đầy đủ răng, bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ với hai hoặc ba hàng lông rất mềm. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa xem có nên dùng kem đánh răng không, và nếu có thì dùng loại kem đánh răng gì. Nếu bạn sống ở khu vực mà nước có clorua, bác sĩ có thể tư vấn bạn không nên dùng loại kem đánh răng có florua và ngược lại. Điều đặc biệt chú ý là florua trong kem đánh răng có thể độc hại đối với trẻ nếu chúng bị nuốt vào bụng với số lượng lớn (Hàng năm các trung tâm kiểm soát độc hại khắp nước Mỹ vẫn nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại hỏi về ngộ độc liên quan đến kem đánh răng).

Hãy bắt đầu làm vệ sinh miệng cho bé ngay từ khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, không nên chờ tới khi nhận thấy răng bị sâu. Đó là lời khuyên của bác sĩ Leo Morton, chuyên gia về răng trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Advocate Lutheran ở Park Ridge (Mỹ).

Sau đây là một số khuyến cáo khác của bác sĩ Morton nhằm giúp bé có hàm răng khỏe mạnh:

- Người mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối trong thời gian có thai.

- Cha mẹ có thể bắt đầu làm vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng và massage lợi sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

- Bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ của trẻ em ngay khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Dùng thuốc đánh răng không chứa fluor dành cho trẻ. Bóp lượng thuốc bằng hạt đậu lên bàn chải và đánh răng.

- Không để bé bú bình chứa sữa pha chế hoặc nước hoa quả khi đi ngủ, vì đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Khi ngủ, lượng nước bọt tới miệng giảm nên chất ngọt càng dễ đọng lại quanh răng.

- Nếu bé chỉ có thể ngủ khi được mút thì nên cho bé bú bình nước sạch hoặc dùng núm vú giả. Núm giả có thể được chấp nhận tới khi trẻ 2-3 tuổi. Thói quen này dễ bỏ hơn mút tay.

- Khi bé bắt đầu đứng hoặc đi, cần chú ý đến khả năng răng bị tổn thương do ngã. Xử trí kịp thời nếu điều này xảy ra.

- Thường xuyên đi khám bác sĩ nha khoa. Lần khám đầu tiên phải được thực hiện trước khi bé tròn 1 tuổi, sau đó cứ 6 tháng lại khám 1 lần.

Tốt nhất bạn nên giúp trẻ chải răng cho đến khi trẻ được 3 tuổi, rồi khuyến khích trẻ tự chải lấy nhưng dưới sự kiểm soát của bạn cho đến khi lên 8 tuổi.

Khi hướng dẫn trẻ đánh răng bạn nên lưu ý những điều sau:

-Đối với trẻ em dưới 4 tuổi, hướng dẫn trẻ cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn với biên độ nhỏ

 

Giúp trẻ chải răng đến khi trẻ 3 tuổi

-Chọn bàn chải phù hợp cho lứa tuổi của trẻ. Chọn cho trẻ bàn chải nhỏ đầu tròn và sợi lông mềm.

-Tập thói quen cho trẻ chải răng ít nhất 2 lần 1 ngày, buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý: nếu trẻ ăn hoặc uống sữa sau khi đánh răng thì nên cho trẻ đánh răng lại trước khi đi ngủ.

-Không cho trẻ sử dụng chung bàn chải với các trẻ em khác .

-Chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng nhỏ ở trẻ từ 4 tuổi trở lên (hoặc khi bé đã có ý thức không nuốt kem đánh răng), cần hướng dẫn kỹ cho trẻ súc mệng sạch và nhổ hết chất kem ra sau khi chải răng.

-Nên cùng trẻ chải răng để giúp trẻ quan sát và bắt chước.

-Khi trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn có thể hướng dẫn trẻ cách dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

-Khuyến khích và tạo môi trường vui thích cho trẻ chải răng, chẳng bao lâu trẻ sẽ cảm thấy chải răng như là một thói quen hằng ngày giống như ăn sáng hay đọc truyện trước khi đi ngủ.

Như vậy, chăm sóc răng miệng sớm và đúng cách chắc chắn giúp trẻ luôn có hàm răng khỏe và nụ cười rạng rỡ.

 

Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Tìm hiểu về bệnh gout

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Cách chế biến cá cơm khô cực ngon

Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh

Cách chế biến đậu ván không bị mất chất

Cách làm bì chay

Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn

Cách làm xíu mại bánh mì

Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào

Cách làm ngan om sấu cực ngon

Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng

Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh

Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi

Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa

Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà

Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới

Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả

Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay

Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp

Bí quyết làm món giả cầy ngon

Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên

Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon

(ST).

Bé 20 tháng chua biêt nói có dáng lo không
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Thời điểm trẻ học nói không giống nhau. Có trẻ bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ từ ba. Song thường trẻ bắt đầu học nói ở tháng thứ 18. Hai tuổi mà vẫn chưa nói được coi như chậm nói. Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý: - Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi - Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi - Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi - Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi: - Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ - Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu - Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản - Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé) - Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì. Cha mẹ có thể làm gì Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gene có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không? Và đây là vài điểm chung các bậc cha mẹ có thể áp dụng tại nhà: - Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa - nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ. - Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng. - Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa bé lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời. Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt. Bạn nên đưa bé đến khám tại Khoa Tâm lý của các Bệnh viện Nhi để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị! Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Gửi hỏi đáp - bình luận