Làm sao để hết căng sữa khi cai sữa bằng mẹo dân gian cực hiệu quả
Cai sữa là một bước chuyển rất quan trọng đối với bé. Vì vậy các bà mẹ nếu thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sẽ dẫn đến những hậu quả không đáng có. Xin cung cấp một vài kiến thức cơ bản để "gỡ rối" cho bạn lần đầu làm mẹ.
Trong thời gian cho con bú, các bà mẹ thường thắc mắc không biết khi nào nên cai sữa cho bé, để giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra thời điểm cho các bà mẹ cần biết để tốt hơn cho con của mình.
Khi nào nên cai sữa cho bé
Qua sự tạo hóa của thiên nhiên, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguồn thực phẩm quý giá, tuy nhiên cũng đến lúc chúng ta cần phải cai sữa cho bé vào lúc 6 tháng tuổi, sau thời gian này trẻ vẫn nên bú mẹ đi kèm với chế độ ăn dặm cho đến ít nhất 2 tuổi.
Bên cạnh đó, có một nguyên tắc chung để cai sữa cho bé như cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú nhưng làm thế nào để các bà mẹ biết khi nao nên cai sữa cho bé, suachobe.vn sẽ giúp các bà mẹ qua những dấu hiệu của bé như trong thời gian bé bi bô tập nói, bé có thể ngồi thẳng, không cần sự trợ giúp bên ngoài, khi bé có thể ăn được cơm nhão và cháo, có thể nhận biết và ấn tượng với màu sắc.
Ngoài những nguyên tắc trên, khi không nên cai sữa cho trẻ đó là trong trường hợp bé đang ốm không nên cai sữa cho bé, điều này sẽ làm cho sức khỏe của bé ngày càng giảm sút và gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương cho bé, khi người mẹ đang mắc bệnh truyền nhiễm hay các bệnh lý liên quan đến bầu vú thì bé cũng cần phải được cai sữa ngay. Hơn nữa, các bà mẹ nên đặc biệt chú tâm tới chế độ dinh dưỡng cho bé khi cai sữa để bé không bị thiếu chất.
Hỏi: Cho con bú là niềm hạnh phúc bất tận của tôi. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng không nên để bé bú mẹ lâu quá, sẽ rất khó cai sữa. Xin hỏi thời điểm nào cai sữa sẽ tốt nhất cho bé?
Trả lời:
Việc người mẹ cho con bú mẹ thay vì bú bình có thể nói là sự khởi đầu hoàn hảo cho cuộc sống của bé yêu. Và các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng bú mẹ càng lâu thì sẽ càng có lợi cho sức khỏe của cả bạn và bé.
Bạn có thể tiếp tục cho bé bú bao lâu tùy vào mong muốn của chính bản thân. Điều quan trọng là chế độ dinh dưỡng của mẹ vẫn được bảo đảm và bạn không mắc bệnh nào đó.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng nên cho trẻ bú mẹ trong suốt 6 tháng đầu sau sinh và tiếp tục cho bé bú khi bé đã chuyển sang ăn dặm. Thậm chí, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ liên tục trong ít nhất 13 tuần đầu tiên sau sinh mà không thêm bất kỳ sữa công thức hay thực phẩm nào sẽ bảo vệ bé khỏi bệnh viêm dạ dày và viêm phổi trong năm đầu đời.
Khi trẻ được 8 - 9 tháng thì nguồn sữa mẹ sẽ không còn đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé nữa, lúc này nên chú ý tới chế độ ăn dặm còn sữa mẹ chỉ nên coi là một nguồn giải khát tuyệt vời.
Ngay cả khi bạn đi làm thì vẫn có thể cho bú mẹ kết hợp với ăn dặm và uống thêm sữa công thức. Bú mẹ sẽ duy trì và gia tăng thêm sự gắn bó giữa 2 mẹ con và cũng là sự an ủi, bù đắp cho bé khi mẹ đi làm.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc bạn quyết định tiếp tục hay sẽ cai sữa cho bé. Điều quan trọng là bạn hiểu được: cho con bú là một cơ hội hiếm có, rất tốt cho mối quan hệ giữa 2 mẹ con và không ảnh hưởng nhiều như bạn bè hay gia đình bạn nghĩ.
Cai sữa đúng cách
Cai sữa là một bước chuyển rất quan trọng đối với bé. Vì vậy các bà mẹ nếu thiếu kinh nghiệm và hiểu biết sẽ dẫn đến những hậu quả không đáng có. Xin cung cấp một vài kiến thức cơ bản để "gỡ rối" cho bạn lần đầu làm mẹ
Hiểu về quá trình cai sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ trẻ sẽ lớn nhanh và phòng chống được bệnh suy dinh dưỡng.
Cai sữa hiểu đơn giản là dừng việc cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Mặc dù sau đó trẻ vẫn được bù lại nhu cầu bằng cách bú sữa ngoài.
Việc cai sữa phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và sự khéo léo của người me.
Thời điểm nào nên bắt đầu cai?
Theo các bác sĩ nhi khoa, không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa cho bé phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của người mẹ.
Tuy nhiên, Viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo không nên cai sữa cho trẻ sớm trước 1 tuổi, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ngoài một số kinh nghiệm dân gian như bôi ớt hay cuốn tóc vào đầu ti, xin giới thiệu thêm một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả:
- Tiến hành cai sữa từ từ để tránh những sang chấn đối với tâm lý của trẻ sau này, không nhất thiết phải phụ thuộc vào một độ tuổi "cố định" nào của trẻ.
- Bắt đầu từ từ ngưng không cho trẻ bú sữa, đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
Thời gian đầu trẻ sẽ khó có thể quen, sinh ra quấy khóc, đòi bú. Đây là những biểu hiện rất bình thường, không đáng lo ngại, nhưng rất cần sự vững tâm của người mẹ để không cho trẻ bú lại. Sau dần tự trẻ sẽ tìm lại được sự "cân bằng" cho mình.
Ngưng không cho con bú có thể khiến cho bạn bị tức, ứ sữa, thậm chí sưng và viêm đầu vú. Trong thời gian này lượng sữa của người mẹ cũng giảm đi rõ rệt.
- Rút ngắn thời gian cho bú. Phương pháp này có nghĩa là người mẹ sẽ chủ động cắt giảm thời gian cho bé tiếp cận với ti. Ví dụ trước đây bé bú mẹ mỗi lần 5 phút thì bây giờ cần phải rút xuống còn 3 phút, dần dần cai hẳn sữa cho bé.
- Trì hoãn việc cho trẻ bú cũng là một trong những cách cai sữa hữu hiệu. Bạn nên rút ngắn số lần cho trẻ bú xuống, chỉ nên còn khoảng 2 lần/ngày.
Nếu bé đòi bú, bạn hãy nói là sẽ cho bú sau, và bằng cách này hay cách khác làm cho trẻ quên đi việc thèm sữa. Hay thay bằng việc cho trẻ bú vào buổi tối hãy nói với trẻ là đợi đến lúc đi ngủ.
Làm gì khi cai sữa là "một cuộc chiến"?
Nếu bạn đã kiên trì áp dụng mọi biện pháp cai sữa cho trẻ mà vẫn không ích gì, thì đó có thể là do việc lựa chọn thời điểm không thích hợp. Trong trường hợp này bạn nên kiên nhẫn đợi một thời gian nữa rồi hãy cai sữa cho con.
Lưu ý: Không nên cai sữa khi trẻ đang bị ốm, sẽ khiến trẻ khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.
Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ.
(ST)