Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý

Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý. Nguyên nhân trẻ bị trớ. Làm gì khi trẻ bị trớ


Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ do đặc điểm của bộ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ tâm vị yếu, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Nôn trớ có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần lên. Nôn trớ cũng là triệu chứng trong nhiều bệnh khác nhau, nhưng nôn nhiều kéo dài thường ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, rối loạn nước và điện giải... Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn là do sự co bóp phối hợp của cơ hoành, cơ thành bụng và cơn trơn dạ dày thực quản. Trớ là sự co bóp của cơ trơn dạ dạy thực quản, không có sự tham gia của cơ hoành và thường là thức ăn chưa tiêu hóa.

Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ em

Nôn trớ liên quan đến ăn uống
Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ... Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.
- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
- Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc.
- Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
- Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

Nôn do co thắt môn vị
Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hay quấy khóc hờn dỗi, kém ngủ. Nôn xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò, chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày.
Trẻ vẫn háu ăn, ít bị sụt cân, cơ thể vẫn phát triển bình thường. Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặc, vì ăn chất lỏng không khí dễ vào dạ dày gây đầy hơi trẻ dễ bị nôn trớ. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bằng cách pha thêm nước cháo vào sữa.
- Cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường. Sau mỗi lần bú bế trẻ đầu cao một lúc sau đó đặt trẻ nằm nghiêng bên trái 10 phút rồi chuyển sang bên phải, cuối cùng đặt trẻ nằm ngửa.
- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn motilium, primperan.


Nôn do bệnh tật
Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử...
Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

 


Nôn do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

Hẹp phì đại môn vị
Là do phì đại lớp cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị. Bệnh hay gặp ở trẻ trai. Sau khi sinh, trẻ vẫn bú mẹ và đại tiện bình thường, khoảng 3-4 tuần sau thì xuất hiện nôn, nôn liên tục sau khi ăn, nôn nhiều lần, nôn vọt thành tia, số lượng nhiều.
Chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày. Nôn kéo dài làm cho trẻ sụt cân nhanh, trẻ vẫn háu ăn, ỉa phân ít, đái ít. Thăm khám bụng thấy sóng nhu động ở hạ sườn trái lan từ trái sang phải hoặc sờ thấy u cơ môn vị di động nằm ở dưới bờ trước của gan.

Luồng trào ngược dạ dày thực quản
Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Nôn trớ thường xuất hiện sớm ngay sau đẻ, nôn trớ sau bữa ăn, khi trẻ nằm hoặc khi trẻ khóc. Số lượng chất nôn ít, chất nôn thường là sữa mới ăn vào, đôi khi có màu nâu. Nôn làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Để giảm bớt nôn trớ và phòng thiếu dinh dưỡng thì cần lưu ý cách cho trẻ ăn.
- Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú.
- Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút.
- Chế độ ăn đặc dần lên.
- Sử dụng thuốc chống nôn.

Nôn do các dị tật bẩm sinh

Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa.

Trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời đến 30 ngày tuổi. Ở tuổi này trẻ hay có hiện tượng “tràn sữa sinh lý”, khi trẻ lớn dần thì hiện tượng này cũng sẽ giảm, đến lúc 7,8 tháng tuổi hiện tượng này mới dừng hẳn.

Trẻ sơ sinh hay trớ (sữa được đẩy ra dễ dàng) làm cha mẹ lo lắng nhưng không có vấn đề gì trầm trọng. Trẻ bú sữa qua miệng vào ống thực quản rồi xuống dạ dày, ở đây được dạ dày co bóp trộn lẫn dịch vị để tiêu hóa một phần, còn xuống ruột non sẽ được tiêu hóa hoàn toàn.

Tâm vị là một van ở ngay cửa vào dạ dày tiếp giáp với thực quản, còn môn vị là cái van ở ngay cửa ra của dạ dày tiếp giáp với ruột non. Ở trẻ nhỏ, tư thế nằm là chính nên dạ dày nằm ngang, lại ở cao, khi biết đi dạ dày mới đứng dọc, hệ thần kinh lại chưa hoàn chỉnh, các cơ của van dạ dày còn yếu, lại hoạt động không nhịp nhàng đặc biệt là van tâm vị. Các cơ ở van môn vị phát triển hơn lại hay đóng chặt do bị kích thích sau bữa ăn nên trẻ hay bị trớ.

Mặt khác, cũng do lớp cơ chưa phát triển nhiều nên dạ dày trẻ dễ bị biến dạng sau ăn hoặc phình lên khi nuốt phải hơi. Bình thường dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là 30-35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc một tuổi là 250ml, do vậy mỗi lần trẻ bú chỉ nên với mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/bữa). Trường hợp bà mẹ nhiều sữa thì thời gian cho con bú ngắn hơn vì trẻ bú no quá cũng dễ bị trớ.

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, tuy nhiên lại ít bà mẹ biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị nôn trớ như vậy.

1. Thức ăn quá nhiều

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị nôn trớ chính là do thói quen ăn uống. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên do khoang miệng của trẻ nhỏ nên nếu lượng sữa quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy nên phản ứng của cơ thể sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.

Một điều khác nữa, đó chính là dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Đối với những trẻ bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.

2. Nôn sinh lý

Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, vì thế nếu ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ.

3. Nhân tố truyền nhiễm

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến trẻ hay có hiện tượng nôn trớ. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như viêm rốn, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng máu… cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ ói mửa.

4. Trẻ nuốt nước ối

Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là khá phổ biến. Khi đó, trẻ sơ sinh sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Lúc này không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.

5. Phản ứng thuốc

Trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những thuốc có vị đắng, chính vì thế hiện tượng ói mửa của trẻ khi uống thuốc cũng khá phổ biến.

6. Trẻ bị táo bón

Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các ông bố bà mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi cầu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.

7. Bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nôn mửa có thể là do chảy máu dạ dày, vì thế khi trẻ nôn lúc này sẽ có màu nâu hoặc đỏ tươi.

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa  như trào ngược dạ dày thực quản, có thể  là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ nên xem trẻ có những biểu hiện nào kèm theo không, ví dụ như sốt hay tiêu lỏng, ho, hay sổ mũi, phát ban v.v…

Nôn trớ  đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.



- Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn.



- Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia  làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .


- Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.


-  Khi cho trẻ bú  bình lưu ý  sao cho sữa ngập núm vú  bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.



- Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.


Nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não... một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử... 



Trẻ nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.


 

Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng  , bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để  cơ thể bé không mất chất điện  giải. Tại nhà ta  có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hay  nước trái cây loãng.

Khi bé nôn nhiều, đừng cố gắng cho bé tiếp tục uống mà  cần thực hiện các biện pháp sau:

Lưu ý  : tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Đã từng có trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngữa , chất nôn tràn vào phổi gây ngừng thở, đến khi người nhà phát hiện đưa bé vào viện thì bé đã tím tái , không còn cứu chữa được.

 Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc  từng ngụm một .

Nếu bé tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Nếu bé bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 - 100ml sau mỗi 3 - 4 giờ. Nếu bé không nôn trớ từ 12 - 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

Nên nhớ khi bé nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho bé uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được bé mà còn làm tăng triệu chứng và bé càng quấy khóc nhiều hơn.

Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé  nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện các triệu chứng như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục,  có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên làm nghiệm pháp Heimlich ở trẻ lớn, đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ hơn thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ như hình vẽ. Dị vật , chất nôn sẽ được tống ra.

Sau khi tống chất nôn ói ra được nếu bé còn mệt thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời đến 30 ngày tuổi. Ở tuổi này trẻ hay có hiện tượng “tràn sữa sinh lý”, khi trẻ lớn dần thì hiện tượng này cũng sẽ giảm, đến lúc 7,8 tháng tuổi hiện tượng này mới dừng hẳn.

Trẻ sơ sinh hay trớ (sữa được đẩy ra dễ dàng) làm cha mẹ lo lắng nhưng không có vấn đề gì trầm trọng. Trẻ bú sữa qua miệng vào ống thực quản rồi xuống dạ dày, ở đây được dạ dày co bóp trộn lẫn dịch vị để tiêu hóa một phần, còn xuống ruột non sẽ được tiêu hóa hoàn toàn.

Tâm vị là một van ở ngay cửa vào dạ dày tiếp giáp với thực quản, còn môn vị là cái van ở ngay cửa ra của dạ dày tiếp giáp với ruột non. Ở trẻ nhỏ, tư thế nằm là chính nên dạ dày nằm ngang, lại ở cao, khi biết đi dạ dày mới đứng dọc, hệ thần kinh lại chưa hoàn chỉnh, các cơ của van dạ dày còn yếu, lại hoạt động không nhịp nhàng đặc biệt là van tâm vị. Các cơ ở van môn vị phát triển hơn lại hay đóng chặt do bị kích thích sau bữa ăn nên trẻ hay bị trớ.

Mặt khác, cũng do lớp cơ chưa phát triển nhiều nên dạ dày trẻ dễ bị biến dạng sau ăn hoặc phình lên khi nuốt phải hơi. Bình thường dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là 30-35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc một tuổi là 250ml, do vậy mỗi lần trẻ bú chỉ nên với mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/bữa). Trường hợp bà mẹ nhiều sữa thì thời gian cho con bú ngắn hơn vì trẻ bú no quá cũng dễ bị trớ.

Chúc bạn và gia đình năm mới an khang, hạnh phúc!

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Khi mới được sinh ra, dạ dày của bé vẫn còn đang nằm ngang, điều đó khiến bé rất dễ bị nôn, trớ.
 
Không phải em bé nào cũng hay trớ. Tùy theo cơ địa, có bé rất hay bị trớ nhưng lại có những bé ít bị hơn, thậm chí hầu như không trớ bao giờ. Nếu chẳng may em bé của bạn hay bị trớ, việc cần làm là: sau khi cho bé ăn xong, ngoài việc cho bé ợ hơi, bạn nên bế bé trên tay thêm năm - mười phút rồi mới đặt bé nằm.
 
Men tiêu hóa ở trẻ có sớm, ngay từ khi còn ở trong bào thai, nhưng khả năng tiêu hóa của trẻ còn rất kém, chất lượng và chủng loại men tiết ra chưa đủ.
 
Dạ dày trẻ tiêu hóa sữa mẹ nhanh hơn sữa bò vì protein sữa bò khó tiêu hóa hơn. Thậm chí có trẻ không thể tiêu hóa được sữa bò vì dị ứng lactose có chứa trong đó.
 
Khi nào nên lo lắng?
 
Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày.
 
Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.
 
Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:
 
- Đau bụng quằn quại
 
- Bụng trướng
 
- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
 
- Co giật
 
-  Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
 
- Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày) 
 
- Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ
 
Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.
 
Cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần. Riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.
 
Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ xem.
 
- Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ
 
Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi.
 
Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.
 
Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhi ngay khi thấy triệu chứng trên.
 
Một lưu ý là cha mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở trẻ. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ ngoại trừ làm bẩn bộ quần áo mới. Hãy nhớ nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.
 
Xử trí với nôn trớ như thế nào?
 
Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.
 
Dưới đây là một số khuyến nghị:
 
- Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
 
Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.
 
- Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 - 100ml sau mỗi 3 - 4 giờ.
 
Nếu bé không nôn trớ từ 12 - 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi. 
 
Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.
 
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Bs.Thuocbietduoc

Trẻ con rất hay bị trớ, đặc biệt những em bé sinh non ngày hay nhẹ cân thì trớ càng nhiều. Mà trẻ nhỏ trớ thì thường ra mũi. Vấn đề này cũng không nghiêm trọng lắm, nhưng mẹ phải biết cách xử lý nếu không bé dễ mắc những bệnh khác, do cặn sữa còn dính trong mũi nên khi bé hít vào sẽ xâm nhập vào phế quản gây ra viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi....

Lưu ý, khi cho bé bú, mẹ không để bé bú quá no. Nên cho bú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Và, thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2h, tối đa là 4-5h.

Khi bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú, bế bé lên vai 5-10 phút, đi tới đi lui để bé đừng cáu. Tiếp theo, vỗ cho bé ợ. Nguyên tắc là: bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ.  Sau đó, vỗ lưng bé, vỗ nghe bộp bộp nhưng không làm bé đau (khum tay lại). Vỗ đến khi nào bé ợ một tiếng thật to. Bế bé thêm 5-10 phút rồi nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng, kê gối hơi cao. Nên cho bé nằm nghiêng vì nếu nằm ngửa đầu thẳng thì khi bé đầy bụng nôn trớ, sữa sẽ sặc lên mũi gây khó thở, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Khi bé nôn trớ, mẹ lập tức bế bé dậy cho đầu bé cúi lên vai mẹ, và mẹ vỗ lưng bé thật lâu (khoảng 15 phút), cứ để bé ói ra hết, không để sặc vào trong, bên cạnh đó lau ngay sữa dính trên lỗ mũi nhằm tránh để bé hít vào. Sau khi vỗ được 15 phút, để bé xuống hút hết sữa trong mũi ra, sau đó xịt nước biển Sterimart hoặc nước muối sinh lý.

Nôn trớ ngay sau khi bú mẹ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bé mới bị nôn trớ thì mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé cứ nôn trớ thường xuyên thì có thể do cách mẹ cho bé bú sai hoặc đó là biểu hiện bệnh lý của trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời dễ gây biến chứng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.


Cho trẻ bú sai cách là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trớ sữa. (Ảnh minh họa).

Cho bé bú đúng cách là chìa khóa thành công giúp bé giảm nôn trớ sữa. Khi cho bé bú, mẹ cần nhẹ nhàng và từ tốn. Có thể cho bé nghỉ một lát rồi mới bú tiếp trong suốt cữ bú. Tốt nhất, nên cho bé bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá...

Không nên mặc cho bé những bộ đồ quá chật khiến bé khó chịu. Khi cho bé bú, mẹ nên nới lỏng phần bụng quần cho bé.

Mẹ chỉ nên cho trẻ bú một mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/1 lần bú). Thông thường, dung tích dạ dày của bé sơ sinh là 30 – 35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc 1 tuổi là 250ml. Trường hợp mẹ nhiều sữa thì thời gian cho bé bú nên ngắn hơn vì bú quá no dễ khiến trẻ trớ.

Khi trẻ vừa bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc vần trẻ nhiều. Tốt nhất, khi bú xong, nhẹ nhàng để bé nằm sấp vào vai mẹ rồi vỗ khẽ vào lưng bé, để đẩy khí ra khỏi dạ dày qua động tác nấc, giúp bé giảm trớ sữa. Hoặc mẹ có thể lót chăn kê nửa người phía trên của bé hơi cao lên hay cho bé nằm nghiêng bên phải, nhưng tuyệt đối không cho trẻ gối cao đầu vì gối cao dễ gây gập cổ khiến trẻ khó thở.

Tạo tâm lý thoải mái khi cho bé bú, đặc biệt tránh cho bé vừa bú vừa khóc. Khóc trong khi bú khiến bé nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày, điều này dễ khiến bé nôn trớ nhiều hơn.

Bé bị Rubella
Bé bị thủy đậu
Bé bị côn trùng cắn
Bé bị viêm phổi
Bé bị mẩn ngứa
Trẻ bị ho nhiều vào đêm

 

(ST).

Con em 1,5tháng nhưng bú xong la nôn hết ra lên cả mũi sữa đã bú có khi cả sữa vón cục .cho em hỏi bé bị sao và làm thế nào để bé hết nôn như vậy
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
cho em hỏi con em 14 tháng tuổi khi uống sữa ngoài hay bị chảy ra mũi không biết cháu có mắc bệnh gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
con minh cung the day ,minh lo lam, chia buon cung ban nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
con em dc 2thang tuoi ma moi lan an xong thuong bi non tro nhieu khi con sac len ca mui vay cho em hoi nguyen nhan nay co anh huong gi den be khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
con tôi được 11 tháng rưỡi rồi, cả tuần nay cháu ăn hay bị trớ. ăn cháo ít hơn so với mọi ngày 1 nũa. cứ ép ăn them 1 tý là tró hết luôn. tôi lo lắng quá. trộm vía cháu vẫn chơi nhu bình thường. nay cháu mới đc 9kg thôi.
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chào chị! Nôn, trớ là việc trẻ bình thường hay mắc phải do hệ tiêu hóa của bé còn non.Nó chỉ ảnh hưởng đến khẩu phần ăn chứ việc chơi đùa trẻ vẫn bình thường.Để khắc phục chị đừng nên ép bé ăn, chia ra nhiều bữa nhỏ nhất là những món ăn lạ.khi cho trẻ bú bình nên để sữa ngập núm vũ để tránh không khí vào dạ dày,Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bé mau khỏe chóng nhớn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
cháu tôi bé gái hiện 6 tháng, từ lúc sanh bé cân nặng 2600gr,cháu không chịu bú khi thức, chỉ bú khi ngủ, cháu hay bị nôn , ban đêm cháu chỉ thích ngủ, xin bs tư vấn, e rằng nếu trường hợp nầy kéo dài cháu dễ bị suy dinh dưỡng, xin cám ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Bé nhỏ dưới 6 tháng chế độ dinh dưỡng thích hợp gần như duy nhất là sữa. Bé không được bú sữa mẹ cần chọn sữa công thức theo lứa tuổi. Số lượng sữa hàng ngày được ước tính là 150 ml cho mỗi kg cân nặng của bé. Để biết bé đã bú đủ cần quan sát số lượng nước tiểu, bé tiểu nhiều, màu vàng trong, ngoài ra là bé ngủ ngoan và tăng cân đều. Bé còn nhỏ cần bú nhiều lần trong ngày do kích thước dạ dày nhỏ, bé lớn dần mỗi lần bú được nhiều hơn nên số lần cho bú cũng giảm đi. Bé trên 6 tháng mới nên bắt đầu tập cho ăn dặm, ăn dặm sớm khi hệ tiêu hóa chưa trưởng thành sẽ làm bé bỏ ăn, thiếu dinh dưỡng, chậm tăng trưởng. Bé còn nhỏ nên các hoạt động trong một ngày của bé khá đơn giản là ngủ, bú, chơi. Bé đói sẽ phát “tín hiệu” thường là khóc để mẹ biết cho bé bú. Bé còn trong tháng gần như ngủ cả ngày nhưng đến tháng thứ 3 bé đã phân biệt được rõ ngày và đêm, bé chuyển giấc ngủ chính vào ban đêm, ban ngày ngủ vài giấc ngắn. Bé ngủ vẫn có phản xạ bú, do đó khi mẹ đút bình bé vẫn bú mà không phải do đói. Bú khi ngủ không được khuyến khích do khả năng gây sặc sữa cao hơn lúc thức, chưa kể làm bé giật mình thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Bạn không cho biết cân nặng của bé nên không đánh giá được mức độ phát triển như vậy là có bình thường hay không
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Gửi hỏi đáp - bình luận