Khóc và cách dỗ dành trẻ lứa tuổi mẫu giáo

 

Tuổi lên 3 là một tuổi hay lo âu, nhưng lên đến 4 tuổi, những điều con bạn sợ hãi sẽ rõ ràng hơn.

Chẳng hạn em bé sẽ dể sợ hãi bởi các tiếng động, đặc biệt bởinhững âm thanh lớn từ bên ngoài, như tiếng mày nổ. Cháu có thể sợ những người có cách ăn mặc hay màu da khác với những người xung quanh mình, sợ những người già, sợ “ông ba bị”, sợ bóng tối, súc vật và sợ bạn bỏ cháu một mình, đặc biệt là ban đêm. Trẻ em ở tuổi này có thể thích chơi trò hù doạ, miễn bé biết đó chỉ là giả vờ thôi.

Và tuổi lên 5, con bạn sẽ có những nỗi sợ hãi cụ thể, thực tế hơn, như sợ những gì có thể làm bé đau, sợ té (ngã), sợ chó, sợ tiếng động, sấm, chớp, mưa, dông bão, (đặc biệt là ban đêm) và sợ mẹ không trở về nhà hay mẹ không có ở nhà khi mình về tới.

Cũng như việc ghét một số thức ăn là do những nhận xét tình cờ của người lớn gợi ý, việc cháu sợ súc vật, sợ xe hơi, sợ sấm cũng được gợi ý một cách tương tự. Những câu chuyện kể, những truyện đọc khủng khiếp về ma, quỷ hay những loại tương tự có thể làm cho một đứa trẻ nhỏ kinh hãi và dẫn tới những xáo trộn giấc ngủ nghiêm trọng. Vì lý do đó, bạn nên chọn lựa cẩn thận những chuyện kể lúc đi ngủ, và đừng bao giờ chủ tâm hù doạ làm cho cháu sợ để cháu đừng hư bằng những hình ảnh, con vật khủng khiếp …

KHÓC VÀ CÁCH DỖ DÀNH TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO

Trẻ lên 4 thường khóc nhiều và khóc rất dai, nếu nó không được thoả ý điều gì đó hoặc khi buồn chán vì chẳng có gì đáng chú ý để nó đến chơi. Đến tuổi lên 5, đứa trẻ khóc ít hơn mặc dù nó có thể khóc khi cáu, mệt hay không được theo như ý mình. Giờ đây cơn khóc không kéo dài nữa và con bạn có thể làm chủ được mình hơn và bé có thể cầm được nước mắt. Bé ít khi nào buồn lâu và có thể như mưa rào, vui lại ngay khi hết khóc. Thỉnh thoảng bé có thể khóc nhai nhải dù khóc ít hơn hổi lên 4 nhiều. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể qua đi và nhường chỗ cho những cơn cáu giận với gào khóc cáu kỉnh và đập phá lung tung. Có thể có hiện tượng buồn rầu ủ rũ trở lại, rên rỉ và những biểu hiện oán giận, tuy nhiên đôi khi bạn có thể làm cho cháu cười khi cháu đang khóc bằng cách đùa giỡn với cháu. Con bạn có thể trở nên gan dạ đáng kinh ngạc khi bị chấn thương thực sự, tuy nhiên đôi khi bạn có thể làm cho cháu cười khi cháu đang khóc bằng cách đùa giỡn với cháu. Con bạn có thể trở nên gan dạ đáng kinh ngạc khi bị chấn thương thực sự, tuy nhiên cháu vẫn có thể khóc khi chỉ bị thương nhẹ.

GIẤC MƠ XẤU VÀ NHỮNG CƠN ÁC MỘNG

Trong khoảng giữa tuổi lên ba và lên năm, trẻ thường hay có những giấc mơ xấu. Con bạn có thể đứng dậy đi hay nói thành tiếng trong khi đang ngủ, hoặc trải qua những cơn hoảng sợ ban đêm. Điều này là bình thường bởi lẽ khi sự hiểu biết về thế giới xung quanh của cháu tăng dần, cháu chưa có khả năng hiểu được nó hoàn toàn, nên cháu đi ngủ với những điều thắc mắc chưa được giải đáp. Cháu cũng tiếp cận với những cảm xúc của mình và cháu biết thế nào là sợ hãi hay cảm thấy một cái gì đó không hoàn toàn đúng. Những cảm tưởng này lộ ra ban đêm (qua các giấc mơ).

Nhiều khi một đứa trẻ không có khả năng giải thích các giấc mơ của mình và nó khó ngủ trở lại. Thú vật, đặc biệt là chó sói và gấu có thể săn đuổi con bạn trong một cơn ác mộng, hoặc cháu có thể mơ thấy những người lạ, ác, và có ngoại hình cực kỳ cục, mơ thấy cháy nhà và bị té xuống chỗ nước sâu … Chỉ khi nào con bạn thức dậy, bạn mới cần cố gắng an ủi cháu và ôm cháu vào lòng. Nếu cháu vẫn tiếp tục ngủ, bạn chớ có làmgì để đánh thức cháu dậy nhé; đơn giản bạn cứ ở lại bên cạnh cháu. Trong trường hợp con bạn thường xuyên bị mộng du thì bạn phải gắn một cánh cửa ở đầu cầu thang để đề phòng cháu bị té khi đang bước đi trong mơ.

Khiếp sợ ban đêm

Đôi khi bạn sẽ thấy con mình trong giường ngủ với tình trạng có vẻ như đang thức, đang bị khiếp sợ và có thể là đang đập phá và gào thét. Cháu có thể tức giận hoặc bị xáo trộn một cách vô vọng. Đây là một cơn khiếp sợ ban đêm hơn là một cơn ác mộng, và hiện tượng này có thể gây nên hoang mang cho bé. Bạn sẽ cảm thấy hết sức đau khổ vì con mình sợ hãi và khổ sở, nhưng bạn chẳng thể làm gì hơn được là ở bên cháu và đợi cho cơn hoảng loạn qua đi. Không có cách nào để trấn an con bạn một cách cụ thể được, vì cháu chưa hiểu được lý luận. Bạn chớ có bỏ mặc cháu hay mắng cháu; làm như vậy chỉ làm cho con hoảng loạn tệ hơn mà thôi. Hãy ôm cháu và nói nhẹ nhàng để cháu bình tâm lại, đợi cháu ngủ say rồi bạn hãy rời khỏi phòng cháu.

TÂM LÝ TUỔI MẪU GIÁO

Một đứa trẻ khi đi mẫu giáo, không ngoái nhìn lại đằng sau, không lưu luyến khi tạm biệt mẹ ma đi thẳng tới hố cát để chơi là niềm hiếm thấy. Đa số trẻ con đều còn sợ những chỗ lạ, sợ người lạ và sợ phải xa mẹ.

Bạn phải cho con mình cả thời gian lẫn cơ hội để thích nghi với sự thay đổi khá là đáng sợ này trong cuộc sống. Bạn có thể giúp giảm đi những nỗi sợ của con mình bằng cách cho cháu làm quen với việc đi tới trường, với cái cổng trường, với phòng học của mình, với một số trẻ sẽ học cùng với cháu, với cô giáo, biết chỗ chơi ở đâu và một số những sinh hoạt ra làm sao. Đa số các cô giáo hoan nghênh việc bạn đưa con đến trường nhiều lần trước khi nhập học để cháu có thể cảm thấy dễ chịu với môi trường mới. Bnạ nên làm cho chuyến thăm viếng đầu tiên càng có tính cách ngẫu nhiên chừng nào tốt chừng nấy. Bạn chỉ nên nán lại vài phút thôi, để cho con bạn đừng chán hay sợ hãi và đừng buộc cháu làm việc gì mà cháu không thích.

Để chia tay được dễ dàng Buổi sáng đầu tiên chắc hẳn sẽ khó khăn cho cả mẹ và con, có thể là bạn sẽ phải ở lại bên con cả buổi sáng nhưng điều này sẽ xảy ra không quá một lần đâu. Chớ nên quên đây là một sự kiện chuyển tiếp lớn đối với cháu, vậy bạn nên kiên nhẫn. Nhiều trường mẫu giáo cho phép bạn ở lạiđể cho con bạn tự tin. Cuối cung, khi con bạn hiểu là bạn sẽ không bỏ đi, cháu sẽ vui vẻ tiếp tục các sinh hoạt thường lệ của lớp, miễn là bạn ngồi yên đâu đó , và kín đáo quan sát cháu.

Có thể là trong buổi sáng thứ nhất, nhưng thường là trong buổi sáng thứ hai, bạn nên gợi ý là bạn nên ra ngoài mua tờ báo , và bạn hãy trở lại trong vòng năm phút, để cho con bạn được yên tâm. Đừng bỏ đi nếu con bạn rất khổ sở nghĩ tới lúc bạn bỏ đi. Một khi cháu vui vẻ, bạn hãy gợi ý mình cần đi ra ngoài nữa, lần này chừng nửa giờ, và bạn hãy trở lại sau đúng thời gian đã nói. Trong vài ngày kế tiếp bạn hãy bỏ đi trong những thời gian mỗi ngày một lâu hơn, tuỳ theo con bạn đáp ứng ra sa. Bạn sẽ thấy là sau một thời gian ngắn cháu sẽ chẳng cần bạn ở lại tí nào cả . Một đứa bé tự tin còn gợi ý bạn cứ đi , trước cả lúc mà bạn nghĩ là cháu có thể xa được bạn. Đôi khi cô giáo của bé sẽ khuyên bạn là tới lúc bạn đi được rồi.

(St)

con tôi đi học về rất uốn từ khi có cháu thứ 2 lại uốn hơn cháu đã được 4t tôi thì rất nóng tinh mà cháu lại khóc rất dai , tôi muốn hỏi làm sao đẻ cháu bớt mè nhèo và thích đi học
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Đó là do cách dậy của vợ chồng bạn chưa phù hợp. Nên nhẹ nhàng hơn, bạn cũng thử tìm hiểu nguyên nhân gây nên tính cách đó của bé xem nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
con tôi được 5 tháng tuổi cháu khóc rất nhiều vào ban đêm xin vui lòng cho biết cách để chăm sóc cháu tốt hơn?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
lamsao de do tre em khi khoc va an va
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Gửi hỏi đáp - bình luận