Không đăng kí kết hôn vẫn sống như vợ chồng

Ngày nay nhiều người vẫn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn về mặt luật pháp. Có thể nói hiện nay ở nước ta vẫn tồn tại hai luồng dư luận về việc nên hay không nên sống chung trước hôn nhân.Tìm hiểu về vấn đề này có nhiều kinh nghiệm như sau:

Tình trạng phổ biến:

Có những luồng ý kiến cho rằng sống chung trước hôn nhân là cơ hội để hiểu nhau hơn, cùng trải qua môi trường vợ chồng để có kinh nghiệm khi đã đăng ký kết hôn.

Nhà trọ, “thiên đường” của các cặp đôi sống thử.

Tuy nhiên, đó chỉ là ý kiến của số ít người, sống chung không đăng ký kết hôn không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của người Việt từ bao đời nay.

Cách đây không lâu, trong cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2012, thí sinh Vũ Thu Phương đã lọt vào vòng chung kết nhưng đã bị Ban tổ chức loại khỏi cuộc thi vì đã sống chung với bạn trai dù chưa đăng ký kết hôn và vi phạm luật cư trú khi không đăng ký tạm trú.

Sự kiện này đã cho chúng ta thấy xã hội Việt Nam không đồng tình với việc sống chung không đăng ký kết hôn. Không chỉ bị xã hội lên án, pháp luật xử lý, những người sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi không thể lường trước.

Sau khi thi đậu vào Trường Đại học Vinh, Đặng Thị Hoài quê ở Quỳnh Lưu khăn gói vào Vinh học tập. Ngay từ năm đầu Hoài đã phải lòng anh chàng công chức thuê trọ cùng xóm và tình yêu của họ kéo dài suốt 4 năm học đại học của Hoài.

Sau khi ra trường, cả hai thuê chung cư sống như vợ chồng, Hoài đã nhiều lần đưa người yêu về quê ra mắt bố mẹ, họ hàng và yêu cầu người yêu tổ chức cưới nhưng chàng trai cứ một mực từ chối với nhiều lý do khác nhau. Vô tình một người bạn cũ của Hoài đến chơi và nhận ra người yêu của Hoài nhìn quen quen, sau khi xác minh lại, người bạn của Hoài thông báo người yêu của Hoài đã có vợ con ở quê và cho Hoài địa chỉ để xác minh.

Tuy không tin nhưng Hoài cũng tìm về quê người yêu ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa để tìm hiểu, sự thật là người yêu Hoài đã có vợ và hai con ở quê.

Sự thật này làm Hoài sốc nằm liệt giường gần 2 tháng, sau khi trấn tĩnh lại, Hoài quyết định ra đi và lập nghiệp trên một vùng đất mới. Chỉ vì cả tin, Hoài đã đánh mất tuổi thanh xuân của mình bên một người đàn ông đã có gia đình.

Một thẩm phán ở thành phố Vinh cho biết: Chị đã từng nhận được đơn xin chia tài sản của nhiều cặp sống chung với nhau không đăng ký kết hôn, những trường hợp này tòa không thể giải quyết vì họ sống chung không được pháp luật thừa nhận, quá trình tích lũy và hình thành tài sản khó có thể chứng minh.

Điển hình như anh Trần H, cán bộ tỉnh có sống chung với một cô sinh viên và anh có mua cho cô một căn nhà trị giá hơn một tỷ đồng cho cô đứng tên. Sau khi tình yêu không còn nồng thắm, cô chủ động chia tay và anh H đồng ý với điều kiện trả lại nhà cho anh.

Cô sinh viên không đồng ý nên anh H đâm đơn ra tòa tranh chấp tài sản và hiển nhiên toà bác đơn anh H vì không có cơ sở do bìa đất đứng tên cô gái.

Sống chung không đăng ký kết hôn cũng là một yếu tố gây mất ANTT trên địa bàn, chủ yếu là những cuộc đánh ghen, cãi vã khi những người đàn ông, đàn bà đã có vợ, có chồng nhưng vẫn ham của lạ. Rồi những cặp yêu nhau sống chung không hòa hợp có những mâu thuẫn cãi vã, đánh đập nhau gây mất trật tự.

Thực tế cho thấy, không chỉ lớp trẻ mới có xu hướng sống chung, những cán bộ cũng bị lây nhiễm lối sống tha hóa về mặt đạo đức. Công an phường, xã trên địa bàn thành phố Vinh thường xuyên kiểm tra công tác tạm trú, tạm vắng và phát hiện rất nhiều trường hợp sống chung như vợ chồng nhưng không hề xuất trình được đăng ký kết hôn.

Trước xu thế sống “thoáng”, rất đông bạn trẻ sống chung khi đang là sinh viên, họ không suy nghĩ cẩn trọng để rồi khi không đến được với nhau, cả hai luôn phải dằn vặt, lo sợ, mặc cảm về quá khứ khi đến với người mới.

Hệ lụy từ việc sống chung không đăng ký kết hôn là tất yếu nhưng không hiểu sao một số người vẫn không nhận thức đầy đủ để hậu quả xảy ra mới tỉnh ngộ. Pháp luật không thừa nhận, xã hội lên án nên mỗi người nên tỉnh táo khi quyết định sống chung

Về mặt luật pháp:

Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì Tuổi kết hôn là từ 20 tuổi trở lên (đối với nam), từ 18 tuổi trở lên (đối với nữ). Tuy nhiên, đó không phải là tuổi tròn mà chỉ cần nam đã bước sang tuổi 20 (19 tuổi + 1 ngày), nữ đã bước sang tuổi 18 (17 tuổi + 1 ngày) thì đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn.

Thùy sinh ngày 24-5-1993 thì đến ngày 25-5-2010 là Thùy đã đủ tuổi kết hôn. Cho nên, vào thời điểm làm đám cưới (14-3-2011), Thùy đã hội đủ điều kiện về tuổi để được UBND xã xét cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Cụ thể sự việc như sau:

Nguyễn Phúc Duy không vi phạm Luật hôn nhân gia đình. Vì theo Khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.

Ở đây, Duy và Thùy chỉ tổ chức lễ cưới mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vì không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên Duy hoặc Thùy đều có quyền đăng ký kết hôn với người khác và việc kết hôn đó là đúng pháp luật.

Do đó, Xã không có được quyền thu lại giấy đăng ký kết hôn đã cấp cho Duy và cô Võ Thị Phương K.

Chính vì mối quan hệ sống chung giữa Duy và Thùy không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên tài sản do ai tạo ra trong thời gian sống chung là tài sản riêng của người đó, hoàn toàn không được coi là tài sản chung.

Nếu cả hai cùng đóng góp để tạo ra tài sản thì đây chỉ được coi là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần (theo Khoản 1 Điều 216 Bộ luật dân sự 2005) và một trong hai có quyền định đoạt tài sản thuộc phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 223 Bộ luật dân sự 2005).

Vì vậy, nếu trong thời gian chung sống mà Thùy và Duy cùng đóng góp tạo lập tài sản thì Thùy chỉ được chia tài sản tương ứng với phần quyền sở hữu của mình (không thể áp dụng quy định của Luật Hôn nhân gia đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đối với trường hợp của Duy và Thùy – đã dẫn chứng lý do cụ thể ở phần trên).

Về tài sản:

Luật sư Nguyễn Lễ (Đoàn Luật sư TP.HCM) trả lời: Nghị quyết số 35/2000 của Quốc hội thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) quy định nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm từ ngày 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003. Từ sau ngày 1/1/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng. Nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa án giải quyết như sau: tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; nếu không thỏa thuận chia được tài sản chung thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con. Vợ, chồng không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Mức cấp dưỡng cho con đến năm 18 tuổi do cha, mẹ thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết (điều 17, 56, 92 Luật HNGĐ).

Về quyền nuôi con:

Từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2003, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3, Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết”.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật hôn nhân và gia đình 2000. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con d��ới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác (Điều 92, Luật hôn nhân và gia đình 2000).

Tuy hai người không phải là vợ chồng hợp pháp nhưng trong giấy đăng ký khai sinh vẫn thừa nhận đây là con hợp pháp của hai người, đứa trẻ có đầy đủ các quyền lợi theo pháp luật, cha mẹ chúng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con.

Nay vì quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ, nếu gia đình bên cha đứa trẻ chứng minh được có đủ điều kiện nuôi dưỡng đứa bé hơn bên mẹ đứa trẻ thì tòa án có thể giải quyết cho cha được nuôi con. Mẹ đứa trẻ vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc và giáo dục đứa trẻ mà bên được nhận nuôi không có quyền ngăn cản (Điều 94, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

Cuộc sống sau kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn

Người kết hôn nhiều lần nhất thế giới

Kết hôn trên mạng xu hướng mới của giới trẻ

Tìm hiểu trước khi kết hôn

Một vài kiểu kết hôn kỳ lạ

Những xét nghiệm cần làm trước khi kết hôn

(ST).

toigai co chong nhung daly hon hien dang co 1nguoi dan ong co gia dinh song chung nhu vo chong toi muom dut gia de di lay chong khong ra duoc lieu co phai ra toa khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Gửi hỏi đáp - bình luận