Khủng hoảng

Nhiều khủng hoảng trong gia đình có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Sự tổn thất, đặc biệt là khi mất đi một người bạn đời hay một đứa con, là một trong những sự căng thẳng lớn nhất phải chịu đựng đối với phụ nữ cũng như đàn ông. Ly hôn cũng có ý nghĩa một sự chấn động ý nghĩa một sự chấn động khủng khiếp. Trẻ con rời bỏ gia đình trở nên độc lập có thể khiến cho một người phụ nữ cảm thấy lẻ loi và vô ích.

Ly hôn

Trong khi ly hôn bao giờ cũng gây tổn thương, nhiều phụ nữ ngày nay cho rằng điều đó có thể đem lại một sự đổi thay trong cách sống. Cảm nghĩ này có lẽ bắt nguồn từ việc nhiều phụ nữ suy nghĩ lại vấn đề hôn nhân. Họ là người kỳ vọng vào hôn nhân nhiều hơn lệ thường và họ có lý. Những cuộc hôn nhân ngày nay thường chất chứa những mối căng thẳng của thời đại do đó có thể đòi hỏi rất nhiều công sức và có sự nhượng bộ lẫn nhau.

Một trong những khía cạnh của vấn đề ly hôn là thời kỳ trung niên và lão niên kéo dài hơn so với ngày trước. Với một số cặp vợ chồng, thời kỳ sau giai đoạn làm cha mẹ, nếu không được tiên lượng và lo toan trước, đặc biệt là cảm thấy có bất đồng quyền lợi giữa hai người, có thể gây tổn thương. Nếu bạn phải trải qua 20 năm chung sống sau khi con ra ở riêng, bạn cần thăm dò những lãnh vực mới để nới rộng tầm nhìn bản thân và cùng nhau thực hiện những điều đã hẹn ước lúc thiếu thời, mà không gây khó xử cho nhau.

Những sự xáo trộn về mặt cảm xúc không thể nào tranh khỏi sau khi ly hôn nhưng có nhiều điều có thể giúp bạn trở lại trạng thái bình thường. Bạn hãy cố gắng tham gia đời sống xã hội trở lại càng sớm càng tốt. Bạn nên gia nhập những câu lạc bộ, tham gia vào những cuộc đi chơi ngoài trời và nếu bạn bè có phân cực theo cuộc ly thân, bạn hãy tỏ ra thông cảm và chấp nhận là mình sẽ không gặp một số người nhiều như trước nữa.

Bạn hãy nghĩ mình không phải là duy nhất: còn có nhiều người khác cũng đã trải qua kinh nghiệm tương tự bạn. Cuộc sống vẫn phải tiếp tục và nó sẽ có thể tốt hơn nhiều. Chớ có khởi sự đi tìm lại một thời tuổi trẻ đã mất và hãy để cho trí tưởng tượng của mình thay thế thực tế. Bạn hãy tỏ ra khôn ngoan và bình tĩnh trong việc khẳng định cuộc đời tương lai và nên tìm một người hướng dẫn, hoặc nói chuyện với một ai đó, hơn là tự mình làm lấy hết mọi việc. Hãy nghĩ rằng rất có thể bạn sẽ sống khá thoải mái với một vài người bạn giúp đỡ mình.

Bạn hãy bảo đảm hạnh phúc và sự an toàn cho con cái trước, cho mình hoặc chồng mình sau. Đừng để cho bản thân hay con cái trở thành nạn nhân của cuộc ly hôn. Nếu bạn nhìn cuộc ly hôn bằng con mắt của con cái mình, bạn mới có thể nhiều khả năng hơn để giúp chúng đối phó với những vấn đề khó khăn của chúng, cũng tựa như đứng trước bạn bè và tìm hiểu những mâu thuẫn cảm xúc của chính mình. Con bạn có thể trải qua những nỗi dằn vặt và chúng tin là cuộc ly hôn là do lỗi của chúng. Bạn hãy tìm cách trấn an con bạn. Quả là một điều an ủi, nếu biết rằng đa số con cái nghĩ rằng phấn đấu để cha mẹ ly thân còn hơn là giữ cho cha mẹ cố gắng sống chung với nhau chỉ vì con.

Hoàn cảnh góa bụa

Bạn sẽ thấy rất khó thích nghi với tình huống này trong những thời gian đầu mới góa chồng, vì nỗi buồn quá sâu xa, song biết được các giai đoạn bạn sẽ phải trải qua có thể giúp ích cho bạn.

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy như chết lặng đi trong mấy ngày kinh khủng đầu tiên. Điều này có ích vì tình trạng này giúp bạn vượt qua được đám tang và cuộc họp đông đủ gia đình và giao thiệp về các vấn đề tài chính. Một lúc nào đó, sau này bạn có thể trở nên phiền muộn khi cảm thấy trống rỗng trong cuộc đời mình. Nếu tình trạng sầu muộn này đi kèm với nỗi lo âu cho tương lai, bạn có thể trải qua các triệu chứng thể chất của bệnh viêm ruột kết, của các vấn đề bao tử và rối loạn tâm thần. Các triệu chứng thể chất này của sự tổn thất lúc này có thể dẫn bạn tìm đến thuốc an thần và thuốc men để chống lại chứng mất ngủ, tình trạng lộn xộn và u sầu. Tình trạng trầm cảm này có thể kéo dài sáu tới chín tháng. Nó cũng qua đi, nên điều quan trọng là bạn cố gắng phấn đấu chống lại nó. Giai đoạn kế tiếp là chấp nhận, khi đó bạn khởi sự dụ tính tích cực cho tương lai. Bạn hãy tin chắc là bạn sẽ thắng được nỗi tuyệt vọng.

Có những cách bạn có thể tự giúp mình sau sự tổn thất. Bạn có thể khám phá nhiều hơn về bản thân mình và về các phản ứng của mình, và về vấn đề quan trọng là vắng ông xã, bạn vững vàng ra sao.

Chắc chắn là bạn sẽ bị xáo trộn và sẽ nếm mùi những cảm xúc như sốc, mất niềm tin, phủ nhận thực tế, giận dữ - tất cả những cảm xúc đó đềubình thường và lành mạnh. Đừng bỏ nỗi đau buồn sang một bên. Nỗi đau kéo dài lâu hay mau khác nhau tuỳ theo mỗi người nhưng bạn phải trải qua nó - thực vậy, tất cả chúng ta ai cũng trải qua đau buồn một lần nào đó trong đời. Bạn nên cố găng vượt qua nỗi đau buồn để tiếp tục đứng vững trong cuộc sống.

Bạn hãy đặt giới hạn cho thời gian bạn tự cho phép nỗi đau buồn ban đầu của mình tiếp tục cho tới một thời điểm nào đó. Một thời gian tối thiểu từ 6 đến 12 tuần có vẻ là thiết thực song bạn nên cố gắng đừng đi xa hơn thế. Bạn hãy đón tiếp bạn bè và những người thân thuộc đến giúp đỡ và hỗ trợ bạn. Bạn nên nhận những lời mời tới chơi nhưng tránh ở chơi quá lâu. Bạn hãy sẵn sàng buộc mình đi ra bên ngoài và gặp những người mới để tránh cảnh cô đơn.

Trong trường hợp bạn trở nên trầm cảm nghiêm trọng, bạn hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ giám sát việc trị liệu chống trầm cảm và thảng hoặc bạn có dự tính tự tử, hãy tiếp xúc với một ai đó ngay lập tức.

Hội chứng mái nhà neo đơn

Khi con cái bạn đã lớn và ra ở riêng, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy sự lặng lẽ ngay dù bạn có bị thu hút vào một cuộc sống có đầy đủ công ăn việc làm cho riêng mình. Căn nhà vắng vẻ và dường như thể chẳng ai cần tới bạn nữa. Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình chống lại những cảm nghĩ quạnh hiu và cô lập là trù tính cho tương lai. Bạn có thể vạch ra một thời dụng biểu lỏng lẻo cho phép bạn lấp đầy bất cứ khoảng thời gian rảnh rỗi nào. Không có lý gì để cho hội chứng đó len lỏi vào đầu óc bạn mà không làm gì để phản ứng lại. Nếu bạn không đi làm, bạn có thể tập làm trở lại hoặc trở lại nghề nghiệp cũ của mình. Bạn hãy có những thú tiêu khiển mới, hoặc đi du lịch hoặc ngay cả dọn về ở một căn nhà nhỏ hơn hợp với hoàn cảnh hiện giờ của bạn hơn.

Hội chứng này thường xuất hiện vào khoảng tuổi mãn kinh và có thể đi kèm với những cảm nghĩ là mình sống bấp bênh và không thích nghi. Lên kế hoạch cho phần đời còn lại cùng với ông xã sẽ giúp bạn khắc phục được mọi triệu chứng của hội chứng này.