Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Top 8 loại thực phẩm gây ngộ độc thai nhi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh
Dưới đây là kích thước chuẩn của thai nhi trong 9 tháng 10 ngày trong bụng bạn.
Tháng thứ 1
Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để trở thành một hợp tử, bao gồm 23 nhiễm sắc thể của bạn và 23 nhiễm sắc thể của bạn đời. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của bé, có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng – quyết định giới tính của thai nhi. Bộ nhiễm sắc thể này cùng quyết định mái tóc, mắt và có thể ảnh hưởng đến cả nhân cách cũng như trí tuệ của bé.
Tháng đầu tiên: Trong tháng đầu tiên này, trứng đã được thụ tinh di chuyển qua các ống dẫn trứng đến tử cung. Một số tế bào của hợp tử sẽ được nhân rộng và trở thành nhau thai. Trong 4 tuần đầu, tay, chân, bộ não và tủy sống của thai nhi bắt đầu phát triển. Trái tim bắt đầu đập từ tuần thứ 4. Phôi thai của bạn bây giờ dài 1,27cm và nặng chừng 10-15 gram.
Tháng thứ 2 và 3
Theo các bác sĩ khoa sản Mỹ, tháng thứ 2 và 3 cho thấy những thay đổi nhanh chóng. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, mí mắt và tai trong của bé bắt đầu phát triển. Xương, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay, ngón chân và các bộ phận sinh dục cũng bắt đầu phát triển ở giai đoạn này. Theo các bác sĩ, ở tuần thứ 8, tất cả các cơ quan chính và hệ thống thần kinh, tim, hệ hô hấp cũng đang phát triển mạnh.
Tháng thứ ba đánh dấu sự phát triển của hàm răng, sự hình thành móng tay và ruột của bé. Thời điểm này, bé dài khoảng 2,54 cm và vẫn nặng như ở tháng thứ 1.
Tháng thứ 4 và 5
Tháng thứ 4 là sự phát triển của cánh tay và đôi chân cong lại, các sơ quan sinh dục bên ngoài cùng lông mày, lông mi, móng tay cũng được hình thành. Nhau thai giai đoạn này bắt đầu hoạt động đều đặn cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé qua dây rốn. Em bé có thể nuốt và thậm chí cho ra nước tiểu. Tháng thứ 4, bé dài khoảng 15 – 17 cm, và nặng chừng 100- 190 gam
Tháng thứ 5, bạn đã trải qua hơn một nửa thời gian mang bầu. Em bé của bạn phát triển khá mạnh và bạn đã có thể cảm nhận được chuyển động của bé. Thai nhi đã có thể mút ngón tay và thức, tỉnh thường xuyên. Giai đoạn này, bé dài chừng 25cm và nặng khoảng 0,3-0,45kg.
Tháng thứ 6 và 7
Tháng thứ 6, bé bắt đầu phát triển tóc và mở mí mắt. Não thai nhi phát triển khá nhanh chóng trong tháng này và phổi được hình thành đầy đủ. Vân tay và chân đã hiện rõ. Lúc này, bé dài khoảng 31 cm và nặng từ 0,5-0,7kg.
Tháng thứ 7, bé bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Thời gian này, bé dài khoảng 36 cm và nặng khoảng 0,9-1,2 kg
Tháng thứ 8 và 9
Tháng thứ 8: Đến giai đoạn này, hầu hết các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn thiện. Xương của em bé đang dần cứng lại tuy vậy hộp sọ có thể mềm hơn để thực hiện việc sinh nở. Vị giác của bé cũng đã phát triển và lúc này bé có thể phân biệt được độ chua, ngọt của thức ăn mẹ ăn. Tháng thứ 8, em bé dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,2 kg.
Tháng thứ 9 (tuần từ 36-40): Phổi của em bé được hoàn thiện và lúc này bé đã sẵn sàng để chào đời. Hầu hết tất cả thai nhi đều quay đầu xuống tử cung để thuận lợi cho việc sinh nở. Trong tháng cuối này, mỗi ngày bé tăng khoảng 15 gram, em bé dài khoảng 51cm và nặng từ 2,7-3,5kg.