Cách kiểm tra thực phẩm đông lạnh bị rã đông còn tươi hay không cực đơn giản
Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Làm sao để biết mình còn màng trinh: Kiểm tra qua màu sắc của "cô bé"
Bí quyết kiểm tra sức khỏe qua đôi tay cực chính xác chưa đến 30 giây
Mọi thai phụ đều phải kiểm tra thường quy để theo dõi sức khỏe của mình và sự phát triển của bé vào những lần khám định kỳ hoặc vào thời điểm khác nhau suốt thai kỳ. Có loại chỉ làm một lần. Nếu xét nghiệm chỉ ra có vấn đề gì thì bạn sẽ được theo dõi cẩn thận hơn và có khi phải khẩn cấp can thiệp nếu cần.
Chiều cao
Chiều cao của bạn được đo lúc khám thai lần đầu tiên. Nếu bạn thấp bé, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể ghi bạn bị nhỏ xương chậu và cần phải đánh giá khả năng sinh thường. Tuy nhiên có thể bé cũng phù hợp với cơ thể của bạn.
Trọng lượng
Trọng lượng cơ thể của bạn được ghi lại mỗi lần khám thai, nhưng hiện nay ít cân hơn trước.Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sụt cân thường so ói mửa vì ốm nghén, điều đó không có gì đáng lo. Lên cân bất thường có thể bị ứ nước và là dấu hiệu của tiền sản giật. Trước kia, số cân của bạn được coi là chỉ số đáng tin cậy về sự phát triển của bào thai. Hiện nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng không nên chỉ xem xét sự lên cân của người mẹ mà phải kết hợp nhiều xét nghiệm khác như thử máu và thử nước tiểu và đặc biệt siêu âm là xét nghiệm đáng tin cậy nhất để đánh giá sự phát triển của bé.
Khám chân và bàn tay
Mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ xem bạn có nổi gân không và xem mắt cá chân, bàn tay có sưng không. Hiện tượng phù ít ở những tuần cuối thai kỳ là việc làm bình thường, nhất là vào buổi chiều, nhưng phù nhiều là hiện tượng cảnh báo tiền sản giật.
Ngực
Cần khám ngực và núm vú. Một số phụ nữ có núm vú lõm cần phải sửa bằng cách mặc áo ngực. Thường là chúng phải tự điều chỉnh khi có thai.
Nước tiểu
Trong lần khám thai đầu tiên bạn sẽ được yêu cầu cho một mẫu nước tiểu lấy ở giữa dòng để xét nghiệm viêm tiềm ẩn bàng quang và thận. Người ta sẽ đưa cho bạn một miếng bông tiệt trùng để bạn tự mình lau sạch cửa mình và một cái lọ để đựng nước tiểu. Bạn hãy tiểu một chút nước tiểu vào cầu tiêu rồi hứng một ít vào lọ rồi tiếp tục vào cầu tiêu.
Có thể bạn sẽ được yêu cầu đem mẫu nước tiểu lấy vào buổi sáng mỗi khi đi khám bệnh; nước tiểu này được dùng để thử nhiễm trùng tiểu, thử đường để biết bạn có bị đái tháo đường không, thử ketones là dấu hiệu cho biết đã có bệnh đái tháo đường và cần điều trị lập tức. Đôi khi ói nhiều quá là nguyên nhân gây ra có ketones trong nước tiểu, đó là bệnh hiếm và đòi hỏi phải nhập viện ngay. Có khi đái tháo đường biến mất ngay sau khi sinh và lại trở lại trong thai kì. Vết đạm trong nước tiểu khi có thai gần sinh có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Cần phải khám ngay lập tức vì có thể có nguy cơ sẩy thai, con quá nhỏ, hoặc sinh non.
Xét nghiệm máu
Trong lần khám đầu tiên người ta sẽ lấy một mẫu máu từ cánh tay bạn để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rhesus (+ hay -) rất cần thiết trong trường hợp phải truyền máu. Nếu bạn bị Rh (+ hay -), bạn cần phải thử tương hợp Rh với con của bạn.Thử máu cũng để tìm ra những kháng thể rubella xem bạn có được miễn nhiễm hay không. Những bệnh lây qua đường sinh dục cũng có thể được phát hiện. Một số rối loạn di truyền như thiếu máu hồng cầu liềm và bệnh ưa chảy máu cũng có thể được phát hiện. Bạn có thể phải làm một số xét nghiệm máu đặc biệt để laọi bỏ một số các loại thai dị dạng.
Bạn cần thử cả nhiễm trùng toxoplasmosis. Toxoplasmosis là một chi tiết bệnh ký sinh trùng lây từ phân mèo hoặc các thức ăn chưa chín. Toxoplasmosis không nguy hiểm cho người trưởng thành nhưng nó có thể đi qua lá nhau gây mù, động kinh và chậm phát triển cho bé. Nếu không có nguy cơ thì bạn sẽ không phải làm xét nghiệm này. Nhưng nếu bạn có nuôi thú vật trong nhà thì bạn nên làm, vì thường phụ nữ không được miễn nhiễm.
Khám ngoài
Mỗi lần đến khám thai bạn sẽ được bác sĩ khám bụng để xác định kích thước của bé đang phát triển. Bác sĩ sờ nắn bụng để kiểm tra kích thước của bé so với tuổi thai. Trước khi siêu âm, một loạt các phép đo được tiến hành để theo dõi quá trình phát triển của bé. Bây giờ người ta làm siêu âm vào lúc 12, 22, 24 tuần tuổi để có hình ảnh chính xác về sự phát triển của bé, và nếu có điều gì nghi ngờ người ta sẽ siêu âm thường xuyên hơn. Sau 26 đến 28 tuần, bác sĩ sẽ khám để sờ “hai cực” của thai nhi xem thai nhi thế nào.
Đo huyết áp
Đo huyết áp mỗi lần đến khám thai. Huyết áp có hai số: số trên là số áp suất tâm thu – khi trái tim co lại đẩy máu ra và “đập”. Đó là khi băng tay chật. Áp suất thả ra, con số thấp gọi là số tâm trương sẽ được ghi. Đó là áp suất giữa hai tiếng đập. Con số thống kê trung bình là 120 trên 70/ Dù huyết áp thay đổi theo tuổi, có một khoảng huyết áp cho mỗi tuổi. Dù huyết áp thay đổi theo tuổi, có một khoảng huyết áp cho mỗi tuổi. Nếu thấy huyết áp cao, có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật, thai phụ cần phải nhập viện để nghỉ ngơi. Đo huyết áp thường xuyên thì các thay đổi sẽ được nhanh chóng ghi nhận.
(St)