Kinh nghiệm ăn uống ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình … là sức cuốn hút lạ kỳ với các du khách phương xa.



Phở chua – khúc biến tấu của người Lạng Sơn


( Ảnh minh họa: mua sam, du lich Lang Son)

Chỉ dẫn Đường Đi

Lạng Sơn - thành phố biên giới cách Hà Nội 180km về phía Bắc, Từ Gia Lâm, đến cầu chui rẽ vào đường 5 đến cầu Thanh Trì thì rẽ Trái. Chạy thêm khoảng 150km nữa thì đến Lạng Sơn .

Lưu ý: nếu bạn đi xe riêng thì đặc biệt phải lưu ý tốc độ quy định vì tuyến đường này rất hay bị bắn tốc độ.

Ăn uống:

- Món đặc sản Lạng Sơn thì có: phở chua, thịt lợn / vịt quay; thịt khấu nhục; rau bò khai xào cao khô; khoai môn tẩm bột rán; cải ngồng luộc.

- Ngoài ra, bạn có thể mua về  làm quà cho gia đình và bạn bè những món đặc sản của Lạng Sơn như: măng ớt, vịt quay, cải làn, xúc xích hun khói.

(Ảnh minh họa: mua sam, du lich Lang Son)


Khách sạn, lưu trú

Đến Lạng Sơn, bạn có thể nghỉ tại khách sạn Hoàng Nguyên (nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn) hoặc khách sạn Tân Thanh (đạt tiêu chuẩn do Sở Du Lịch Thương Mại chứng nhận…

Điểm Tham quan du lịch

Lạng Sơn có câu ca dao nổi tiếng về các địa danh nổi tiếng: “ Đồng Đăng có Phố Kì Lừa, có Nàng Tô Thị, có Chùa Tam Thanh…”. Ngoài ra, đến Lạng Sơn bạn cũng nên đến thăm: Động Nhị Thanh; bến Đá Kì Cùng; hang động Chùa Tiên và Giếng Tiên (Cách cầu Kỳ cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha);  Khu Du lịch Mẫu Sơn (Cách Thành phố khoảng 15 km về phía đông bắc Lạng Sơn);  Khu danh thắng Hang Gió (Ở phía Tây Bắc bản Sao Thượng, thuộc huyện Chi Lăng); Thành Nhà Mạc (nằm trong khu vực phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn); Di tích Đoàn Thành Lạng Sơn. Ải Chi Lăng (Ở phía nam tỉnh Lạng sơn, khu di tích lịch sử bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20 km)...

- Phố chợ Kỳ lừa: Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nước mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh.

Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sác dân tộc.

( Ảnh minh họa: mua sam, du lich Lang Son)

Mua sắm hàng hóa:

Là cửa khẩu gần Trung Quốc nên lâu nay Lạng Sơn luôn thu hút du khách bởi những khu chợ sầm uất. Có 3 khu chợ được nhiều người ghé thăm nhất với đủ các mặt hàng từ quần áo cho đến đồ gia dụng, từ cái bàn là cho đến cái đèn pin là:

Chợ Tân Thanh - khu chợ nằm sát với cửa khẩu, buôn bán nhiều mặt hàng điện tử và chăn đệm.

Chợ Đồng Đăng - khu chợ nằm ngay trung tâm Đồng Đăng chuyên các mặt hàng giày dép, tất, đồ lót… Ngoài ra, chợ còn bán rất nhiều quýt ngọt, rau cải, hạt dẻ và khoai sọ - những sản vật đặc trưng của đất xứ Lạng. Ưu điểm của chợ là giá cả trong chợ dễ mua và đồ cũng tương đối tốt.

Chợ Đông Kinh - khu chợ nằm giữa thành phố Lạng Sơn là tấp nập nhất, bày bán đủ các mặt hàng thiết yếu cho gia đình. Đặc biệt là hàng gia dụng và hàng chăn đệm. Ngoài ra, nếu bạn muốn mua món vịt quay ngon tuyệt hay những mớ rau cải tươi rói thì nên ghé qua chợ.

( Ảnh minh họa: mua sam, du lich Lang Son)


Lưu ý: Các khu chợ biên giới có tiếng là thét giá trên trời. Vậy nên mua hàng trong chợ bạn nhớ phải trả giá nhiệt tình một nửa hay thậm chí là hai phần 3 nếu không muốn bị hớ.

Chợ Tân Thanh thường nói thách cao hơn chợ Đông Kinh. Nhưng hàng hóa ở chợ Tân Thanh tuy đắt hơn nhưng lại phong phú hơn nhiều so với chợ Đông Kinh.

- Không nên mua đồ điện tử, gia dụng ở đây nếu không có người hướng dẫn đi cùng bởi đa số các mặt hàng điện tử đều là hàng nhập từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc. Nếu muốn bạn chỉ nên mua đồ gia dụng như bếp từ...

- Chăn ga gối đệm, thảm trải nhà, nồi niêu bát đĩa là những mặt hàng được các bà, các mẹ ưa chuộng khi mua sắm ở xứ Lạng.

- Chợ biên giới xứ Lạng có khá nhiều đồ phục vụ cho các gia đình có trẻ nhỏ như: cốc ủ cháo cho em bé, máy hút bụi cầm tay, quần áo trẻ em, đồ chơi...


Tips ăn uống:

Ăn sáng: Bánh cuốn trứng nóng ở quán bà Thắm 14 Nguyễn Du, phở chua trên đường Lê Lai hoặc phở Vịt – măng chua. Ngoài ra bạn có thể mua măng chua về để làm quà, măng chua được bán ở các chợ Kỳ Lừa, chợ phố Đồng Mỏ…


Bánh cuốn trứng nóng đặc sản rất riêng của xứ Lạng.

Phở chua sẽ là món ăn rất thích hợp cho những ngày hè nóng bức.

Ăn trưa – tối: Nhà hàng Quang Minh, cạnh bến xe Lạng Sơn (chỉ phục vụ buổi trưa) hoặc nhà hàng Hoàng Di – là nhà hàng nổi, rất mát mẻ phục vụ cả ngày. Các bạn nhớ thưởng thức các món đặc sản của Lạng Sơn như vịt quay, bò khai, thịt lợn quay, khoai môn Lệ Phố.


Vịt quay Lạng Sơn rất nổi tiếng với mùi lá mắc mật thơm nồng.

Khoai môn Lệ Phố thơm giòn ngon ngọt.


Rau bò khai xào là món ngon có nhiều trong mùa hè.

Tips Mua sắm:

Đến Lạng Sơn mà không đi chợ thì chưa biết Lạng Sơn. Đó là câu cửa miệng của nhiều người trong cuộc rong chơi đến tỉnh miền núi cực kỳ hấp dẫn này. Trong bảng hướng dẫn du lịch của Lạng Sơn, cũng nhấn mạnh đến cái thú đi mua sắm hàng hóa như là thế mạnh du lịch của thành phố này. Lý do đơn giản có thể thấy thì Lạng Sơn là tỉnh nằm sát biên giới Trung Quốc, dĩ nhiên là hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ bất ngờ .

Ba chợ được giới thiệu trong cẩm nang du lịch của khách là chợ Đông Kinh, chợ đêm Kỳ Lừa và chợ biên giới Tân Thanh. Có đến các chợ này rồi mới thấy nếu túi hết tiền thì thôi, còn ma lực mua sắm luôn hút hồn không chỉ đối với chị em phụ nữ mà còn cả các đấng mày râu.

Khối lượng hàng hóa rất lớn, ở đây bán đủ mọi thứ trên thế gian này với giá bảo đảm trả giá thoải mái và rẻ cũng không thể nào ngờ đến. Chính vì thế mà nguồn thu của người dân Lạng Sơn trông vào việc buôn bán hàng hóa cho khách du lịch rất lớn.

Điểm lạ là khi khách đi tiếp tục qua Bằng Tường, Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, sẽ thấy cùng loại hàng hóa đó, nhưng bên Bằng Tường bán cao giá hơn nhiều.

Chợ Đông Kinh: là chợ nằm ngay Trung tâm thành phố, nơi này luôn có những con vịt quay còn nóng hổi xẻ ra bán tại chợ , bán đủ thứ trên đời và trả giá thoải mái. Có nhiều món hàng bạn sẽ bất ngờ vì chỉ đến đây mới thấy và tất nhiên chúng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hàng điện máy có giá "bèo" đến bất ngờ từ chiếc rađio, điện thoại, quạt máy đủ loại, tivi nhỏ... đến những thứ rất lẩm cẩm mà nhiều khi khách mua không biết mua để làm gì...

Tuy nhiên khi đi chợ này bạn lưu ý là phải mặc cả rất mạnh miệng, có khi giảm từ 50-70% lời nói ban đầu của người bán, nếu không sẽ bị mua hớ rất nhiều.

Chợ đêm Kỳ Lừa: không lớn như chợ Đông Kinh, cũng nằm ngay trong lòng phố, bao quanh có khá nhiều khách sạn cho nên khách sau khi ăn tối lại dạo vòng vào chợ ngắm nhìn và sắm thêm hàng hóa dù đã mua đầy túi xách khi dừng chân ở chợ Đông Kinh.

Đặc tính ở chợ đêm Kỳ Lừa là hàng hóa bán dọc theo hai dãy nhà, bán ngang hai bên đường trong nhà dân, bán từ sáng tới tối. Chợ đêm Kỳ Lừa với hai bên đường đi, những người bán hàng ít mời chào khách và không níu kéo.

Ở đây hàng điện máy ít, nhưng ngược lại quần áo và mùng mền và đồ gia dụng rất nhiều. Đi chợ nghe giá quen, trả giá thoải mái và rốt cuộc cũng mua được dăm thứ gì đó đôi khi chẳng biết làm gì!

Chợ Tân Thanh: đây là một khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 cây số khá đồ sộ với nhà lồng bày bán đủ mọi thứ trên đời. Đặc biệt là trong chợ người Việt, người Hoa cùng bày hàng ra bán. Cách tiếp thị của các cửa hàng buôn bán ở đây là dùng loa giới thiệu, có cửa hàng bán áo khoác ra giá 1 triệu 2 , nhưng giảm giá 60%, khách trả 140 ngàn cũng bán.

Mê hồn trận ở chợ này là chẳng ai cấm người bán hét giá, họ coi mặt khách hét giá rất chuẩn, thậm chí gấp 5 lần giá thực, chỉ cần rụt rè trả giá là mua xong mới biết giá đắt hơn chợ Đông Kinh hay Kỳ Lừa.






Kinh nghiệm ăn uống ở Sapa
Kinh nghiệm ăn uống ở Thái La
Kinh nghiệm ăn uống ở Cửa Lò
Kinh nghiệm ăn uống ở Huế
Kinh nghiệm ăn uống ở Sầm Sơn
Kinh nghiệm ăn uống ở Vũng Tàu
Kinh nghiệm ăn uống ở Nha Trang


(st)