Kinh nghiệm ăn uống ở Sầm Sơn

Sầm Sơn là bãi biển đẹp có tiếng của Việt Nam lâu nay nó gắn với cái  "mác" không mấy đẹp. Tuy nhiên sự cuốn hút của nó vẫy gọi du khách tấp nập kéo đến. Cùng tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để có một mùa du lịch an toàn, vui vẻ và không bị chặt chém nhé


Thời điểm nên đi

Tầm từ tháng 6 trở đi đến tháng 8 ( giữa mua du lịch ) là đắt nhất đấy bạn ạ !!

- Nhà nghỉ :
Sinh viên thì nên ở xa biển một chút ( sát biển thì đắt đừng hỏi ) cũng ko xa quá đâu , mình hay nghỉ ở nhà nghỉ Thanh Tùng , đường Bà Triệu - Bãi tắm C ( sđt 0373.821550 hoặc 0912603692 ), ở đó cũng có nhiều nhà nghỉ giá rẻ ( từ 150K - 500K , tuỳ lúc ) bạn tha hồ chọn .

- Ăn uống :
Một là các bạn đặt ăn ở chính nhà nghỉ ( thông thường nhà nghỉ nào cũng có nhà hàng luôn . ( tối thiểu là 30K/suất , giờ ăn được cũng phải tầm 50K ( sẽ có 3 món chính : mực , tôm , cá ...)
Muốn rẻ hơn thì đi dịch lên trên phố chính ( ko gần biển ) một tý để ăn cơm như bt ngoài Hà Nội 
Nếu nhiều tiền chút có thể ăn đặc sản ở các nhà hàng ngay mặt biển ( nhà hàng hay nhất là PHUONG LINH - giao giữa bãi B & C . địa điểm đẹp , đồ ăn ngon , đầu bếp rất giỏi mỗi tội hơi đắt ( 4 người ăn kha khá là hết hơn 1 triệu đó ), Hoặc nhà hàng ANH NUÔI - Bãi C ,...vv nói chung đi ăn các bạn nên làm giá trước , ăn cua ,ghẹ hay tôm thì phải làm giá xong , vào cân trực tiếp lên xem bao nhiêu con ...ko là bị lừa ý !!

- Phương tiện đi lại :
Bình thường các bạn nếu đi gần thì nên đi bộ vừa đi dạo thư thái ngắm cảnh SS , vừa tiết kiệm .
Nếu đi đâu xa một chút ( không biết thì nên hỏi chủ nhà nghỉ cho cặn kẽ rồi các bạn hãy đi nhé ) Thì đi xích lô ( đứng chờ đầy ngoài cửa nhà nghỉ , nhà hàng )
Chú ý : Một là : đi xích lô các bạn phải làm giá trước
Hai là phải rất cẩn thận với bọn xích lô là thi thoảng có cái kiểu lak lak , đánh võng để khách rơi điện thoại , ví , đồng hồ rồi lấy cắp !!
Ba là đi xích lô dạo mát và ngắm cảnh thì rất là tuyệt !!
Bây giờ Sầm Sơn mới có thêm xe điện ( chạy êm ru ) đi dạo cũng rất sướng đời .
Hoặc các bạn nếu có sức thì thuê xe đạp đôi , xe đạp 3 đi chơi cũng vui lắm !!

- Vui chơi :
Ngoài tắm biển thoả thích , các bạn có thể đi chơi ở Thuỷ Tiên Cung ( chân núi Trường Lệ ) vào đó có cảm giác mạnh nhưng rất thú vị .
Đi chơi các cùa trên núi ( chùa độc cước , chùa cô tiên ..) , thăm Hòn Trống Mái ( chụp ảnh nhoè ..)
Hoặc đi chơi ở khu du lịch sinh thái ( gần Vạn Chài Resot ) , đi câu tôm , câu cá , ..
Đi chợ mua Hải Sản thì ở Sầm Sơn có 2 chợ chính ( chợ trong và chợ ngoài ) các bạn nên đi chợ trong , có rất nhiều đồ hải sản tươi ngon mà giá cũng rẻ hơn đại lý hải sản nhiều .
Các bạn nhớ đừng có để cái bọn xích lô hay xe ôm .. đưa đi mua hải sản nhé , nó sẽ ăn phầm trăm đấy
Nếu các bạn muốn vui chơi , tổ chức tiệc tùng thì tối có thể đến các quán nhạc sống ( quán Nhịp Sống Trẻ ở bãi B , quán gì ở ngã 3 bãi C ngay sát biển ý )
rất là đông vui , có thể lên đăng ký hát tặng nhau thoải mái , đến tiết mục dancing thì nhảy nhót tưng bừng cả quán , vui ơi là vui ...
Nhưng đến các quán này ko nên gọi cafe , hay sinh tố , nước hoa quả vì làm rất chán mà nên gọi bia ( hơi đắt đấy ) hoặc đồ uống đóng lon cho an toàn .


Đã thích thì bạn cứ đi thôi - và nên hỏi là đi đến đấy thì sẽ gặp những gì, sẽ cần phải làm gì để đối phó, hoặc để thoải mái hơn, chứ hỏi nên hay ko nên thì 5 người 10 ý, có thể người này đi bị chặt chém hãi quá, tởn đến già, có người lại ko gặp phải nên thấy cũng dễ thương lắm lắm - vậy nên đã quyết định tới SS rồi thì cứ đi. Tớ là dân Thanh Hoá, sống ở TH cũng ngót nghét 19-20 năm mới rời đi nơi khác học hành cũng thấy quê mình tốt xấu đầy đủ - bạn nào anti-Thanh Hoá cứ tiếp tục giữ vững lập trường, bạn nào thấy TH dễ thương thì cũng cứ thế mà thấy - đấy là quan điểm của các bạn - tớ ko bàn cãi. Chỉ có mấy cái dành cho chủ topic về SS như sau...

1. Đi lại
1a. Vé xe ô tô từ bến xe Giáp Bát về TP Thanh Hoá bây giờ đã lên giá là 60k rồi (bạn có thể về đến bến xe liên tỉnh - nằm trên đường Bà Triệu hoặc bến xe nội tỉnh - nằm trên đường Nguyễn Trãi, chứ hiện nay công an nhiều, chủ xe không dám dừng cho bạn ở bưu điện Thanh Hoá, chỗ tượng đài Lê Lợi (như bạn gì trên kia chỉ dẫn) cho bạn xuống đâu - mà thực tế thì cũng ko cần xuống chỗ này làm gì ), thế nên bạn nên bảo chủ xe cho bạn xuống bến xe liên tỉnh, ngay cổng bến xe liên tỉnh có 1 trạm bus, bạn đứng đợi, chừng 10-15'' sẽ có 1 chuyến xe đi SS (có bảng chỉ dẫn tuyến xe hẳn hoi) - giá vé năm ngoái tớ đọc thấy là 5k, nhưng chắc năm nay phải hơn - bạn cứ dự trù là 10k đi (tại nhà tớ ở TP, muốn đi SS toàn đi xe máy, chả đi bus bao giờ nên ko rõ giá cả ).
1b. Đấy là đi ô tô còn nếu đi tàu hoả thì sẽ rẻ hơn đấy bạn ạ, giá vé tàu hoả từ ga Hà Nội về đến ga Thanh Hoá là 49k - chỉ phải tội đi lâu hơn ô tô (khoảng 4 đến 4.5 tiếng - do quãng đường tàu hoả thì dài hơn 175km liền) - về đến ga Thanh Hoá thì ngay cửa ga cũng có 1 tuyến bus cho bạn đi SS. Tớ cũng hay đi về nhà bằng tàu, ngồi thoải mái, đỡ nóng và rẻ hơn - Xong phần xe cộ cho bạn về tới SS nhé.

2. Nhà nghỉ

- có nhiều lựa chọn cho các bạn - trong đó nhà nghỉ ở khu vực bãi A và B là cao nhất vì vị trí đẹp (bãi A thì thẳng đường từ TP TH là xuống tới nơi luôn) - giá cả giảm dần xuống các bãi C&D - bãi biển ít đẹp hơn. Theo tớ thì nên nghỉ ở bãi B là hợp lí nhất, chọn các nhà nghỉ tư nhân nằm xa bờ biển khoảng 500m thì sẽ rẻ hơn, giá phòng rơi vào khoảng 150-200k - Xong phần ngủ nhé

3. Ăn uống, cũng có nhiều hình thức, bạn có thể ăn tại các nhà hàng ven biển, họ có niêm yết giá cả hẳn hoi - một số đồ hải sản như tôm cỡ lớn, cua, thì nếu bạn ăn bao nhiêu họ sẽ cho bạn chọn số cân, rồi chế biến cho bạn, chứ ko làm sẵn rồi tính giá món - hoặc bạn vào chợ hải sản, chọn đồ, mang về nhà nghỉ nơi bạn nghỉ, thuê họ chế biến (tớ ghét cách này, đi chơi, sao phải khổ thế - vì đi chợ chọn hải sản cũng vậy cả thôi, nhà hàng họ cũng đã chọn rồi, mình thêm 10-20k/1kg hải sản nữa đáng là bao) - Xong phần ăn uống

4. Đi chơi - đi bằng xích lô, đi bộ, đi xe đạp đôi, xe ngựa - tất cả trước khi lên xe bạn nên hỏi hình thức đi (1 vòng SS, nửa vòng, đi cả ngày, đi nửa ngày) và giá cả, nếu đồng ý thì đôi bên vui vẻ đi, nếu thấy mắc quá thì bạn mặc cả, mặc cả đuợc thì vui vẻ lên xe, mặc cả mà ko đưọc thì ko lên vì tự thấy đồng tiền bỏ ra không xứng đáng với dịch vụ được hưởng - tớ ghét cái kiểu 1 số khách du lịch, cứ bố đời lên xe xong, oai vệ, đến khi người ta nêu giá ra thì cơn kẹt sỉ nó từ đâu chạy về, thế là cãi nhau - thế là sinh ra cái tiếng quê tớ, cụ tỉ là dân Sầm Sơn làm ăn như kít, dân TH bẩn tính - ăn chơi mà lại sợ mưa rơi

5. Chụp ảnh - tớ nghĩ là mọi người có mang máy ảnh nên sẽ từ chối được các cô chú gì bác cậu mợ vác máy ảnh phim chạy dọc bờ biển - nhưng lưu ý là ở bờ biển, họ hay làm những lâu đài cát rất đẹp, hehe ko phải của chùa đâu - họ làm để kinh doanh đới, bạn cứ đứng vào, dù là máy ảnh của ai, bạn cũng sẽ phải trả 5 - 10k cho cái gọi là mượn chỗ chụp ảnh (tất nhiên rồi, họ ko thừa hơi xây lên những lâu đài kỳ công như thế cho thiên hạ hưởng chơi - dù rằng là bãi biển chung, nhưng nếu thế thì bạn cứ tránh cái chỗ lâu đài ra, chụp trời trăng mây gió cát nước thì cũng chẳng ai làm gì bạn cả), lên tới đền Độc Cước, chùa Cô Tiên, hay hòn Trống Mái thì có thêm dịch vụ là mấy em ngựa đứng làm hàng cho khách mơ thành cao bồi nữa - cũng tương tự thế, dù là máy ảnh của ai - bạn sẽ phải trả 10k cho việc bạn trèo (đứng cạnh, sờ lông, chạm) các em ngựa này.

6. Dịch vụ ghế ngồi ở bãi biển - hình như là 15-20k/1ghế - ngồi nhiêu tuỳ thích, nếu hơn thì bạn cứ mặc cả về giá đấy cho tớ, bạn có thể ăn đồ ăn của chủ quán có cái ghế, hoặc không, chẳng ai ép (nhưng nhớ là đặt mông vào ghế thì phải hỏi giá trước nghe chưa - ko có đến khi sự đã rồi lại chửi quê tớ này nọ lọ chai - tớ buồn ko bàn phím nào tả xiết đâu )

7. Quà lưu niệm - tớ thấy cái này ở SS xấu mù, bao nhiêu năm rồi mà vẫn chỉ là san hô, vòng vèo làm từ ốc biển hoặc mấy cái đồ chơi TQ linh tinh lang tang vớ vẩn mua chỉ tổ tốn tiền.

8. Muốn mua quà về Hà Nội thì có những lựa chọn sau - quê tớ nổi tiếng nem chua (dạo này hết dịch lợn tai xanh rồi, nem chua được bán trở lại) - thì bạn nên về lại TP Thanh Hoá, đến đầu đưòng Trường Thi (cái này khi ngồi trên xe buýt thì hỏi bác tài hoặc anh soát vé í) chỗ bùng binh công an TP vào hàng nem Tím Diệp mua - hàng này nem chua nổi tiếng toàn TP - tớ toàn mua nem ở đây làm quà - giờ giá cả leo thang, nem có khi phải lên 2k hoặc 2.5k/1 chiếc. nghĩa là khoảng 200 hoặc 250k/1 trăm quả nem tròn tròn mà mọi người hay thấy í - hoặc nếu muốn mua hải sản thì đi quá 1 đoạn so với chỗ nem chua nữa về chợ Điện Biên (cái này cũng hỏi bác tài xe bus - chợ này nổi tiếng quê tớ, ai cũng biết) vào chợ mua hải sản, rẻ hơn ở Sầm Sơn, tươi ngon hơn, kiểu gì cũng có - ở đây bạn chỉ cần mặc c�� so với giá người bán khoảng 10-20k là được, bạn có thể mua đồ hải sản tươi sống (họ sẽ đóng thùng xốp và có đá bảo quản cho bạn nếu bạn bảo mua đi xa) hoặc mua hải sản khô - nhưng tớ nghĩ, tội gì ko mua đồ tươi nhỉ, vì để 3-4 tiếng trong điều kiện có đá lạnh về HN ăn vẫn ngon lành (mẹ tớ toàn gửi đồ hải sản cho tụi tớ bằng cách này).

Đấy - sơ qua về cách để bạn đi-ở-vui chơi- và quà cáp ở SS để có thể thoải mái nhất có thể - chúc bạn đi vui - và đừng có ấn tượng xấu với quê tớ, chứ tớ thấy dân quê tớ cũng ngon lành lắm mờ

Cảnh báo khi đi Sầm Sơn

Hôm trước em vừa đi Sầm Sơn - Thanh Hóa trong 1 ngày. Tại chi phí không nhiều nên quyết định đi về trong 1 ngày.
 


Thuê 1 khách sạn ở Sầm Sơn. Em không nhớ đường nhưng mà nhớ là nó ở khu B, cũng to phết. Tên khách sạn là Hải Yến các bác ạ. Nó ở trong phố, thẳng cổng khách sạn công đoàn ấy ạ!
Nói chung chưa vào mùa du lịch nên giá cũng mềm. Một phòng không điều hòa là 150k, phòng đôi, có tủ lạnh, tivi.

Em chưa kịp mừng vì giá rẻ mà lại tìm được phòng cũng kha khá thì ôi thôi, chất lượng phục vụ chán không chịu được. Chủ khách sạn thì càu nhàu với khách, nhân viên thì chằng nhiệt tình gì (có nhà ăn trong khu nhà nghỉ bác ạ) nhờ cái gì cũng khó chịu, làm vớ làm vẩn.

Đấy là còn ít các bác ạ! Hôm đấy em đi bơi, mấy người bạn cũng đi bơi cùng, tiền nong để lại trong phòng, 2 người thì để trong túi quần treo trong nhà vệ sinh, em thì để trong ví trong ba lô. Tại bọn em sợ mang chìa khóa phòng đi thì mất với lại sợ mỗi người đi một chỗ không tìm được nhau nên gửi lại khách sạn. Khi về thì ôi thôi, tiền em để đã không cánh mà bay. Mỗi người mất vài trăm ngàn, ví em để ở ngăn này thì lại bay sang ngăn khác.

Hỏi chủ khách sạn thì người ta bảo là không chịu trách nhiệm, tại bọn em không gửi nên chịu.
Các bác nói thế có đau không cơ chứ. Nói thế thì em biết nói sao bây giờ. Rõ ràng là chìa khóa gửi ở lễ tân, người trong đoàn không lấy của nhau ~~> Em khẳng định luôn cái khách sạn này có hiện tượng ăn cắp vặt. Nếu không phải chủ khách sạn biết thì cũng là nhân viên làm.

Em viết entry để thông báo với các bác có ý định đi Sầm Sơn thì tránh xa nó ra, thuê ở chỗ nào cũng được chứ đừng vào đây. Giá rẻ đấy nhưng mà chẳng an toàn đâu.
 


Mấy nhỏ bạn em cũng bị một phen với Sầm Sơn rồi. Bị trêu ghẹo, "nhận" hành động khiếm nhã của thanh niên tại biển. Cả bọn đi chợ thì gặp mấy chị xích lô nhiệt tình chở đi mua đặc sản về làm quà, các chị chỉ chỉ chỏ chỏ cho mấy hàng gọi là nổi tiếng nhất thành phố Thanh Hóa. Ặc ặc, chán không chịu nổi, nem chua thì nát bét, cua biển thành cua nuôi... Nói chung là không bao giờ quay lại Sầm Sơn nữa.

Đó là chưa kể, buổi tối, vừa bước chân ra khỏi khách sạn, đi vài bước đã được một loạt các em ăn mặc mát mẻ ra chào mời.... Ôi mệ ôi, lần đầu tiên trong đời biết thế nào là "vẫy". Sao mà lộ thế. Ngay lúc đó cũng may có anh bạn nhắc ngay rằng đừng chớ có bắt lời các em đó, nó nhào vô rồi kêu toáng lên là mình chọc ghẹo nó để bọn bảo kê ra tính tiền đó... Sợ hết hồn.

Đến khi ra bãi biển chơi hóng gió thấy có nhiều chiếu để bay tứ tung chẳng ai ngồi, định ngồi thì anh bạn cũng quát lên rằng chú mà chỉ cần ngồi xuống chỉ vài phút là có người ra đòi tiền ngay. U___U  Sợ cái khu du lịch này quá!
 



Bà con ai có ghé ngang Sầm Sơn thì nhớ cẩn thận, cảnh giác từng milimét nha!


Kinh nghiệm đối phó nạn ‘chặt chém’ ở Vũng Tàu, Sầm Sơn


.

Khi tới Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa) hay Hạ Long,…hay những địa danh nổi tiếng “chặt chém” khác, khách du lịch cần nằm lòng những điểm cần lưu ý sau.

Đừng chứng tỏ mình là khách du lịch


Có thể bạn đã nghe thấy lời khuyên này trước đây: Đừng tỏ vẻ mình là khách du lịch. Điều này khiến bạn dễ bị chú ý một cách không mong muốn và trở thành nạn nhân bị chặt chém.

Một người bạn của tôi đã chỉ cho tôi cách mua hoa quả rẻ tại các nơi mà mình không quen biết, hay các cổng trường, bệnh viện,... Bạn tôi nói: Những người bán hàng rong thường sử dụng “cân điêu” nhưng có một cách đơn giản, khá dễ dàng mà bạn có thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào. Ví dụ, người mua chỉ cần răn đe, giả vờ nói: “Nhà tôi ở bên đường, anh/chị cân cho đúng, tôi mang về cân lại nếu thiếu tôi đem trả”. Như vậy, ngay lập tức người bán có thể sẽ trừ đi 2 lạng hiển thị trên cân cho khách hàng, ví dụ thay vì 8 lạng thì bạn chỉ phải trả tiền 6 lạng.

Để thoát khỏi nạn "chặt chém" tại những "điểm đen" du lịch, bạn đừng tỏ ra mình là khách du lịch, ngược lại, hãy tỏ ra mình đã quá quen thuộc với vùng đất này. (Ảnh: Hà Nhi)

Do đó, bạn hãy tỏ vẻ bạn biết rõ nơi này, hoặc thể hiện như định đến thăm ai đó ở nơi bạn cần đến. Đặc biệt, bạn không nên tiết lộ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng. Bạn có thể chụp ảnh nhà hàng đó, biển số xe đó, ảnh người đó… để đề phòng trường hợp bị lừa.

Tìm hiểu kĩ thông tin, tránh “điểm đen” du lịch

Trên một diễn đàn trực tuyến đăng tải trên Vietnamnet, anh Nguyễn Hùng (ở Hà Nội) kể về nỗi khốn khổ của cả gia đình khi đi du lịch ở “bãi chém”
Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Tại đây, gia đình anh rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì những chiêu trò “chặt chém” và móc túi du khách của người dân địa phương.

Anh Hùng kể: "Khi gia đình được một người dân chào mời sử dụng dịch vụ cưỡi ngựa với giá 200 ngàn đồng/tiếng, vì các con thích quá nên anh đã đồng ý. Khi cưỡi xong, cậu dắt ngựa trở mặt cho biết lúc đầu thì tính theo giờ nhưng cưỡi xong lại tính theo bước chân! Và giá mỗi bước chân ngựa là 10 ngàn đồng, tuy nhiên không phải thế là xong chuyện. Cậu này đòi nhân lên 4 lần cho mỗi lần ngựa bước bởi ngựa có … 4 chân!"

“Kết cục, chúng tôi phải trả 500 ngàn đồng”, anh Hùng hậm hực kể lại.

Vì thế, cảnh báo tốt nhất cho các gia đình nếu đi du lịch thì nên tìm hiểu thật kĩ thông tin, xin kinh nghiệm để né tránh những chiêu đưa khách vào tròng một cách bài bản, chuyên nghiệp của người dân các khu du lịch.

Biết cách trả giá rõ ràng

Hãy lường trước tất cả những "mánh lới" của dân kinh doanh để tránh trường hợp trả giá trước mà vẫn bị "chém đẹp". (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều trường hợp, khách hàng đã ý thức được việc phải trả giá trước nhưng vẫn bị “há miệng mắc quai”.

Như gia đình chị Trần Tuyết Hoa (ở Hà Nội) trong chuyến đi du lịch
Vũng Tàu, khi gọi một nồi lẩu cá được báo giá 150 ngàn đồng nhưng cuối cùng chị phải trả 500 ngàn đồng vì nhân viên nhà hàng giải thích 150 ngàn đồng là nước lẩu, còn cá và rau là 350 ngàn đồng!

Trên một diễn đàn online, một thành viên đưa ra tình huống “khó tin” đã từng gặp phải ở Sầm Sơn (Thanh Hóa): “Tôi mua dừa và hỏi giá thì người bán nói là 100.000 đồng/quả. Để chắc chắn, tôi mặc cả 30.000 đồng vì đó là giá chung. Họ đồng ý nên tôi dùng 2 quả. Khi thanh toán họ thản nhiên bảo tôi phải trả  130.000 đồng. Tôi thắc mắc thì họ giải thích do tôi chỉ  mặc cả quả đầu tiên”.

Một thành viên khác chia sẻ: “Mình đi ăn đồ hải sản, đã mặc cả rõ ràng nhưng đến lúc thanh toán họ đòi thêm mấy trăm ngàn tiền tương ớt, gia vị... ”, thậm chí có thành viên còn bị đòi thêm tiền dọn rác với giá “trên trời” sau khi ăn uống tại một nhà hàng.

Chính vì việc không thể biết mình sẽ bị “móc hầu bao” kiểu gì nên một số du khách đành phải thực hiện phương kế vô cùng sòng phẳng là sau khi mặc cả thì bắt chủ quán viết ra giấy ký tên.

Không đi theo “cò”

Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa. (Ảnh minh họa)

Giúp sức để chủ quán “chặt chém” du khách là lực lượng “cò” mồi chài quán ăn rất đông đảo. Từ “cò” chạy xe máy đến “cò” chạy taxi dùng đủ mánh để chèo kéo khi các quán ăn sẵn sàng chơi đẹp bằng hoa hồng 20-30% số tiền móc túi khách cho “cò”.

Trang tuoitre cho biết: Dọc đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám (Vũng Tàu), lực lượng “cò” đi xe máy lên đến hàng chục người. Mỗi ngày một “cò” có thể kiếm được ít nhất 1 triệu đồng, có ngày lên tới 3 – 4 triệu đồng, những ngày nghỉ lễ, số tiền còn tăng hơn nữa.

“Cò” Liêm của quán Hưng Phát 2 cho biết công việc của các “cò” là cầm một xấp tờ rơi của quán ăn Hưng Phát 2, kèm theo giá cả các món ăn rồi dụ khách vào quán. Các món ăn trên tờ quảng cáo ghi giá khá mềm để khách không bị choáng. Khi khách chịu vào, nhân viên quán “gài” ăn những món sang như lẩu hải sản, lẩu cá, tôm...

Bà Hương, chủ quán Như Ý, cho biết sẵn sàng chi 20% cho “cò” chạy xe máy dẫn khách tới quán: “Nếu khách ăn 10 triệu đồng, cò sẽ được 2 triệu đồng”. Còn các “cò” chạy taxi giới thiệu được nhiều khách dễ tính nên hoa hồng được hưởng cao hơn.

Những chiếc “máy chém” này luôn làm hãi hùng khách du lịch, vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng các dịch vụ hợp pháp, đáng tin và có thương hiệu và khi đi du lịch, bạn nên hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet những địa điểm nổi tiếng, những quán ăn ngon được nhiều du khách yêu thích, bình chọn. Nếu không, khi tới khách sạn, nơi bạn lưu trú, bạn có thể hỏi thăm thông tin tại lễ tân khách sạn, nơi bạn ở, họ sẽ cung cấp những thông tin thiết thực nhất cho bạn.

Biết rõ nơi mình cần đến

Biết rõ nơi mình cần đến là cách tối ưu nhất để đối phó với nạn “chặt chém” khi đi taxi.

Bạn có thể mang theo một tấm bản đồ địa phương và theo sát tuyến đường bạn đang đi, đề phòng trường hợp gặp phải những taxi không trung thực.

Khi biết rõ hành trình, bạn sẽ tránh bị đưa đi lòng vòng hoặc bị hiểu nhầm. Bạn nên tỏ vẻ biết đường và những điểm mốc nổi bật trên suốt quãng đường.

Cần có số điện thoại làm “bùa hộ thân”

Khách du lịch thường là mục tiêu bị “chặt chém” hoặc áp thêm các mức phí vô lý. Ngoài ra, du khách cũng có nguy cơ bị cướp, bắt cóc hoặc quấy rối tình dục. Vì vậy, cần kiểm tra thông tin về tình hình an ninh từ lúc lên kế hoạch du lịch thông qua các sách hướng dẫn du lịch, trên mạng hay qua các cảnh báo của chính phủ, việc đề phòng nguy cơ rình rập sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối thực sự.

Những số điện thoại khẩn cấp là “bùa hộ thân” mà chúng ta luôn cần có bất kể đi du lịch tới nơi nào. Bạn có thể viết vào một mảnh giấy hoặc lưu vào di động của bạn những số điện thoại của: Cảnh sát khu vực; Dịch vụ hỗ trợ khách du lịch (nếu có); Khách sạn nơi bạn trọ….

1001 cách đối phó với nạn “chặt chém”

Đối phó với nạn “chặt chém” của nhà nghỉ ở Vũng Tàu, nhiều du khách chọn giải pháp thuê dù, ghế bố ngủ qua đêm ở những khu đất trống.

Nhiều gia đình mang theo cả đồ ăn, thức uống hoặc mua hải sản tại vựa rồi thuê chế biến tại chỗ. “Mua hải sản tại vựa và thuê chế biến vừa ngon, rẻ lại không lo bị chặt chém” - chị Phượng cùng gia đình đến từ TP.HCM cho biết.

Ngoài ra, dân sành du lịch cũng cho biết: Không nên đeo quá nhiều tư trang khiến các nhà hàng, khách sạn hoặc nơi cung cấp dịch vụ nghĩ mình có nhiều tiền, từ đó, thỏa sức “chặt chém”.

Nếu mang theo nhiều tiền, bạn cũng nên chia ra nhiều nơi cất trong người và túi xách, phòng khi mất cắp vẫn đủ tài chính để xoay xở. Tốt nhất nên mang theo các loại thẻ ngân hàng, chỉ mang một ít tiền mặt để tiêu dùng cá nhân và mua sắm, ăn uống.

Như vậy, định lượng được mức chi tiêu của mình, mang ít tiền cũng giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua, sắm, tránh tình trạng bị “chặt chém”.


Ăn ở đâu tại Sầm Sơn



• Sầm Sơn có  nhiều các đặc sản rất hấp dẫn như:

- Gỏi cá: Thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của cá gỏi, mằn mặn, cay cay, beo béo của nước chấm hoà quyện với mùi vị của các loại rau thơm, thật là một cảm giác đặc biệt khó nói hết thành lời.

- Các món rạm: rạm có màu vàng hơn và cái mai cũng mỏng hơn cua. Rạm bắt về có rất nhiều cách chế biến nhưng hai cách chế biến phổ thông nhất là nấu canh và rang với mẻ.

- Sò huyết: Từ sò huyết, người ta chế được rất nhiều món như bò xào sò huyết, Sò huyết hấp, Sò huyết sốt me. Đây là món đặc sản biển rất ngon ngọt và nhiều chất dinh dưỡng.

- Đặc Sản Nem Chua: Nem chua là đặc sản nổi tiếng nhất tại xứ Thanh. Nem ở đây có vị giòn, ngon ngọt và đặc biệt thơm.

- Cháo lươn: Cháo lươn ăn nóng ở đây ăn nóng rất ngon, lươn mềm thơm, cháo hơi loãng gần giống như canh, rất dễ ăn. Thành phố thanh hoá có quán cháo lươn ở đường quốc lộ 1, nếu đi từ phía bắc vào, qua ThanhhoaPlaza một cột đèn đỏ, từ ngã tư giao với đường Nguyễn Trãi đi ngược đường lên khoảng 50m, Hỏi hàng cháo lươn. Hoặc ở Phố Lê Hoàn, gần nhà văn hoá thiếu nhi (chỗ sân Balít) có quán cháo lươn cũng rất ngon, Bà quán này chỉ làm cho vui mà không kinh doanh nên làm rất ít.

Nếu bạn muốn ăn các đặc sản hải sản của Sầm Sơn thì bạn nên tới các nhà hàng biển nằm trong khu du lịch Vạn Chài hoặc nhà hàng hải sản Sầm Sơn. Tại đây vừa là nhà hàng, vừa là vựa hải sản.



Kinh nghiệm cho bé đi du lịch nước ngoài
Kế hoạch quảng bá du lịc
Kế hoạch kinh doanh du lịch
Đi du lịch và đi chơi
Quần áo đi du lịch biển trong ngày hè năng động
10 điểm đến trăng mật nội địa hấp dẫn




(st)

mấy hôm nữa mình sẽ đi Sầm Sơn cùng lớp (khoang 35 người) với chi phí khá eo hẹp của sinh viên nên mình cũng hơi đắn đo không biết phai cân đối chi tiêu như thế nào cho hợp lí,mình đang cần một số gợi ý cụ thể hơn về việc đặt nhà nghỉ hoặc khách sạn giá rẻ(nếu bạn nào biết có thể cho mình biết luôn tên cụ thể và sđt thoại của khách sạn đó), có thể xa xa một chút cũng đk và có thể đặt nhà hàng ăn..rất mong mọi người giúp đỡ! mình cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Thay vì đi Sầm Sơn bạn có thể đi biển Hải Tiến ở Hoằng Hóa cũng ở Thanh Hóa.Khoảng cách cũng không xa, chi phí thì lại cực rẻ.không chặt chém như ở Sầm Sơn, ngoài ra biển sạch cũng rất đẹp, tớ đi năm ngoái rồi, chắc năm nay cũng không có gì cao mà cao cũng không bằng sầm sơn được, bạn có thể lên mạng xem thêm thông tin và gọi điện trước
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Gửi hỏi đáp - bình luận