Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, việc chuẩn bị tâm lý trong thời kỳ cai sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Bú mẹ, bé không chỉ nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và bé. Bé cảm nhận sự ấm áp, an toàn trong vòng tay mẹ. Nếu đột ngột cai sữa, bé không thích ứng được, sẽ có những biểu hiện như khóc lóc, tỉnh giấc ban đêm, chán ăn, quấy phá... Do đó, cần cai sữa từ từ, bằng cách giãn dần các lần bú, ví dụ bình thường bé bú 7-8 lần/ngày, nay có thể giảm xuống còn 3-4 lần. Thay vào đó là tăng dần các bữa ăn dặm trong ngày cho bé, đồng thời kết hợp cho bé ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò. Với sữa, nên cho bé tập ăn bằng thìa.
Cai sữa không khoa học không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh học, mà còn có thể phát sinh những ảnh hưởng không tốt cho tâm lý trẻ. Điều này càng đáng lưu ý với những trẻ có thời gian bú mẹ lâu và không được bổ sung những thức ăn phụ kịp thời. Cần phải tạo cho bé niềm tin rằng: Cai sữa chứ không "cai mẹ". Khi bé đã quen với hơi mẹ ngày đêm, việc cách ly mẹ (do gửi người thân, hoặc không ngủ cùng bé) rất dễ khiến cho bé cảm giác hụt hẫng, cô đơn, sợ hãi. "Do đó, theo tôi, thay vì "trốn tạm thời", mẹ vẫn nên gần gũi bé nhưng không được cho bé sờ ti, hay cho con bú mà hãy thay thế bằng các loại thức ăn bé khoái khẩu, hoặc hướng bé đến các thú vui khác"- BS Dung chia sẻ.
Từ trước đến nay, nhiều biện pháp cai sữa được "truyền khẩu" trong dân gian và hiện tại nhiều người áp dụng là bôi những vị thuốc đắng hoặc cay lên đầu núm vú, "hoá trang" các màu, dán băng keo... để đánh lạc hướng hay làm giảm dần thói quen bú sữa mẹ của bé. Mỗi phương pháp có thể hiệu quả với bé này nhưng lại vô hiệu với bé kia. Tuỳ từng bé để áp dụng bởi trong nhiều trường hợp, những bé yếu bóng vía, nhạy cảm, hoá trang không khéo có thể làm bé bị tổn thương, sốc, sợ hãi... hoặc phản ứng tiêu cực. Có bé không chỉ sợ ti mẹ mà còn sợ luôn cả mẹ, xa cách mẹ.
Các chuyên gia y khoa đều khẳng định: Không có thời điểm nào cố định cho "sự kiện trọng đại" này, cũng như dấu hiệu để cai sữa cho bé. Ngành y tế khuyến cáo: Nếu mẹ khỏe, không có bệnh tật truyền nhiễm thì nên cho trẻ bú mẹ từ lúc sinh ra đến khi 24 tháng tuổi; Bắt đầu từ tháng thứ 6, cho bé ăn dặm. Không nên cai sữa quá sớm (trước 1 tuổi) ngoại trừ những trường hợp bà mẹ bị các bệnh mãn tính, bị lao, phổi hay HIV... Không cai sữa cho trẻ trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng...
Cai sữa đối với một số bé rất dễ, nhưng nếu gặp phải trường hợp "khó bảo", bà mẹ trẻ cũng phải xác định tâm lý kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm. Những ngày đầu khi mới bắt đầu cai, bé rất hay quấy khóc, không nên chỉ vì xót con khóc mà lại cho bé sờ ti hay bú lại. Điều này rất dễ gây nên tình trạng "tái nghiện" và rất khó cai cho lần khác.
Nếu bé có những phản ứng quá tiêu cực, hoặc mẹ nhận thấy biện pháp không thích hợp, nên dừng ngay và để dành lần sau. Trong một số trường hợp, nếu bà mẹ khi cai sữa cho con thấy cương tức ngực quá, có thể băng ngực hoặc dùng thuốc nội tiết làm giảm tiết sữa. Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc giảm đau mà cần có ý kiến của bác sĩ. Có thể nặn sữa, nhưng không được nặn hết và không nặn thường xuyên bởi càng nặn, càng thông thì sữa càng ra.
Đối với các bà mẹ sau khi cai sữa cho con, muốn lấy lại vóc dáng, không gì hơn là tăng tiêu hao năng lượng trong một ngày. Dinh dưỡng cho mẹ bây giờ không còn ảnh hưởng đến bé, do đó bà mẹ nên giảm lượng ăn trong ngày, tăng cường luyện tập, đặc biệt với những bà mẹ có công việc ít phải di chuyển. Mỗi khi tắm, bạn cũng nên dùng vòi sen phun nước lạnh lên ngực hàng ngày trong vài phút để giúp làm săn chắc các mô ngực. Nên thường xuyên mặc áo nâng ngực, ngay cả khi tập luyện thể dục thể thao.
Nguyên tắc cai sữa
1- Chọn thời điểm thích hợp : Thường thì thời gian cai sữa có thể làm từ lúc bé được 12 tháng trở lên, tuy nhiên cũng tuỳ vào hoàn cảnh riêng mà có quyết định cụ thể.Điều nên chú ý là nên chọn :
- Lúc bé khỏe mạnh, đã ăn được nhiều thức ăn bổ xung khác ngoài sữa mẹ,
- Không nên bắt bé phải chịu đựng hai ba thứ thay đổi trong cùng một lúc như phối hợp với việc đi nhà trẻ, MG, hoặc khi cha mẹ đi công tác xa…
2- Giải thích cho bé dù bạn có nghĩ rằng bé chưa thể hiểu được hết, không nên dùng các biện pháp dọa nạt bé làm cho bé sợ. Cả nhà hãy luôn động viên bé. Ngay trong quá trình đang giảm dần các cữ bú, nếu bé có biểu hiện muốn được ti mẹ, bạn cũng nên chọn một cách từ chối khéo léo chứ đừng gạt bé ra, cách hay nhất mà mình học được là đánh lạc hướng, ví dụ khi bé đến cạnh bạn, có vẻ như bé đang muốn được ti, bạn hãy rủ bé chơi trò gì nếu bạn nghĩ rằng bé chưa đói, nếu bạn nghĩ rằng bé đã đói thì nên cho bé ăn chút gì đó như sũa, bánh quy, hoa quả…
3- Tiến hành từ từ, có kế họach cụ thể, có sự tham gia của mọi người trong nhà, đặc biệt là bố họăc ông bà
4- Dành thời gian chơi với bé nhiều hơn để tránh cho bé khỏi bị hẫng hụt và có cảm giác bất an.
5- Nên cho bé ăn uống bổ xung thêm hơn thường ngày để bé khỏi bị thiếu chất.
Việc cai sữa đối với một số trẻ thì dễ nhưng có thể khó đối với một số trẻ khác, không ít trường hợp có mẹ phải tiến hành đến lần thứ hai thậm trí lần thứ ba mới thành công vì có những bé cứ bắt đầu vào cữ cai sữa là lăn ra ốm. Nếu bạn ở trong trường hợp như vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều người cũng ở trong cùng hoàn cảnh với bạn, có điều lúc này, nguyên tắc tiến hành từ từ, có giải thích cụ thể lại càng phải áp dụng chặt chẽ hơn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, người mẹ nên cho con bú kéo dài từ 18 đến 24 tháng
Tránh cai sữa đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn. Không nên cai sữa vào mùa hè hoặc khi trẻ ốm vì đây là lúc trẻ hay bị biếng ăn, khó thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì càng bất lợi vì hệ tiêu hóa của trẻ vốn non yếu nay lại bị bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút, bệnh tiêu chảy dễ nặng thêm, trẻ càng biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Làm sao để cai sữa cho chính mẹ?
Dứt sữa cho con càng muộn càng khó khăn, nhất là vào khoảng thời gian con 1.5 tuổi trở lên, bởi vì lúc ấy con đã nghiện ti mẹ rồi, mà mẹ cũng nghiện cho con ti Lúc này yếu tố tâm lý là vật cản trở lớn nhất. Vì vậy, đa số mẹ chọn phương pháp cách ly, gửi con về ông bà vài tuần, hoặc mẹ đi công tác 1 tuần tranh thủ cai sữa cho con luôn.
Lợi: Hai mẹ con không phải đấu tranh quyết liệt với nhu cầu được gần gũi nhau, con khóc mẹ không thập thò ở cửa. Thường thường, khi mẹ con gặp lại nhau, con đã quên ti mẹ rồi.
Hại: Có thể gây cú shock tinh thần cho con, con có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu con còn bé chưa hiểu được thế nào là "vắng mặt một thời gian" thì con sẽ hoang mang không biết bố mẹ biến mất đi đâu.
Làm sao để cai sữa cho con?
Một số mẹ chọn cách "làm xấu" cho ti: bôi thuốc đỏ, bôi vị đắng/cay, dán chùm tóc vào ti, dán băng dính đen hình chữ thập lên ti... khiến con ghét/sợ và không đòi bú nữa.
Lợi: Hiệu quả nhanh, con và mẹ không phải xa nhau.
Hại: Nếu con đã lớn, sẽ biết cách bóc băng dính ra, lấy khăn lau ti cho sạch rồi... chén tiếp! Nếu con còn bé và sợ hãi, sẽ làm mất hình ảnh đẹp của mẹ trong con
Cách khác: Dán băng cứu thương cá nhân (urgo) lên ti và kêu đau, cách này áp dụng với bé đã lớn, biết thương mẹ. Đây là cách dịu dàng và tình cảm nhất!
Làm sao để mẹ bớt tức sữa?
Nếu sữa mẹ còn nhiều, tất yếu ngực sẽ căng tức sữa, nếu không xử lý có thể gây áp-xe ngực, viêm tắc tuyến sữa, sốt...
Cách 1: Cho con ti cạn sữa cả hai bên, rồi ngưng một ngày, sau đó lại cho ti cạn sữa cả 2 bên. Sau đó cai sữa hoàn toàn, sữa sẽ không về nữa.
Cách 2: Đắp lá bắp cải đã để lạnh (hoặc lá chuối khô?) lên bầu ngực, sữa sẽ tự rút đi.
Cách 3: Ăn lá lốt, lá/quả dâu, sữa sẽ mất nhanh. Tuy nhiên mẹ nghe nói cách này (đặc biệt là lá dâu) có thể khiến tuyến sữa teo và mẹ sẽ ko có sữa cho bé tiếp theo nữa!
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Làm gì khi bé không chịu bú bình
Giúp trẻ bỏ bú đêm mẹ đỡ vất vả
Lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ
Pha sữa bằng nước cơm
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
(st)