Nếu con bạn (dưới 3 tuổi) khóc hờn khi đi trẻ, bạn không cần phải lo lắng về tuổi tác của bé. Tuổi tác không phải là một tiêu chí cần lưu tâm khi bố mẹ phải gửi trẻ ở nhà trẻ hay trường mầm non.
Đừng ngại đưa trẻ đến trường bởi trường học giúp kích thích trẻ phát triển sớm |
Hãy giúp trẻ ôn lại bài học ở trường để rèn luyện tư duy và trí nhớ của trẻ |
Mục đích của bài viết này nói về có nên thay đổi suy nghĩ và hành động để cho con đỡ khóc những ngày đầu đi nhà trẻ
Bắt đầu với một câu: Điều gì tốt đẹp thì nên học, không căn cứ vào mầu da, vào địa vị, vào văn hóa, và địa lý
Hồi con mình bắt đầu đi nhà trẻ. Mẹ về là con khóc. Mình nhìn thấy con khóc, xót xa. Nên cứ ở lại với con ở lớp. Và chứng kiến rất nhiều đứa trẻ khác cũng khóc, khóc cho đến khi mệt lả thì ngủ. Mình ở cùng lớp với con, cô giáo không thích, cứ lườm nguýt và bảo thế này thì con chị còn lâu mới đi được nhà trẻ. Hết một tuần, không chịu được cảnh con khóc, cô giáo lườm, hai mẹ con lại đìu díu nhau ở nhà.
Một tháng sau, mẹ tìm được một nhà trẻ với cơ sở vật chất khá hơn, chất lượng giáo viên tốt hơn. Nhưng ở đây có một đặc thù là con vào lớp thì mẹ phải về. Đành lòng, mẹ về nhà xem con qua internet. Thấy con khóc vật vã. Mẹ nghĩ, thế này thì chết hết nơ ron thần kinh của con mất.
Kết quả mấy tháng đầu đi trẻ là: ốm vài ngày, nghỉ vài ngày, đi vài ngày.
Và hầu hết các bạn khác trong lớp con cũng tình trạng như vậy
Và bây giờ ở đây, con lại đi nhà trẻ. Nhưng ở đây, người ta bắt đầu cho trẻ con đi nhà trẻ thật khác. Và mẹ chợt nhớ lại những ngày đầu con đi nhà trẻ. Thật sợ và mẹ viết blog này, hy vọng các mẹ có con sau này đi nhà trẻ, sẽ thay đổi, đừng để con rơi vào tình trạng như thế.
Nhà trẻ ở đây cho con đi học thế nào.
Bố hoặc mẹ phải ở với con cho đến lúc nào con quen với nhà trẻ ở đây thì mới được đi làm.
Con đến lớp, hai ngày đầu, bố hoặc mẹ hoặc cả hai, phải ở lại chơi cùng với con. Đến khi con không để ý thì đi ra ngoài. Khi con bắt đầu nhớn nhác tìm mẹ, thì cô giáo sẽ dắt con về với bố mẹ. Có rất nhiều trò chơi, đồ chơi để cho các con quen với nhau và quen với cô giáo.
Đến ngày hôm nay là ngày thứ 17 của những em bé bắt đầu đi nhà trẻ. Có hai bạn vẫn chưa chịu rời mẹ. Và mẹ của hai bạn vẫn phải túc trực ở phòng đợi của nhà trẻ, để chờ cho đến khi con bắt đầu khóc thì lại dỗ dành.
Việc làm ở đây vô cùng quan trọng, vì có tiền, sẽ con sẽ có quần áo, có đồ chơi, được đi nhà trẻ, ..... nhưng trẻ em sẽ quan trọng hơn tất cả những thứ đó.
Với nhà trẻ trước đây, thời gian đầu đi học ốm đau là chuyện bình thường. Còn nhà trẻ hiện tại, không có việc ốm đau ở thời gian đầu đi trẻ
Có một bảng so sánh dưới đây
Nhà trẻ trước đây Nhà trẻ bây giờ
Khóc Có Được bố hoặc mẹ dỗ dành
Có ốm đau thời gian đầu không? Phần lớn là có Có rất ít
Khóc thét và đột nhiên xa bố mẹ có ảnh
hưởng tới phát triển tâm lý và trí não không Có thể???? Nếu để như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn
Bố hoặc mẹ có ở lại với con không? Không nên Bắt buộc của nhà trẻ và tự nguyện của Bố, Mẹ
(Nếu nhà trẻ bảo con ở đây cả ngày OK rồi mà Bố
Mẹ vẫn muốn ở thêm thì vẫn được phép
Nên ở bên con cho đến khi con quen với cô, các bạn và cảm thấy bình thường khi đến lớp.
Cho con đi nhà trẻ, làm quen với một thế giới rộng hơn là việc mà hầu hết các bậc làm cha làm mẹ đều phải trải qua – dù hầu hết đều lần lữa. Chúng ta sợ con sẽ bỡ ngỡ, khó hòa nhập, sẽ bị ốm, sợ cách người khác chăm sóc con không đủ chu đáo… Những nỗi lo này không hẳn là không có căn cứ, nhưng cũng không phải là toàn bộ vấn đề. Nếu có cách chuẩn bị phù hợp thì cả bạn, cả con và những người xung quanh đều có thể vượt chướng ngại này một cách tốt đẹp.
Theo GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, trẻ từ 3 tuổi trở lên mới nên đi nhà trẻ để giao lưu, học hỏi.
Vấn đề gửi trẻ ở lứa tuổi nào không quan trọng bằng việc gửi cho ai? Nói như vậy để thấy rằng, vai trò của người giữ trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi rất quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này bị rất nhiều tác động bên ngoài đe dọa đến tính mạng.
Kinh nghiệm của tôi trong nhiều năm công tác tại Viện Nhi Trung ương cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy cao nhất trong các loại bệnh ở trẻ em và tỷ lệ tử vong cũng cao nhất.
Tôi lấy ví dụ về bệnh tiêu chảy. Nếu đứa trẻ đi ngoài 1-2 lần trong ngày là bình thường, trên 2 lần là phải lưu ý. Nếu đứa trẻ đi ngoài 5 lần, 8 lần, 10 lần hoặc hơn trong 1 ngày mà cô giáo không để ý hoặc không biết cách xử lý ban đầu như cho trẻ uống bù nước Oresol có thể khiến trẻ tử vong vì mất nước.
Riêng với các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nếu trẻ bị sốt, khó thở, cô giáo cần phải biết đếm thở để biết được khi nào cần phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu? Ngoài ra, việc đơn giản nhất là cho trẻ ăn, cô giáo cũng cần phải có kỹ năng và kiến thức về y tế…
Một vấn đề nữa là nếu trẻ 3 tháng tuổi đi nhà trẻ công lập, rất cần được quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Một đứa trẻ 3 tháng tuổi ăn uống khác một đứa trẻ 4 tháng tuổi.
Một đứa trẻ 4 tháng tuổi ăn đồ ăn của trẻ 7 tháng tuổi, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy vì trẻ không hấp thụ được. Vì vậy, cô giáo cũng phải đặc biệt lưu ý vấn đề này. Nói chung, trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ thì chủ yếu là được chăm sóc chứ không phải dạy chữ.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên mới nên đi nhà trẻ để giao lưu, học hỏi và dạn dĩ. Ở lứa tuổi này, trẻ cũng bắt đầu ham học hỏi. Nếu không được đi học, ở nhà trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng “văn hoá giúp việc”.
Còn đối với trẻ dưới 3 tuổi, nếu gia đình có điều kiện, nên giữ các cháu ở nhà nuôi dưỡng, chăm sóc thì tốt hơn. Điều này cũng rất phù hợp với phương pháp chăm sóc trẻ ở nước ngoài.
Ví dụ ở Thụy Điển, một đứa trẻ có thể được bố mẹ trực tiếp ở nhà chăm sóc từ 1-2 năm đầu đời, vì luật của họ cho phép bà mẹ được nghỉ thai sản trong thời gian 1 năm để chăm con. Không chỉ mẹ, bố đứa trẻ cũng được nghỉ 1 năm để chăm vợ.
Hết năm đầu tiên, nếu bà mẹ muốn nghỉ thêm có thể làm đơn và được phép nghỉ thêm 1 năm nữa để ở nhà chăm sóc con mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Khi còn là Giám đốc Viện Nhi, tôi đã từng làm đề tài khoa học về vấn đề nghỉ 6 tháng sau sinh ở phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ có thời gian ở nhà cho con bú đủ 6 tháng thì đứa trẻ rất khỏe mạnh hơn, ít mắc bệnh hơn.
Nếu đứa trẻ khỏe mạnh, người mẹ cũng làm việc năng suất hơn do không phải nghỉ ở nhà chăm con ốm. Sau đó, Nhà nước mình đã từng áp dụng cho phụ nữ nghỉ sau sinh 6 tháng. Nhưng tiếc là chỉ được vài năm, sau đó quy định này thay đổi - chỉ được nghỉ 4 tháng như bây giờ.
Tìm hiểu về bệnh gout
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Cách chế biến cá cơm khô cực ngon
Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh
Cách chế biến đậu ván không bị mất chất
Cách làm bì chay
Cách làm muối tôm Tây Ninh khiến chị em mê mẩn
Cách làm xíu mại bánh mì
Cách làm tương miso món tương ngon của xứ sở hoa anh đào
Cách làm ngan om sấu cực ngon
Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng
Bí quyết trẻ lâu của Lưu Hiểu Khánh
Cách làm thịt bò khô miếng ngon tha hồ nhâm nhi
Cách làm cơm kẹp ngon, hấp dẫn trong những ngày giao mùa
Cách làm giò gà lạ miệng, đổi khẩu vị cho cả nhà
Phong cách Gangnam gây sốt trên toàn thế giới
Bí quyết làm trắng da với nước vo gạo rất an toàn và hiệu quả
Bí quyết làm trắng da dưới cánh tay
Bí quyết làm trắng da cấp tốc không cần đến trung tâm làm đẹp
Bí quyết làm món giả cầy ngon
Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên
Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon
(ST).