Cách trồng và chăm sóc Lan Vũ nữ kinh nghiệm của người thành công
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Nồi áp suất là một loại dụng cụ nhà bếp rất tiện lợi với các ưu điểm: tiết kiệm nhiên liệu, giữ được các chất bổ dưỡng trong thức ăn. Mặt hàng này trên thị trường hiện có rất nhiều xuất xứ. Dưới đây là 1 số gợi ý để bạn lựa chọn và sử dụng nồi áp suất 1 cách hoàn hảo nhất
Với nồi áp suất truyền thống:
Kích cỡ:
Khi lựa chọn kích cỡ của nồi, cần quan tâm đến số lượng khẩu phần mà bạn sẽ nấu. Những món ăn phù hợp với nồi áp suất như súp, gạo hay đậu có thể làm cho nhiều người ăn hoặc làm với số lượng nhiều để đông lạnh và dùng dần.
Một đặc điểm nữa cần phải lưu ý là chỉ được phép nấu thức ăn với dung lượng không quá 2/3 nồi. Đối với những thực phẩm nổi nhiều bọt trong khi nấu như đậu… thì dung lượng được phép chỉ ½ nồi.
Kết cấu và chất liệu:
Chất liệu của nồi áp suất cũng là một vấn đề quan trọng. Nhôm có trọng lượng nhẹ nhưng thép không gỉ lại có độ bền cao hơn. Nồi làm bằng thép không gỉ có phần đáy dày nên được ưa thích hơn so với những vỏ nồi làm bằng nhôm hay đồng - những chất liệu có khả năng dẫn và giữ nhiệt tốt.
Bạn phải chú ý đến tay cầm, nắp và khóa nắp nồi. Tay cầm và nắp nồi phải được gắn chắc chắn vào thân nồi. Với những loại nồi có kích cỡ từ 6 lít trở lên, cần chọn loại có hai tay cầm để nhấc nồi dễ dàng và an toàn hơn khi nồi đang nóng và đầy thức ăn.
Nên chọn loại nồi có thiết kế khóa nắp nhằm tránh việc nắp nồi bị bật mở khi bạn đang giảm áp suất của nồi. Đây là yêu cầu kỹ thuật khá phổ biến trong các loại nồi áp suất hiện đại.
Bộ phận điều chỉnh áp suất:
Bộ phận điều chỉnh áp suất có công dụng hiển thị chính xác mức áp suất của nồi trong khi đang nấu. Thông thường, bộ phận này luôn hoạt động ổn định và được phân thành các loại van sau:
Van nhảy: Van này thường được dùng cho những chiếc nồi có chế độ áp suất trung bình và cao. Van sẽ dịch chuyển đến một mức nhất định khi nồi có mức áp suất thấp và tiếp tục nhảy lên một mức mới khi đạt mức áp suất cao. Để báo hiệu sự thay đổi giữa hai mức áp suất, người ta thường thiết kế một đường kẻ hoặc đánh dấu bằng những màu sắc khác nhau ở mặt đồng hồ hiển thị mức áp suất trên nồi.
Van quả tạ (hay còn gọi là van quả lắc): Bộ phận điều chỉnh áp suất này có hình dạng giống quả lắc nhỏ, được thiết kế nằm trên lỗ thoát hơi và sẽ bắt đầu đong đưa khi áp suất đạt đến mức được cài đặt sẵn trước đó. Ưu điểm của loại van này là có thể nhìn và nghe được tiếng van kêu khi áp suất đạt mức cần thiết, rất tiện lợi trong trường hợp bạn không thể liên tục trông chừng nồi đang nấu. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là dễ bị tắc nghẽn do thức ăn tràn vào qua lỗ thông hơi. Do đó, trước khi nấu, bạn cần kiểm tra và vệ sinh van thật kỹ.
Van quả tạ kiểu mới: Loại van này được gắn vào lỗ thông hơi nhưng thay vì đong đưa như bình thường, chúng sẽ phun ra hơi nước từng hồi để duy trì mức áp suất ổn định trong nồi. Lúc hơi nước bắt đầu đẩy ra ngoài là thời điểm mức áp suất đã đạt yêu cầu.
Với nồi áp suất điện đa năng:
Kiểu nồi áp suất truyền thống chỉ có tính năng hầm, người nấu phải canh lửa, canh nước đang được thay thế bởi nồi áp suất điện. Không chỉ làm mềm thực phẩm nhanh chóng, nồi áp suất điện đa năng còn có thể nấu cháo, nấu cơm, canh, xúp, hấp cá…
Người nội trợ chỉ cần vài thao tác đơn giản và tiết kiệm được khoảng 1/4 thời gian so với nồi thông thường. Nồi áp suất điện có chế độ ngắt tự động nên trong thời gian đó, bạn vẫn có thể làm được nhiều việc khác.
Một số nhãn hiệu có sản phẩm nồi áp suất điện phổ biến hiện nay như: Sunhouse, Bluestone, Saiko … Giá của loại nồi này dao động khoảng từ 820.000đ - 2.000.000đ/cái, tùy theo nhãn hiệu, theo dung tích 2,5 lít, 4 lít, 6 lít hay 8 lít. Chất liệu của nồi khá đa dạng: nhôm, inox, hợp kim đen… Nồi áp suất kiểu truyền thống (nấu trên bếp lửa) đa phần có giá dưới một triệu đồng/cái.
Cách chọn lựa và sử dụng nồi áp suất điện:
- Chọn nồi không bị móp méo, nắp nồi vừa khít, không bị cong vênh, phần tay cầm chắc chắn, chọn dung tích nồi phù hợp với số nhân khẩu trong gia đình.
- Với nồi áp suất điện, không đặt nồi quá gần nguồn lửa hay nguồn nước, nhằm tránh tình trạng chập điện hay biến dạng các khớp nối.
- Khi nấu cần vặn nắp thật kỹ và kín theo đúng chiều. Lượng thực phẩm nấu chỉ nên chiếm khoảng 2/3 nồi trở lại. Với những thực phẩm có độ nở lớn, hay trào (như nấu cháo, hầm đậu), cần canh độ trào tối đa sao cho không chạm tới nắp để tránh bị bít van xả.
- Không nên để nồi rơi vào tình trạng cạn nước, cháy sém. Nhất thiết không được chiên, xào trong nồi áp suất điện
- Đọc kỹ hướng dẫn về cách đặt chế độ thời gian phù hợp với từng loại thực phẩm. Lưu ý, thời gian làm mềm thực phẩm bao gồm cả lúc nấu và thời gian chờ áp suất trong nồi giảm dần đến khi hết. Do vậy, tốt nhất nên để áp suất trong nồi giảm tự nhiên để bảo đảm thực phẩm mềm như ý muốn, vừa tránh được khả năng xảy ra tai nạn khi đột ngột mở nồi.
- Trong trường hợp cần mở nồi để bỏ thêm thực phẩm, luôn nhớ nhấn van xả cho đến khi hết hơi hoàn toàn.
- Luôn chùi rửa sạch sẽ nồi bằng vải mềm sau khi sử dụng, đặc biệt là phần các khớp nối, van để tránh gỉ sét hay nghẹt van.
Hầu hết các chị em nội trợ đều biết, mua một nồi áp suất điện vừa giúp quá trình nấu nướng trở nên nhanh, sạch, an toàn và đơn giản hơn. Nhưng cũng rất nhiều chị em còn chưa biết nên chọn nồi áp suất điện thế nào tốt nhất và an toàn nhất khi sử dụng
Nồi áp suất đa năng
có cấu tạo giống nồi cơm điện nhưng công suất cao hơn. Quai gài, nắp đậy kín. Nồi được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu. Có thể dùng nồi áp suất điện để nấu cơm, nấu cháo, nấu súp, hầm, tiềm...
Nồi áp suất đun trực tiếp:
Ngoài nồi áp suất với kiểu dáng truyền thống: đậy nắp bằng khóa van. Hiện nay, nồi áp suất đã được cải tiến gọn nhẹ, thanh mảnh hơn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn và hiệu quả trong quá trình ninh nấu thức ăn. Với nồi cán dài, bạn có thể dễ dàng mở nắp nồi, không cần đẩy, thao tác dễ dàng. Ngoài ra, nối có gắn khóa nắp nồi ở bên hai tai cầm giúp việc mở nồi cũng thuận tiện hơn.
Một vài lưu ý khi sử dụng:
Đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra các van xem có nghẹt không.
Giới hạn lượng thức ăn khi cho vào nồi: với những thức ăn có độ nở cao: cháo đậu... giới hạn là 2/3 dung tích nồi, các thức ăn khác (thịt, cá) giới hạn là 3/4 dung tích nồi.
Kiểm tra vòng đệm cao su trước khi đậy kín và nấu.
Sau khi nấu xong, trước khi mở nắp nồi, bạn phải kiểm tra nút xả hơi, phải chắc chắn không còn hơi ở nút xả hơi mới được mở nắp để tránh bùng hơi gây phỏng.
|
Ảnh minh họa |
Những chỉ dẫn cho chị em khi chọn mua nồi áp suất điện
1. Nhãn hiệu nồi áp suất
Trước kia, khi nói đến nồi áp suất là người ta nói ngay đến nồi áp suất của Nga, Hungary. Nhưng ngày nay, loại nồi áp suất lâu đời đun trên bếp ga này đã không còn được những bà nội trợ ưa chuộng nữa.
Hiện trên thị trường đã có rất nhiều loại nồi áp suất điện chống dính cao cấp của châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…với chất lượng khá tốt. Tùy theo mức tiền hiện có dành cho việc mua nồi áp suất của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn một nhãn hiệu nồi áp suất có giá thành phù hợp.
2. Chú ý đến kích cỡ
Tùy thuộc vào số lượng người ăn trong gia đình mà từ đó bạn quyết định chọn loại nồi áp suất điện có kích cỡ khác nhau. Theo đó, bạn có thể chọn mua nồi áp suất dung tích 8 lít, 6 lít, 4,5 lít, 3 lít, 2,5 lít…
Đặc biệt khi mua nồi áp suất bạn nên hình dung trước là, khi nấu thức ăn bạn không nên nấu quá nhiều. Chỉ nên nấu với dung lượng thức ăn không quá 2/3 nồi. Thậm chí với những thực phẩm nhiều bọt thì khi nấu bạn chỉ được phép để dung lượng ½ nồi.
3. Chất liệu
Hiện tại, có rất nhiều loại nồi áp suất điện trên thị trường. Do đó, khi mua nồi áp suất ngoài chú ý đến tay cầm, nắp, khóa nắp nồi, bạn nên chú ý tới chất liệu của nồi áp suất. Từ đó xem xem nó được làm bằng thép không gỉ hay bằng nhôm, đồng hoặc chất liệu chống dính cao cấp khác.
Vì nồi áp suất điện được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu rất tiện dụng nên khi mua cần chọn nồi có nắp đậy kín, không bị cong vênh; roăng cao su phải bám sát vào miệng nồi…
3. Kiểu dáng tiện dụng
Nồi áp suất điện thường có cấu tạo giống hệt như nồi cơm điện, có quai gài và nắp đậy thật kín nhưng công suất điện của chúng thường cao hơn nồi cơm thông thường. Với những loại nồi áp suất có dung tích nhỏ hoặc lớn, bạn đều cần phải chọn loại tuyệt đối an toàn, tiết kiệm thời gian đun nấu, kiểu dáng dễ sử dụng và vừa túi tiền.
Nồi áp suất là một vật dụng không thể thiếu ở nhà bếp, nó giúp cho việc nấu chín thêm nhanh, tiện lợi và đặc biệt là không phá hủy các chất bổ dưỡng.
Nguyên lý hoạt động của nồi áp suất?
Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy thật kín. Khi nấu, do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất trong nồi tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao; nhờ đó mà thức ăn nấu chín rất nhanh. Nồi áp suất có nhiều công dụng trong hầm nấu thức ăn; nhưng hai ưu điểm chính của nó là nấu chín rất nhanh ít hao nhiên liệu và không tiêu huỷ các chất bổ dưỡng trong thực phẩm.
Có bao nhiêu loại nồi áp suất?
Trước đây chỉ có nồi áp suất của Liên Xô, Hungary; ngày nay đã có thêm nhiều loại của châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Ðài Loan, Trung Quốc... Nếu chia theo dung tích thì có các loại 2,5 lít; 4lít; 6lít, 8 lít... và nếu chia theo chất liệu có thể chia thành các loại sau: nồi inox; nồi nhôm và nồi chống dính anodizing. Trong đó các loại nồi áp suất của Mỹ, của châu Âu và nồi áp suất chống dính anodizing cao cấp của Hàn Quốc chất lượng khá tốt, nhưng nồi áp suất bằng nhôm của Liên Xô lại thông dụng hơn cả.
Nồi áp suất điện?
Nồi áp suất điện cấu tạo giống như nồi cơm điện quai gài có nắp đậy thật kín, công suất điện cao hơn nồi cơm thông thường. Nó được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu; có loại dùng bộ định giờ timer và các bộ định nhiệt độ. Loại nồi áp suất điện này rất tiện, đẹp nhưng giá cả lại khá cao, chưa được thông dụng lắm.
Có nên chọn nồi áp suất mắc tiền?
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại có dung tích lớn hoặc nhỏ cho phù hợp. Thông thường dùng trong gia đình, ta chọn loại 6 lít hoặc 8 lít. Nắp nồi phải đậy kín không bị cong vênh; roan cao su phải bám sát vào miệng nồi; khi đậy hoặc mở nắp không bị sượng gắt; các van, các xú páp hoạt động tốt không bị nghẹt (nên chọn loại có van an toàn loại ba van, các roan cao su tốt không bị chai giòn). Khi mua nên yêu cầu có roan thay thế và phải có sách hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại sẽ có thời gian nấu hơi khác nhau.
Ngoài các loại nồi áp suất cao cấp của Mỹ, của châu Âu thì các loại còn lại chất lượng thường tương đương nên không nhất thiết phải mua loại đắt tiền, trong các loại nồi thì kiểu nắp đậy của Liên Xô là dễ xài và thông dụng nhất.
Sử dụng và bảo quản nồi áp suất an toàn và hiệu quả?
Mỗi loại nồi áp suất đều có sách hướng dẫn sử dụng đầy đủ, sau đây là một số yêu cầu chính khi sử dụng nồi áp suất:
- Không nên nấu lượng thực phẩm đầy quá; thực phẩm nấu chừng 2/3 nồi là vừa. Khi nấu hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.
- Ðậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không.
- Khi đặt lên bếp nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi ta có thể điều chỉnh lửa trở lại. Tuỳ theo loại thức ăn ta nấu mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách. Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp. Nên dùng một đồng hồ reo để nhắc nhở thời gian nấu (loại đồng hồ lên dây cót).
- Sau khi nấu xong bắc xuống bếp chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, cẩn thận tránh bùng hơi nóng gây phỏng. Không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội.
Sau khi sử dụng chùi rửa sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Nhớ chùi rửa kỹ ở roan cao su và các van không để thức ăn bám vào đó.
Có nên mua nồi áp suất cũ của Liên Xô?
Nồi áp suất của Liên Xô khá thông dụng cho nên dù cũ người ta vẫn tìm mua các loại này. Khi mua cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Ðáy nồi không bị thủng.
- Nắp đậy kín, không bị cong vênh, nên thay roan cao su mới.
- Các van xú páp là đồ thiệt (đa số là loại mới chế).
Cẩn thận khi mua nồi áp suất đã làm mới lại. Loại này thường bị mài mòn mỏng đi rất nhiều. Các lớp nhôm mờ bên trong được làm lại bằng cách đánh bóng nhôm sau đó rửa lại bằng a xít loãng tạo ra lớp mờ, và xú páp thường cũng không đúng loại.
Người ta cũng đã khuyến cáo nhiều về việc sử dụng nồi nhôm không có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên đối với các loại nồi nhôm Liên Xô thiệt thì bề mặt bên trong đã được thụ động hoá bằng phương pháp hoá học hay đã được anode hoá bằng phương pháp điện hoá tạo ra trên bề mặt một một lớp oxid nhôm rất bền hoá học khó phản ứng với thức ăn khi nấu. Vì thế khi dùng đừng nên cạo bỏ lớp mờ đó
Cách sử dụng nồi áp suất an toàn
Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy thật kín. Khi nấu, do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao.
Nồi áp suất điện cấu tạo giống như nồi cơm điện quai gài có nắp đậy thật kín, công suất điện cao hơn nồi cơm thông thường. Nó được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu; có loại dùng bộ định giờ timer và các bộ định nhiệt độ.
Loại nồi áp suất điện này rất tiện, đẹp nhưng giá cả lại khá cao, chưa được thông dụng lắm. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại có dung tích lớn hoặc nhỏ cho phù hợp.
Thông thường dùng trong gia đình, ta chọn loại 6 lít hoặc 8 lít. Nắp nồi phải đậy kín không bị cong vênh; roan cao su phải bám sát vào miệng nồi; khi đậy hoặc mở nắp không bị sượng gắt; các van, các xú páp hoạt động tốt không bị nghẹt (nên chọn loại có van an toàn, loại ba van, các roan cao su tốt không bị chai giòn).
Khi mua nên yêu cầu có roan thay thế và phải có sách hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại sẽ có thời gian nấu hơi khác nhau.
Ngoài các loại nồi áp suất cao cấp của Mỹ, của châu Âu thì các loại còn lại chất lượng thường tương đương nên không nhất thiết phải mua loại đắt tiền, trong các loại nồi thì kiểu nắp đậy của Liên Xô là dễ dùng và thông dụng nhất.
Khi sử dụng không nên nấu lượng thực phẩm đầy quá; thực phẩm nấu chừng 2/3 nồi là vừa. Khi nấu hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.
Đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không.
Khi đặt lên bếp nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi ta có thể điều chỉnh lửa trở lại. Tùy theo loại thức ăn ta nấu mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách.
Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp. Nên dùng một đồng hồ reo để nhắc nhở thời gian nấu (loại đồng hồ lên dây cót).
Sau khi nấu xong bắc xuống chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, cẩn thận tránh bùng hơi nóng gây bỏng.
Không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội. Sau khi sử dụng chùi rửa sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Nhớ chùi rửa kỹ ở roan cao-su và các van không để thức ăn bám vào đó.
Sử dụng nồi áp suất an toàn và đúng cách
Nồi áp suất tiện lợi cho việc sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu, giữ được các chất bổ dưỡng trong thức ăn. Khi sử dụng, phải chú ý kiểm tra lượng thức ăn, các van, nắp để bảo đảm an toàn.
- Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy thật kín. Khi nấu, do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao
- Nồi áp suất điện cấu tạo giống như nồi cơm điện quai gài có nắp đậy thật kín, công suất điện cao hơn nồi cơm thông thường. Nó được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu; có loại dùng bộ định giờ timer và các bộ định nhiệt độ. Loại nồi áp suất điện này rất tiện, đẹp nhưng giá cả lại khá cao, chưa được thông dụng lắm.
- Tùy theo yêu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại có dung tích lớn hoặc nhỏ cho phù hợp. Thông thường dùng trong gia đình, ta chọn loại 6 lít hoặc 8 lít. Nắp nồi phải đậy kín không bị cong vênh; roan cao su phải bám sát vào miệng nồi; khi đậy hoặc mở nắp không bị sượng gắt; các van, các xú páp hoạt động tốt không bị nghẹt (nên chọn loại có van an toàn loại ba van, các roan cao su tốt không bị chai giòn). Khi mua nên yêu cầu có roan thay thế và phải có sách hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại sẽ có thời gian nấu hơi khác nhau.
- Ngoài các loại nồi áp suất cao cấp của Mỹ, của châu Âu thì các loại còn lại chất lượng thường tương đương nên không nhất thiết phải mua loại đắt tiền, trong các loại nồi thì kiểu nắp đậy của Liên Xô là dễ dùng và thông dụng nhất.
- Khi sử dụng không nên nấu lượng thực phẩm đầy quá; thực phẩm nấu chừng 2/3 nồi là vừa. Khi nấu hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.
- Đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không.
- Khi đặt lên bếp nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi ta có thể điều chỉnh lửa trở lại. Tùy theo loại thức ăn ta nấu mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách. Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp. Nên dùng một đồng hồ reo để nhắc nhở thời gian nấu (loại đồng hồ lên dây cót).
- Sau khi nấu xong bắc xuống chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, cẩn thận tránh bùng hơi nóng gây bỏng. Không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội. Sau khi sử dụng chùi rửa sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Nhớ chùi rửa kỹ ở roan cao-su và các van không để thức ăn bám vào đó
Mẹo chọn mua máy giặt và cách sử dụng đảm bảo
Mẹo giặt quần áo bằng máy giặt
Sử dụng vào bảo quản máy giặt đúng cách
Cách chọn lò vi sóng cực chuẩn
Mẹo khử mùi lò vi sóng
(st)