Trào lưu chụp ảnh tạo hình bằng tay hình trái tim cực đáng yêu
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch đẹp như máy cơ. Cùng tham khảo những cách chụp ảnh dưới đây để có những khuôn hình đẹp như mơ nhé
Cách chọn bố cục
Bố cục quyết định vẻ đẹp hài hòa của tấm ảnh. Dù bạn có cầm một máy ảnh xịn cỡ nào nhưng bố cục lộn xộn, ngang ngược, thừa thiếu lung tung thì khó mà có một tấm hình đẹp được. Tất nhiên, không loại trừ một số trường hợp phá cách - điều cần đến một khả năng cảm thụ nghệ thuật cao. Tuy nhiên, trước khi đạt đến cái trình "phá cách" thì người chụp cần nhuần nhuyễn các nguyên tắc cơ bản, chứ không phải chụp đại một tấm hình nhôm nhoam và gắn cho nó cái mỹ từ "phá cách" được.
1. "The Rule of Thirds" - quy tắc cơ bản của nhiếp ảnh
Trong nhiếp ảnh, "the rule of thirds" (quy tắc 1/3) là một quy tắc khá phổ biến, đem lại vẻ đẹp cân bằng cho tấm ảnh. Với dân chơi amateur, đây là quy tắc cơ bản cần nắm vững để có bố cục đẹp.
Quan sát tấm hình trên, bạn có thể thấy 2 đường kẻ ngang và dọc chia thành 3 phần bằng nhau và cắt nhau tại 4 điểm. Trong nhiếp ảnh, 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Khi chụp, chú ý chọn điểm nhấn của chủ thể trùng (hoặc gần) với các đường mạnh, điểm mạnh này. Hiện nay trên hầu hết các máy du lịch, lúc bạn chuẩn bị bấm máy, trên màn hình đều hiện khung bố cục chia ô sẵn để bạn dễ dàng "tác nghiệp". Ảnh đứng cũng tương tự vậy khi bạn xoay màn hình.
Ảnh chụp với màn hình rộng (widescreen):
Quy tắc 1/3 rất hữu hiệu khi chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là những bức có bầu trời. Đường chân trời (tức là ranh giới giữa bầu trời và mặt đất/mặt nước) thường ở quãng 1/3 là hài hòa.
Tuyết trắng Luxembourg - ảnh xã chụp |
Hoàng hôn đỏ rừng Nam Cát Tiên |
Mây bay trên thành phố Đà Lạt |
2. Quy tắc 2/3
Đây là quy tắc dựa trên "tỉ lệ vàng" trong quy luật tạo hình, đã được ứng dụng trong hội họa từ rất lâu. Quan niệm nghệ thuật cổ đại cho rằng mọi vẻ đẹp tự nhiên trong tạo hóa đều gắn liền với con số 2/3 (điển hình là các tỉ lệ được xem là "chuẩn" trên cơ thể con người...) Từ đó, nó dần hình thành tâm lý thị giác thẩm mĩ tự nhiên của con người. Quy tắc này rất phù hợp để áp dụng khi chụp ảnh chân dung, con người, muông thú...
3. Bố cục đối xứng
Đây là bố cục kinh điển, chủ thể sẽ nằm ngay trên đường trung trực của ảnh và không gian ảnh sẽ được chia thành hai phần đối xứng nhau. Khi áp dụng bố cục này, cần tạo sự thu hút cho điểm nhấn, nếu không bức ảnh dễ tạo cảm giác khô cứng.
Một cảnh trong chùa Huyền Không Sơn Thượng - Huế |
|
Đầm Lập An - Huế |
4. Bố cục chéo góc
Trong bố cục này, trọng tâm bức ảnh được đặt ở góc ảnh này và các họa tiết sẽ phát triển đến góc ảnh kia, tạo nên sự sắp xếp theo đường chéo. Trong một khung hình, đường chéo là đường dài nhất nên nếu sắp xếp theo đường chéo thì chi tiết sẽ được gia tăng.
5. Bố cục tạo hình từ đường dẫn
Một đường dẫn có tác dụng dẫn dắt người xem "bước vào" không gian ảnh và tăng chiều sâu của tấm ảnh.
Ngoài những bố cục cơ bản nêu trên, đôi khi chúng ta chụp không theo một bố cục nào cả mà ảnh vẫn đẹp, đó có thể là vẻ đẹp phá cách dựa trên những bố cục nền tảng mà mình đã đề cập, hoặc là một phút ngẫu hứng xuất thần. Vì thế, bố cục chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Một tấm ảnh đẹp phải là tấm ảnh có hồn, nó cũng giống như khi ta bắt gặp một khuôn mặt hài hòa về mọi điểm nhưng lại không làm rung động, trong khi một khuôn mặt khác kém chuẩn hơn nhưng nhờ nét duyên thầm làm ai đã nhìn một lần cứ quay lại mãi. Trong phần sau, mình sẽ trình bày một số chi tiết để tăng sức hút của chủ thể cũng chiều sâu tổng thể của bức ảnh, tất nhiên vẫn chỉ gói gọn trong phạm vi máy du lịch.
Kỹ thuật xóa phông
1. Xóa phông và làm mờ phông
Dòng máy compact nói chung không thể so sánh với DSLR về kỹ thuật xóa phông, tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là không xóa/làm mờ phông được. Nếu chịu khó hiểu rõ tính năng chiếc máy mà mình sở hữu, cộng thêm một số thủ thuật khi chụp, bạn vẫn có thể cho ra những tấm ảnh mờ phông khá đẹp.
Hai kỹ thuật chính để làm mờ phông bằng máy compact là chụp macro/close-up và zoom. Khi chụp macro, bạn chọn chế độ macro trên máy và đứng thật gần chủ thể, ngắm và thử nhiều lần cho đến khi chủ thể nét trong khuôn hình, hậu cảnh mờ đi. Chẳng hạn đây là ảnh chụp macro hoa ban trên phố Bắc Sơn - Hà Nội vào một ngày mưa (máy ảnh Sony W80):
Chụp ảnh đêm với máy ảnh du lịch Canon
Hẳn là sẽ không ít người mỉm cười khi đọc được dòng trên với ý nghĩ: Thật khó mà có ảnh đẹp khi chụp đêm với dòng máy bỏ túi compact hay còn gọi là point and shoot. Cách đây vài năm thì tôi sẽ không phản đối nhận định đó của bạn, ảnh đêm với máy compact thường có độ nhiễu màu (noise) rất cao. Nhưng giờ đây với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thì nhược điểm này không còn là vấn đề đáng để quan tâm nữa, đơn cử như ở hai dòng máy nhỏ gọn S110 và G15 của Canon thì chip xử lý ảnh đã là Digic 5, công nghệ cao cấp nhất đang được sử dụng trên các dòng máy DSLR hiện đại nhất của hãng này với tốc độ xử lý cực nhanh có thể khử noise tuyệt vời.
1. Phong cảnh đêm
- Để có một bức ảnh chụp phong cảnh đêm chất lượng cao và sắc nét thì điều kiện tiên quyết là bạn phải sử dụng chân máy (tripod) cố định máy ảnh để ảnh không bị nhòe vì chụp ảnh đêm đồng nghĩa với việc ánh sáng ít (yếu) do đó tốc độ màn trập cần phải chậm, chụp ở tốc độ từ 1s đến 15s hay 30s đều quá dài cho việc giữ máy ảnh không bị rung khi cầm tay.
- Nhiều máy ảnh compact hiện nay như Canon G15 hay S110 có chế độ chụp ảnh ở định dạng RAW, hãy sử dụng định dạng này vì bằng cách chụp RAW bức ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều "thông tin" nhất, mang đến cho bạn khả năng lớn nhất để hiệu chỉnh ảnh với các phần mềm xử lý ảnh. Nếu chiếc máy bạn đang sử dụng chỉ có chế độ chụp JPEG thì hãy chọn ở mức chất lượng cao nhất có thể.
-Vì chúng ta sử dụng chế độ phơi sáng lâu (trên S110 và G15 là 15s ở chệ độ Tv hoặc M) nên có thể chụp với ISO thấp ở mức 100 hay 200, hãy khép khẩu độ nhỏ để ảnh có độ sắc nét cao. Thông thường trên các máy compact thì độ khép khẩu tối đa là f8.0, nếu ảnh vẫn chưa đủ sáng khi đó mới tăng dần ISO cho đến khi vừa ý.
2. Cuộc sống về đêm
- Hãy mang sự sáng tạo vào trong khung hình của bạn, ảnh mô tả cuộc sống về đêm đôi lúc cần phá vỡ sự tĩnh lặng buồn chán bằng sự hiện diện vừa tĩnh vừa động trong cùng một bức ảnh. Để làm điều này, bạn đừng tránh đám đông người hay xe cộ qua lại trong khung hình, chụp ở tốc độ chậm vừa đủ 1/10s -1s tùy hoàn cảnh cụ thể, thử ở nhiều thông số thời gian chụp khác nhau để có một bức ảnh giống với ý đồ thể hiện của bạn.
Trung tâm Sài Gòn - ảnh chụp của thí sinh tham dự cuộc thi Đêm sáng – Turn night into light
- Để có những bức ảnh vệt sáng nhiều màu sắc do các phương tiện giao thông "vẽ" ra chúng ta cần chụp ở tốc độ 2s-5s, tùy theo tốc độ của phương tiện đang lưu thông.
- Đừng quên sử dụng tripod khi chụp ảnh
- Nếu ghi lại sự tĩnh lặng của cuộc sống về đêm, bạn cần chú ý đến góc máy cũng như khoảnh khắc và nhớ hãy để cảm xúc điều khiển.
Sài Gòn với góc lặng về đêm. Ảnh chụp bằng Canon PowerShot của thí sinh tham dự cuộc thi Đêm Sáng – Turn night into light
Một góc chợ hoa về đêm. Ảnh chụp bằng Canon PowerShot của thí sinh cuộc thi Đêm Sáng – Turn night into light
3. Ảnh chân dung chụp đêm
Để có nhiều khung ảnh đa dạng và bắt được khoảnh khắc đẹp tự nhiên của nhân vật chúng ta không nên sử dụng tripod, vì vậy bạn cần đặt ISO cao (khoảng 400 trở lên) và mở khẩu độ lớn (điều này thật dễ dàng trên Canon PowerShot G15 với khả năng mở khẩu lên đến f/1.8 để vừa chụp được ở tốc độ nhanh (tránh ảnh bị mờ nét) vừa xóa phông nhằm tạo thêm điểm nhấn cho chủ thể. Chúng ta có thể chọn hậu cảnh là dòng xe đang chạy qua, hay một dãy nhà/ đèn đường thẳng tắp để tăng thêm độ sinh động cho ảnh.
Ảnh được chụp bằng Canon PowerShot
Nhìn chung hiện nay các dòng máy compact đều có chế độ cân bằng trắng (WB) tự động khá chuẩn vì vậy chúng ta không cần quan tâm nhiều đến yếu tố này khi chụp đêm. Tuy nhiên, nếu bạn thích tò mò thì hãy thử thử chụp với nhiều chế độ cân bằng trắng được thiết lập sẵn trong máy để có những trải nghiệm thú vị hơn.
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Tự chụp ảnh cưới cần chuẩn bị gì?
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc -
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -
(st)