Trào lưu chụp ảnh tạo hình bằng tay hình trái tim cực đáng yêu
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy kts sắc nét cho khuôn hình đẹp như mơ. Bạn từng nghe nói rằng máy ảnh số càng tốt thì chất lượng ảnh càng cao. Nhưng sự thật là bạn có thể làm nên những tấm hình tuyệt đẹp với chiếc máy rất đơn giản, rẻ tiền và cũng có thể tạo ra bức ảnh xấu xí từ chiếc Nikon đắt giá nhất. Tất cả nằm ở thao tác của người chụp.
10 lời khuyên hay nhất khi chụp ảnh với máy ảnh kỹ thuật số
Chụp ảnh với bố cục đường mạnh, điểm mạnh
Trước khi bấm máy các bạn nên đặt chủ thể vào bố cục kinh điển, hãy tưởng tượng bốn dòng là đường mạnh, hai nằm theo chiều ngang trên hình ảnh và hai theo chiều dọc tạo ra chín ô vuông các đầu mối ô vuông trung tâm là điểm mạnh. Một số hình ảnh cho cái nhìn thuận mắt và nổi bật khi được đặt ở đầu mối trong ô vuông trung tâm, nhưng cách đặt chủ thể này ra một góc của hình vuông trung tâm sẽ tạo ra một bức ảnh tốt về mặt thẩm mỹ hơn. Khi một bức ảnh không được sáng tác bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba, mắt người xem sẽ đi lang thang trong khung ảnh. Một bức ảnh được sáng tác bởi các quy tắc của bố cục đường mạnh điểm mạnh là thú vị hơn và dễ chịu cho mắt nhìn.
Tránh rung máy ảnh
Máy ảnh bị rung hay mờ là một tai họa của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào và đây là một số cách để tránh nó. Trước tiên, bạn cần phải học cách cầm máy để giữ máy ảnh của bạn đúng cách, sử dụng cả hai tay, một xung quanh body máy ảnh và một xung quanh ống kính và cầm máy gần với cơ thể của bạn để hỗ trợ thêm vững 2 tay và đầu tạo thành 3 chân vạc. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng tốc độ màn trập phù hợp với độ dài tiêu cự ống kính. Nếu bạn đang sử dụng một ống kính 100mm, thì tốc độ màn trập của bạn sẽ không thấp hơn 1/100 giây. Sử dụng chân máy 3 chân hoặc loại 1 chân bất cứ khi nào có thể. Nếu không có chân máy, sử dụng một cây hoặc một bức tường, hoặc một điểm để tựa vào để ổn định máy ảnh cũng là phương án thay thế tạm.
Khẩu độ f /16
Nếu bạn có một ngày đẹp trời, có nắng. Trong tình huống đó, chọn khẩu độ f/16 và 1/100 giây tốc độ màn trập (bạn đang sử dụng ISO 100). Bạn sẽ có một hình ảnh sắc nét mà không thiếu hoặc thừa sáng. Quy tắc này rất hữu ích nếu máy ảnh của bạn không có một đồng hồ đo sáng và không có một màn hình LCD để xem lại hình ảnh.
Sử dụng Polarizing Filter
Nếu bạn có thể mua một bộ lọc cho ống kính của bạn, hãy chọn mua một filter polar phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp giảm sự phản xạ từ nước cũng như kim loại và thủy tinh, nó cải thiện màu sắc của bầu trời và tán lá, và nó cũng sẽ bảo vệ ống kính của bạn nữa. Không có gì trở ngại nếu bạn có một filter phân cực loại xịn mà lại không tận dụng nó trong tất cả các bức ảnh của bạn. Các loại filter phân cực đều tròn và cản một chút ánh sáng nhưng không là vấn đề gì với máy ảnh hiện đại của bạn cho phép sử dụng TTL (đo sáng qua ống kính). Mất một chút ánh sáng nhưng màu sắc bầu trời tán lá được nâng lên thì cũng đáng tiền đấy chứ…
Bố cục có chiều sâu (nhiều lớp cảnh có thể hiểu là có tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh)
Khi chụp ảnh phong cảnh thì việc lựa chọn để có một bố cục có chiều sâu là cần thiết, nó thực sự hấp dẫn, làm cho người xem có cảm giác như họ đang nhìn thấy thực sự. Sử dụng một ống kính góc rộng cho một cái nhìn bố cục toàn cảnh và một khẩu độ nhỏ f/16 hoặc nhỏ hơn nữa nếu lens bạn còn những khẩu nhỏ hơn để giữ cho nét suốt từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Một bức ảnh phong cảnh thường bị cho là không có dấu ấn của người chụp vì nó không có tiền cảnh, đặt một tiền cảnh hoặc con người ở phía trước giúp cho bức ảnh có một cảm giác mạnh hơn về quy mô của cảnh và nhấn mạnh khoảng cách là rất xa. Sử dụng chân máy nếu có thể, bởi vì theo như một khẩu độ nhỏ thường đòi hỏi một tốc độ màn trập chậm hơn.
Đưa chủ thể vào background đều màu
Một hậu cảnh đều màu, ít chi tiết sẽ tốt cho bố cục ảnh với chủ thể được nổi bật hơn. Hãy lựa chọn background để có những bức ảnh tốt. Nếu bạn chỉ chú ý sự biểu cảm của chủ thể mà quên lựa chọn background thì sẽ dẫn đến một bố cục tồi, sự tập trung không hoàn toàn vào chủ thể sẽ giết chết bức ảnh. Nếu có thể, chọn một hậu cảnh đơn giản – nói cách khác, màu sắc trung tính và các đường nét chi tiết bề mặt của nó đơn giản. Bạn muốn mắt của người xem nhìn vào đâu thì hãy làm cho nó nổi bật nhất đừng để chủ thể bị cạnh tranh bởi màu sắc và đường nét nổi trội. Điều này là rất quan trọng trong việc chụp ảnh mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều cố gắng thực hiện trong mỗi shot hình.
Không sử dụng Flash ở trong phòng
Flash cho ánh sáng rất mạnh nó áp đảo tất cả các nguồn sáng có trong phòng. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho bức ảnh không tự nhiên đặc biệt là ảnh chân dung trong nhà. Do đó, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những cách khác nhau mà bạn có thể có một hình ảnh trong nhà mà không cần đến đèn flash. Đầu tiên, đẩy lên ISO – thường ISO 800-1600 sẽ làm cho tốc độ màn trập được cải thiện, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn tốt độ an toàn tránh rung máy hơn. Sử dụng khẩu độ mở rộng nhất có thể – ảnh sẽ sáng hơn và bạn sẽ có một nền mờ nhòe tốt đẹp. Sử dụng chân máy cũng là một cách tốt để chống rung mờ ảnh.
Chọn ISO đúng
Cài đặt ISO để quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh của bạn với ánh sáng hiện trường nhưng hãy chú ý đến việc ISO cao sẽ nhiều hạt trong ảnh. Các tiêu chuẩn ISO, chúng tôi sẽ chọn phụ thuộc vào tình hình – khi trời tối chúng ta cần phải đẩy ISO lên tới một số cao, từ 400 – 3200 như thế này sẽ làm cho máy ảnh bắt sáng tốt hơn và tốc độ màn trập đạt ngưỡng an toàn tránh rung máy mờ ảnh. Vào những ngày nắng chúng ta có thể chọn ISO 100 các thiết lập sẽ đơn giản hơn, chúng ta sẽ có bức ảnh mịn hạt.
Pan (Lia máy) để tạo chuyển động trong ảnh
9
Pan to Create Motion
Nếu bạn muốn chụp một chủ đề chuyển động, khi bạn bấm máy hãy di chuyển máy một chút để tạo ra cảm giác tốc độ trong ảnh. Để làm điều này, chọn tốc độ màn trập 1/60s. Giữ máy ảnh của bạn hướng về chủ đề ở trung tâm ảnh nhấn nữa cò chụp để khóa nét và khi đã sẵn sàng, hãy chụp ảnh, ghi nhớ là di chuyển để giữ chủ thể ở trung tâm ảnh vừa bấm cò chụp trong lúc di chuyển. Sử dụng chân máy hoặc monopod nếu có thể để tránh rung máy và phương chuyển động được giữ vững.
Thử nghiệm với tốc độ màn trập chậm
Đừng ngại thử nghiệm với tốc độ màn trập thấp bạn nên biết rằng nó là một trong những cách hay để tạo ra một số hiệu ứng thú vị. Khi tham gia một buổi chụp đêm, bạn nên sử dụng chân máy và cố gắng chụp với tốc độ màn trập đặt ở 4 giây. Bạn sẽ thấy rằng sự chuyển động của các đối tượng phát sáng sẽ tạo thành đường mòn ánh sáng. Nếu bạn chọn tốc độ màn trập nhanh hơn 1/250 của một giây, những con đường mòn sẽ không có, thay vào đó bạn sẽ đóng băng các hành động. Kỹ thuật này rất dễ thực hiện, bạn cần sử dụng một chân máy và lựa chọn một đối tượng phát sáng và có chuyển động.
Dưới đây là 10 bí quyết "nhà nghề" để bạn có những khuôn hình như mơ
1. Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng, bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.
|
|
Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng tự động (auto). |
Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng mù (cloudy) và cặp kính mát Costa Del Mar trước ống kính. |
2. Dùng kính mát
Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.
|
|
Tấm ảnh này không được chụp qua bộ lọc. |
Tấm ảnh này dùng cặp kính mát đặt trước ống kính, tạo ra sắc độ đậm hơn và bầu trời sâu thẳm hơn. |
3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng
Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
|
Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất. |
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn, không bị nheo mắt.
Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode
Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần nằm dài ra nền đất khi dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.
|
Bông hoa này được chụp ở chế độ Close up, đền flash tắt. |
Nhưng chú ý, khi dùng chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.
5. Chỉnh đường chân trời
Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng.
|
Bạn hãy tìm đường chân trời trong tự nhiên để định hướng. Đôi khi phải dùng đường thẳng nơi biển và trời gặp nhau hay một dải đất vắt ngang. Trong tấm ảnh này, bờ của hồ nước được dùng để căn chỉnh. |
Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường chân trời nằm thật ngang bằng.
6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3.0 megapixel cần ít nhất thẻ 256 MB, 4.0 megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6.0 megapixel cần thẻ từ 1 GB trở lên.
7. Chỉnh kích cỡ ảnh
Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau, nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x 480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2272 x 1702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.
8. Giá đỡ
Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh bị rung tay do thấm mệt.
|
Giá đỡ Ultrapod II, sản phẩm của Pedco, nhỏ gọn, khoảng 20 USD. |
9. Đặt giờ chụp
Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Bạn có thể dùng "self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.
10. Chụp hình nước chảy chậm
Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
|
Bức ảnh dòng thác chảy chậm này được chụp bằng cách đặt máy ảnh lên giá đỡ, để cửa trập đóng sau hơn 1 giây. |
Chụp ảnh đẹp bằng máy ảnh kỹ thuật số
Tùy thuộc vào từng dòng máy ảnh mà chất lượng hình khác nhau, tuy nhiên, nếu khéo chụp bạn vẫn có bức ảnh đẹp ngay cả với máy compact 100 USD.
|
Không phải máy ảnh nào cũng có chế độ điều khiển giống nhau. Ảnh: Mobilemag. |
Tùy vào từng mẫu máy ảnh mà có hay không những chế độ điều khiển. Với dòng cao cấp, người dùng có thể chỉnh tay hầu hết các cài đặt, như lấy nét, tốc độ màn trập, độ nhạy ISO, cân bằng sáng... Còn với các máy tầm thấp, chỉ có một vài lựa chọn.
Nếu khả năng tài chính dư dả, bạn nên sắm một model tầm cao để có nhiều tùy chỉnh hỗ trợ cho bức hình tốt. Nhìn chung, hình chụp có sự can thiệp của kỹ thuật luôn đẹp hơn những chế độ auto. Ví dụ, trong điều kiện thiếu sáng bạn có thể chỉnh khẩu độ lên mức cao (tức là số F nhỏ nhất). Còn khi chụp tốc độ phải tăng tốc màn trập và tăng độ nhạy ISO.
Hầu hết mọi người đều để đèn flash tự động, nhưng thực ra không nên, vì sẽ gặp trường hợp hình bị sáng ở giữa còn background của ảnh thì không có gì. Một điểm nữa rất khó hiểu là nhiều người bật đèn flash để chụp trong đêm nhưng lại đứng xa so với chủ thể được chụp. Có thể họ không hiểu rằng đèn flash không thể chiếu xa đến thế.
Tùy theo hoàn cảnh mà bạn lựa chọn có flash hay không, vì có những trường hợp không đèn màu sắc sẽ được thể hiện một cách chính xác, hậu cảnh rõ ràng. Đương nhiên là cần lưu ý một số quy tắc, như camera phải đặt ổn định lâu hơn, cho nên bạn cần dùng chân máy hay đặt lên một mặt phẳng. Tăng ISO, nhưng ở mức vừa phải, vì ISO cao quá cũng sẽ gây nhiễu.
|
Không nên sử dụng zoom số. Ảnh: Mobilemag. |
Thêm vào đó để có một bức hình đẹp, bạn cần biết cách sắp xếp bố cục ảnh. Không nên lúc nào cũng chụp ở một góc duy nhất và cho tất cả vào chính giữa. Đừng ngại đưa máy vào gần để chụp cận cảnh, cũng như tạo ra một phong cách mới khi xoay nhẹ máy để tạo góc nhìn khác. Đừng ngại thử nghiệm.
Ngoài ra cũng phải “nằm lòng” quy tắc một phần ba. Hãy hình dung, nếu chia một khung hình thành ba với 2 đường ngang và 2 đường thẳng, tạo thành 9 ô bằng nhau. Vật thể ở 4 điểm giao giữa các đường đó sẽ hút ánh mắt người nhìn.
Chụp cận cảnh cũng là một ý tưởng hay. Tại sao lại phải chụp ảnh từ xa trong khi chụp gần lấy được nhiều chi tiết hơn. Nếu chụp gần, vật sẽ sắc nét hơn trong khi hậu cảnh lại mờ. Không cần phải để Macro suốt nhưng khi chụp những vật nhỏ thì cũng nên thử, nhất là kết hợp với góc chụp lạ.
Cuối cùng, không nên sử dụng zoom số nếu muốn có bức ảnh đẹp thực sự. Hầu hết các chế độ này trong máy ảnh kỹ thuật số không hoạt động như zoom quang, do nó chỉ lấy khung hình và tăng tỷ lệ kích thước lên. Kết quả thu được là một đống điểm ảnh lẫn lộn. Nếu không đến được gần, cũng đừng dùng zoom số, tốt nhất là bạn nên sử dụng một vài thủ thuật xử lý và crop ảnh trong Photoshop để tối ưu hóa bức hình.
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Tự chụp ảnh cưới cần chuẩn bị gì?
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc -
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -
(st)