Kinh nghiệm chụp ảnh món ăn bắt mắt, ấn tượng

Kinh nghiệm chụp ảnh món ăn bắt mắt, ấn tượng. Có một số bạn không chỉ thích nấu nướng mà còn muốn thể hiện những tác phẩm của mình sau khi làm xong và trình bày sao cho đẹp mắt. Nhưng sau khi làm xong rồi mà ăn luôn thì thật tiếc quá. Thế là nhu cầu chụp ảnh các món ăn ra đời để nhằm lưu giữ lại những khoảnh khác đẹp ấy để sau này còn có thể khoe mẽ đúng ko nào 



1. Về không gian, nên sắp đặt món ăn ở nơi gọn gàng, sạch sẽ, bày biện đẹp.


2. Về ánh sáng, đẹp nhất là chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, nếu không thì hãy dùng ánh đèn vàng thay cho đèn tuýp ( Màu đèn vàng mang lại cảm giác ấm cúng hơn so với ánh sáng trắng  )


3. Về bố cục, theo phương châm “Tốt khoe, xấu che”, nếu món ăn đẹp mắt, nên chụp cận cảnh, ngược lại, nếu không gian đẹp hơn thì lấy toàn bộ bàn ăn.


4. Về góc chụp, không nên chụp theo góc máy thẳng từ trên xuống. Với những món ăn thiếu chiều cao, thừa chiều rộng, nên chụp chếch ngang tầm món ăn. Với những món ăn có chiều cao, hãy đặt máy chụp hất từ dưới lên.


5. Nếu dùng máy Digital, hãy chuyển máy về chế độ chụp Macro (ký hiệu bông hoa) nếu muốn chụp cận cảnh món ăn. Không nên dùng chế độ zoom tự động sát vào món ăn, hãy bước lên hoặc bước xuống ( zoom bằng chân ) để chỉnh cự ly của máy và món ăn cho đến khi nào tìm thấy điểm nét cần.



6. Sẽ khó có bức ảnh đẹp nếu:

Chụp món ăn trong bếp sẽ bị thiếu ánh sáng và nhiều “cảnh hậu trường”
Chụp món ăn khi vừa nấu xong, hơi nóng bốc lên sẽ làm mờ ống kính và hại máy.
Chụp món ăn khi đã để trong thời gian quá lâu.
Chụp thiếu cả miệng ly lẫn chân ly trong khi chụp đồ uống.

7. Bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu có thêm công đoạn hậu kỳ, chỉnh sửa lại ảnh. Có thể dùng photoshop để crop lai bức ảnh hoặc điều chỉnh màu sắc, ánh sáng…


8. Hãy xem những tấm ảnh đẹp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.


Bí quyết chụp ảnh món ăn ngon


Không cần phải bôi nước bóng hay xi đánh giày vào đồ ăn để chụp ảnh như một số người vẫn làm, bạn có thể tô điểm vẻ đẹp của chúng bằng những kỹ thuật dưới đây.

1. Bài trí nghệ thuật

Món ngon sẽ hấp dẫn hơn nếu được đựng trong đĩa, bát đẹp, đặt trên khăn trải bàn sạch sẽ. Hậu cảnh dù được làm mờ nhưng bạn cũng nên đặt đồ ăn ở gian phòng đẹp, có ánh sáng tốt, vài bông hoa tươi...

Nên dùng đồ đựng có màu làm nổi bật món ăn.

Trước khi chụp, nên dọn đi những thứ có thể làm nhiễu ảnh ở hậu cảnh như người, đồ có ánh kim. Chuẩn bị chế độ Aperture có trị số nhỏ ở mức có thể để làm mờ hậu cảnh càng nhiều càng tốt. 

2. Ánh sáng

Dùng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất ở mức có thể. Nên sắp đặt bàn để đồ ăn ở cạnh cửa sổ lớn có rèm để khống chế được lượng sáng chiếu vào. Không nên dùng đèn flash vì ánh đèn này sẽ làm hỏng màu sắc tự nhiên của món ăn, khiến tấm ảnh trở nên kém hấp dẫn.

3. Cân bằng màu sắc

Khi không có đủ ánh sáng tự nhiên, bức ảnh có thể mang ánh vàng hay áng xanh làm món ăn trông rất nhợt nhạt. Lúc này, hãy dùng cài đặt cân bằng sáng White balance trên máy cho phù hợp.

4. Không nhúc nhích khi chụp

Cố gắng nín thở khi bấm máy để tránh rung. Trong điều kiện ánh sáng yếu như nhà hàng, nhà bếp, thời gian phơi sáng lâu sẽ khiến bạn mỏi tay và làm rung ảnh. Lúc này hãy dùng chân ba chạc hoặc đặt máy lên vật chắc chắn. Tốt nhất, hãy sắm chân đế hình tròn cho gọn nhẹ.

5. Chụp thật nhiều để chọn

Nên chụp nhiều ảnh dưới nhiều góc độ khác nhau để sau này chọn ra những tấm ưng ý nhất.

6. Chụp chi tiết

Tiếp cận càng gần sẽ càng làm cho món ăn trông kỳ lạ hơn. Dùng chế độ macro và làm mờ hậu cảnh bằng khẩu độ lớn.

7. Bắt cả những cảnh chuẩn bị đồ ăn

Nếu được vào bếp khi đầu bếp nấu, bạn hãy nhanh chóng chớp cơ hội này vì sẽ có nhiều cảnh thú vị.

8. Nhanh tay

Nên nhanh chóng chụp khi món ăn vừa được bày ra vì ảnh sẽ đẹp khi mọi thứ còn tươi tắn, nóng sốt.

9. Làm nổi các chi tiết

Hãy chụp gần để bỏ đi các gờ cạnh của bát đĩa trong khung hình. Nên dùng nước sốt để thêm vẻ đẹp cho món ăn hoặc điểm xuyết cho nó.

10. Bỏ qua những thứ không đáng chụp

Những đồ ăn có cùng màu sắc như nhau, không tôn nhau lên là những thứ không cần đặt vào máy.



Ánh sáng khi chụp



Các loại ánh sáng thường sử dụng của mình.

1. Ánh sáng ngoài trời tự nhiên


Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều ưu điểm to béo và phù hợp với các gà mờ: rẻ, tiện, đẹp. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng đem lại cho bạn cảm giác chân thực nhất về món ăn, ví dụ màu đỏ sẽ thành màu đỏ và màu xanh sẽ đúng là màu xanh. Tránh tình trạng gà mờ chụp quả cà chua và có hình một quả cà tím.
Tuy nhiên ánh sáng tự nhiên cũng có những quy tắc nhất định của nó. Ở Việt Nam hoặc các xứ có sương mù, thông thường ánh sáng vào lúc sáng sớm sẽ có tình trạng hơi mù, tức mù mờ. Dĩ nhiên với những ai có ống kính khủng và kỹ năng Ps siêu việt thì mù không phải là vấn đề đáng ngại gì, tuy nhiên cứ phải nói cho đủ lệ bộ.
Vấn đề thứ hai là ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng dàn trải rất lớn, cường độ mạnh. Nếu hôm đấy trời có mây thì chúc mừng các gà mờ, vì các bạn đã có một tấm tản sáng trị giá một triệu đô. Còn nếu xui xẻo trời xanh mây trắng đi chơi thì các gà mờ sẽ phải học cách dùng chắn sáng và phản sáng thôi.
Thông tin hấp dẫn là 1 tấm phản sáng 5 in 1 (nghe như dầu gội Pantene) chỉ có giá tầm 500k. 5 in 1 có nghĩa là có thể chắn sáng, tản sáng, hắt sáng bạc và vàng, hút sáng. Nhớ học cách gấp gọn chắn sáng, nếu không sẽ rất nhục.

Ánh sáng trời tạo thành bức ảnh rất sáng sủa


Ngoài ra ở Việt Nam vào giữa trưa ánh sáng tự nhiên trở nên cực kỳ gay gắt, và làm giảm sắc độ màu xuống một phần. Việc này là một vấn đề khá khó khăn để hậu kỳ, vì nếu quá tay dễ dẫn đến tình trạng bệt màu.
Vì thế tốt nhất là buổi trưa thì gà mờ ngủ cho khỏe, chụp choẹt cái gì. Dĩ nhiên nếu bạn có trong tay 1 tấm chắn sáng cỡ bự, hoặc có một hành lang với mái hiên lớn, thậm chỉ chỉ là một tấm vải căng lên thì không có gì cản trở nữa hết. Các bạn ở Tây càng không cần phải ngại, vì do đặc tính địa lý, hầu hết các nước ôn đới đều có ánh sáng tự nhiên theo phương ngang, loại ánh sáng đẹp nhất trong nhiếp ảnh.

2. Ánh sáng cửa sổ


Ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng mình ưa thích nhất. Về bản chất nó là ánh sáng tự nhiên lọt qua khung cửa sổ, vì thế nó trở thành một cái đèn studio khổng lồ không tốn điện. Cái đèn này có thể tùy chỉnh hướng theo ý thích bằng cách đặt bàn chụp (hướng mình thích dùng nhất là back-side, hoặc 45 độ back-side), thêm bớt các loại chắn sáng, che sáng tùy theo sự sáng tạo của các gà mờ.
Và lúc này ta cũng có thể có ánh sáng “tây”, tức là ánh sáng theo phương xiên ngang, nếu đặt dish ngang với cửa sổ hoặc cao hơn một chút.



Ánh sáng cửa sổ thường chỉ làm sáng một bên món ăn, để khắc phục ta có thể dùng thêm 1 đèn kết hợp để giảm độ tương phản xuống hoặc 1 tấm hắt sáng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Và vì là ánh sáng tự nhiên nên nó cũng mang đầy đủ tính chất của ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như hơi xanh tím vào sáng sớm và vàng nhạt vào buổi chiều tà.
Và nó còn có thêm một điểm cộng là ta có thể chơi thông ngày, không ngại nắng gắt.

Ánh sáng cửa sổ với chắn song tạo thành hiệu ứng các vệt đen trên ảnh


3. Ánh sáng studio


Dĩ nhiên có một số thứ ta phải dùng ánh sáng studio để chụp, chẳng hạn như một tô mì lúc nửa đêm. Hoặc một đĩa thức ăn với khung cảnh là cái quán hoàn toàn vắng khách vào lúc 1h sáng. Lúc đấy ánh sáng tự nhiên sẽ là một màu đen tối u ám mà thôi.
Về ánh sáng studio, không cần thiết phải đú với các kỹ thuật phức tạp của ảnh sản phẩm (thật ra là có muốn chơi thì gà mờ cũng chưa đủ trình). Hai cái đèn với dù phản dù xuyên là đủ. Thậm chí nếu ánh sáng ở chỗ chụp đẹp, ta có thể dùng duy nhất 1 đèn với các dụng cụ hắt sáng để lấy được ánh sáng tự nhiên của quán (dân nhiếp ảnh hay gọi nó là ambient light cho soang trọn).

Ánh sáng đèn 45 độ back light, ambient light là những vệt đèn neon của quán in trên mặt nước


Ánh sáng đèn là loại ánh sáng dễ tùy biến theo ý đồ người chụp nhất, đồng thời cũng dễ tạo các hiệu ứng quảng cáo bằng ánh sáng nhất. Tuy nhiên để điều khiển ảnh sáng đèn cần một số kinh nghiệm nhất định trong việc
chụp ảnh. Và hạn chế khi sử dụng ánh sáng đèn với các ambient light là cường độ đèn thường vượt quá yêu cầu và xóa hết mọi ánh sáng khác. Có thể khắc phục việc này bằng cách dùng đèn ánh sáng liên tục (các loại đèn quay phim và đèn halogen), hoặc dùng các thiết bị giảm cường độ sáng, hoặc đơn giản nhất quả đất là quay đèn đánh vào tường, trần nhà (ánh sáng phản chiếu).



10 mẹo nhỏ để chụp ảnh ẩm thực đẹp



10 mẹo nhỏ mà không nhỏ được giới thiệu ở đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho “ra đời” những tấm ảnh về ẩm thực đẹp và hấp dẫn.

Nếu có một thứ khiến con người mê hơn việc ăn, đó chỉ có thể là chụp ảnh đồ ăn. Chúng ta yêu thích việc chụp ảnh món ăn như việc nếm từng mùi vị của món ăn đó. Dẫu là chụp bằng điện thoại hay chuẩn bị cầu kỳ, sắp đặt ánh sáng lung linh rồi cho ra những tấm ảnh chất lượng cao, ảnh ẩm thực luôn luôn có sức hút. Sau đây là một số mẹo hữu ích giúp các bạn tự chụp ảnh ẩm thực cho riêng mình.

1. Làm việc với những người chuyên nghiệp


Món ăn được trình bày đẹp và hợp lý làm tăng sức hấp dẫn cho ảnh.

Để có được ảnh đẹp thì tất nhiên nội dung của ảnh cũng phải đẹp rồi. Hãy tìm những người mà bạn biết có khiếu nấu ăn chẳng hạn như mấy người bạn học chuyên về ẩm thực, một chuyên gia trang trí món ăn hay bố của một người bạn có vài món ngon tuyệt cú mèo. Họ sẽ giúp bạn tạo ra một bức ảnh đẹp vì vốn món ăn đẹp sẵn rồi. Trong nhiếp ảnh về ẩm thực, không chỉ cần có đồ ăn ngon mà đôi khi những yếu tố nhỏ nhắn xinh xinh trang trí cho món ăn sẽ làm tăng sức hấp dẫn của tấm ảnh. Này, nếu bạn không tìm được bất kì ai trong số những người ấy? Không sao, hãy tự đãi bản thân mình một bữa ăn sớm tại một nhà hàng nào đấy (trước khi mặt trời lặn và mọi người cũng kéo nhau đến ăn tối). Hãy chọn một vị trí ngồi ngay sát cửa sổ hay gần cửa ra vào. Sắp đặt bất cứ thứ gì bạn cảm thấy có liên quan lên bàn rồi gọi một vài món ăn đầy màu sắc hoặc được trang trí hoành tráng. Như vậy là bạn chuẩn bị có mấy tấm ảnh đẹp rồi nhá!

2. Chụp góc cao


Ảnh chụp góc tương đối cao nhưng chưa cao hẳn, cho hiệu ứng tương đối đẹp.

Với một số loại đĩa ăn thì việc chụp từ trên cao có thể không ra ảnh đẹp. Nhưng thường thì chụp góc cao sẽ tạo ra những tấm ảnh có độ tương phản cao và rất đẹp. Bạn sẽ có thể thấy từng luồng ánh sáng phản chiếu lên món ăn hoặc ánh sáng từ cửa sổ hát vào. Đôi khi ảnh cũng sẽ có mấy cái bóng được tạo ra bởi ảnh sáng đầy huyền bí. Đừng chụp góc quá rộng vì khi đó thức ăn trông kém hấp dẫn. Trèo hẳn lên ghế hoặc một vật gì cố định để lấy góc cao. Nếu chụp ở nhà, bạn có thể dùng chân máy để tăng tính ổn định.

3. Chụp nhỉnh hơn tầm mắt nhìn


Chụp góc cao nhỉnh hơn so với mắt nhìn. Món bò kho tại Stucafe, 19 Nguyễn Hữu Huân - Nha Trang, điều kiện studio.

Tôi thường thích góc chụp này vì nó cho phép phóng tầm nhìn ra xa và tương đối bao quát. Nếu bàn ăn kín món ăn, nhiều vật dụng thì khi chụp góc này, phần background sẽ được xóa mờ một cách đẹp hơn. Điểm chính của góc chụp này là hơi nhỉnh người lên so với tầm mắt nhìn.

4. Chụp kín khung ảnh


Chụp kín khung ảnh, món bắp còi chiên bột.

Nếu bạn thích tấm ảnh có một bố cục chặt, tạo cảm giác các món ăn khít nhau trên một bàn ăn đầy ắp thức ăn thì nên thử cách chụp này. Bạn có gắng giữ cho đĩa sạch, món ăn làm chủ đề chính nổi bật trên nền trắng tinh khôi của đĩa.

5. Gạt bỏ tất cả để tập trung vào tâm điểm


Dĩa rau như hấp dẫn hơn với việc lấy nét rất mỏng vào chiếc lá.

Thường thì ảnh ẩm thực là phải rõ món ăn, tuy nhiên cũng không cần nhất thiết phải như vậy. Đôi khi tập trung lấy nét vào một điểm nhỏ của món ăn có thể khiến tấm ảnh đẹp ngỡ ngàng. Bạn hãy tìm một góc máy lạ cho phép bạn tập trung lấy nét một cọng hành nhỏ, tạo ra tấm ảnh giống như bạn chỉ muốn nhìn ngắm cọng hành ấy. Hơi khó để tạo ra ảnh đẹp với cách chụp này nhưng nếu bạn chụp nhiều, bạn sẽ tìm ra sự thú vị trong từng tấm ảnh, từng góc độ.

6. Lấy nét vào phần trên của món ăn


Lấy nét vào phần trên của món ăn và bao quát một phần bàn ăn.

Một số tấm ảnh ẩm thực chỉ tập trung lấy nét vào phần trên của món ăn, tạo ra chiều sâu cho cả bức ảnh. Góc chụp cũng không nên quá cao hoặc quá thấp, tốt nhất là hơi ngang so với tầm mắt nhìn. Chụp góc này giúp bạn lấy được các chi tiết trên bề mặt bàn ăn, thay vì chỉ thấy đĩa và thức ăn nếu chụp thẳng từ trên cao. Nhớ là lấy nét đúng vào phần trên của món ăn để tránh ảnh bị loãng bởi các yếu tố khác. Không có gì tệ hơn khi bạn tưởng bạn đã chụp được một tấm ảnh tuyệt đẹp nhưng khi mang vào máy tính xem kỹ mới thấy hoá ra bạn lấy nét nhầm vào…cái đĩa.

7. Chụp góc thấp


Chụp góc thấp và lấy nét vào khay đá tạo ra nét độc đáo cho tấm ảnh.

Khi bạn chụp ảnh ở góc thấp, thường là thấp hơn một chút so với tầm mắt nhìn. Điều này giúp ảnh của bạn có bố cục xa gần tốt hơn, chủ thể được lấy nét còn background thì mờ đi. Nếu thức ăn được bày trí theo một hàng thẳng thì càng tạo thêm chiều sâu cho tấm ảnh. Để chụp đẹp ở những góc thấp, bạn cần một ống kính có khẩu độ lớn và tiêu cự hợp lý chẳng hạn như 50mm f1.4 USM. Với khẩu độ lớn có thể đến 1.4, bức ảnh sẽ cực kỳ ấn tượng, bạn cũng nên chọn khẩu độ sao cho hợp lý vì việc xóa phông đôi khi có thể làm ảnh trông giả hơn. Chụp sao cho món ăn và đĩa đựng vẫn còn đủ nét nhé.

8. Chụp ảnh trong quá trình nhâm nhi


Hãy tưởng tượng món "Bánh xe cầu hôn" này sau khi ăn xong sẽ như thế nào nhỉ?

Chụp ảnh ẩm thực không những chụp các tấm ảnh “trọn vẹn” mà đôi khi biến tấu đi một chút sẽ thú vị hơn. Một miếng bánh bị mất một nửa hay một chiếc đùi gà đang bị xé phây từng miếng nhỏ làm tăng độ hấp dẫn của các tấm ảnh. Đồ ăn được tạo ra để ăn và chúng ta có thể chụp sự thay đổi theo từng giai đoạn nhâm nhi. Vì vậy, trước khi ăn hãy chụp một tấm. Sau đó ăn bớt đi một ít, lại chụp. Sau đó ăn sao chỉ còn vài mẩu nhỏ đầy hấp dẫn, lại chụp. Cứ thế, bạn tạo ra một câu chuyện ăn uống thú vị.

9. Chụp nguyên liệu và quá trình chế biến món ăn


Tấm ảnh này rất đẹp vì nó thể hiện được các yếu tố vô cùng hài hòa.

Nếu bạn được phép vào khu vực bếp của nhà hàng, hoặc đôi khi bạn hứng chí muốn tự mở một show ẩm thực cho riêng mình tại nhà riêng, bạn hãy tranh thủ chụp lại những nguyên liệu và cách chế biến. Có thể là gian bếp ngổn ngang đĩa, gia vị và thịt sống. Hãy chụp lại chính bạn đáng yêu thế nào trong bộ tạp dề hay múa may với nồi niu xoong chảo. Mọi người đều muốn biết làm thế nào một món ăn ngon được làm ra, sự công phu của nó. Hãy lưu ý là các chương trình về ẩm thực luôn hút khách theo dõi, vì vậy ảnh của chính bạn làm đều bếp cũng sẽ khiến bạn bè thích thú.

10. Học cách sử dụng ánh sáng tự nhiên


Ánh sáng tự nhiên hắt vào món ăn làm tăng thêm phần hấp dẫn.

Có rất nhiều cách để đánh ánh sáng hắt vào món ăn nhưng những nhiếp ảnh gia ẩm thực chuyên nghiệp từ các tạp chí luôn khuyên bạn: hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ánh sáng hắt ra từ cửa sổ. Bạn có thể chụp được một tấm ảnh với độ tương phản không quá gắt, mịn màng, cho cảm giác ánh sáng dịu nhẹ và tự nhiên.


Bí quyết chụp ảnh món ăn cực đỉnh bằng máy ảnh du lịch

Giờ đây, máy ảnh kỹ thuật số đã rất quen thuộc và luôn theo chân teen mình đi khắp nơi. Thiết bị rất hữu ích mỗi khi "tự sướng", chụp ảnh phong cảnh, tĩnh vật và đặc biệt là những món ăn ngon tuyệt nữa nhé. Bắt được khoảnh khắc đẹp chẳng phải điều dễ dàng, tuy nhiên chỉ với 6 bí quyết dưới đây thì bạn có thể chụp được những bức ảnh đồ ăn đẹp quên sầu đó nha.
1. Chọn nền cho ảnh
Hàng hiệu DSLR tích hợp chế độ Macro hỗ trợ làm mờ phông nền đằng sau, khiến bức ảnh trông thật lung linh. Máy ảnh du lịch dù được bật chế độ Macro cũng không làm mờ nhiều nền phía sau bức ảnh. Bởi vậy, việc chọn nền trở nên rất quan trọng đấy teen ạ!
Hãy chọn nền càng đơn giản càng tốt, mà nếu thấy khó khăn thì bạn chỉ việc dùng giấy trắng làm nền là xong! Còn nếu muốn dùng nền với những màu sắc khác nhau thì bạn nên chọn nền tương phản với màu của đồ ăn mình định chụp sẽ giúp làm nổi bật đồ ăn lên đấy.
2. Ánh sáng
Không chỉ đối với đồ ăn mà còn đối với ảnh tĩnh vật nói chung, ánh sáng tự nhiên ban ngày luôn trở thành lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện chụp ban ngày thì điều đầu tiên cần nhớ là hãy cố gắng lấy nhiều ánh sáng nhất có thể, đồng thời không bật đèn flash vì ảnh sẽ bị lóa lắm đấy!
3. Chi tiết nhỏ - khác biệt lớn
Đừng coi thường những chi tiết nhỏ như chiếc đĩa, đôi đũa hay thìa dĩa nhé, chúng có thể hô biến một bức ảnh đẹp thành tác phẩm xuất sắc đấy. Bạn thử nghĩ xem, tấm hình chụp đồ ăn làm sao mà ấn tượng được nếu chiếc đĩa không sạch sẽ, hay đôi đũa đã dùng dở còn dính dầu mỡ!? Do đó, bạn hãy luôn chú ý cả những điều nhỏ nhặt này nha!
4. Chụp thật nhiều kiểu ảnh
Với dung lượng thẻ nhớ 2-4GB, tội gì không chụp thật nhiều ảnh nhỉ. Để rồi lúc xem lại tha hồ chọn pô ảnh đẹp nhất để mang khoe nữa chứ? Hãy cố gắng thử chụp món ăn của mình tại nhiều góc độ khác nhau, bạn sẽ khám phá được góc chụp "ngon lành cành đào" sau vài lần thử nghiệm í!
5. Nhất cự ly – nhì tốc độ
Không chỉ trong chuyện tình củm đâu nhá, cả khi trổ tài ảnh ọt bạn cũng phát huy đồng thời cự ly và tốc độ nữa đó. Đồ ăn luôn đẹp nhất khi chúng còn tươi mới, nóng hổi nên hãy hành động thật nhanh nào!
6. Ý tưởng
Chắc hẳn đây là điều tối quan trọng khi bạn đã yêu thích môn nghệ thuật chụp hình đồ ăn. Không có ý tưởng tốt sẽ khó lòng thành công lắm. Thông thường, ý tưởng ở đây sẽ bao gồm lựa chọn món, cách cắt gọt nguyên liệu, trình bày ra đĩa, trang trí món ăn, bày biện không gian, xử lý nền và hàng tá công việc vụn vặt không tên khác nữa!
Nắm chắc ý tưởng trước khi chụp sẽ giúp teen thành công đến 50% rùi đấy! Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng mình cũng có thể bắt được những ý tưởng siêu kul cho tác phẩm của mình, vậy nên bạn hãy tham khảo thêm những bức ảnh trên mạng internet, rất nhiều điều thú vị đang chờ teen khám phá nhé!



Mách nhau cách chụp ảnh món ăn ngon

Bạn đã sẵn sàng vào bếp chuẩn bị những món ăn giàu chất dinh dưỡng, mang đầy hương vị tình yêu dành tặng gia đình mình chưa nào?

1. Tuy nhiên đừng chỉ chú trọng vào kết quả!

Để bài dự thi của bạn hoàn chỉnh và chất lượng, ban tổ chức chương trình xin được gợi ý cho bạn những mẹo hay trong cách chụp hình như sau:

Rất nhiều người chỉ quan tâm vào việc chụp ảnh món ăn khi đã hoàn thiện mà quên mất rằng trong quá trình chuẩn bị và chế biến, chúng ta cũng có thể "bắt" được những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu và đẹp mắt. Nào là cán bột, ủ bột, trang trí bánh sau khi nướng, v.v... hãy thử một lần xem! Bạn sẽ thấy album ảnh món ăn của mình thêm chi tiết và sống động.

Rất nhiều người chỉ quan tâm vào việc chụp hình món ăn khi đã hoàn thiện mà quên mất rằng trong quá trình chuẩn bị và chế biến, chúng ta cũng có thể "bắt" được những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu và đẹp mắt (Ảnh minh họa)

2. Hãy thật nhanh tay!

Chụp ảnh món ăn khó hơn chụp ảnh đồ vật ở chỗ nếu bạn không nhanh tay thì món ăn sẽ không còn thơm ngon xanh tươi như lúc vừa được chế biến xong. Vậy nên, hãy cố gắng ngắm bắt thật nhanh những khoảnh khắc đầu tiên khi món ăn của bạn còn đang nóng hổi giòn ngọt.

Chụp ảnh món ăn khó hơn chụp ảnh đồ vật ở chỗ nếu bạn không nhanh tay thì món ăn sẽ không còn thơm ngon xanh tươi như lúc vừa được chế biến xong (Ảnh minh họa)

3. Giữ cho phông nền tấm ảnh của bạn thật sạch và nổi bật.

Bạn hãy nhớ luôn giữ màu tương phản giữa background/phông nền và món ăn, đừng để món ăn và phông nền có cùng tông màu. Ví dụ, dâu tây chín mọng xếp trên một chiếc dĩa màu đỏ sẽ không thể nổi bật. Thay vào đó, thử chọn dĩa hoặc tô đựng màu vàng hoặc trắng có hoa văn xem sao. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.

Cũng đừng quên giữ cho nền bức ảnh/món ăn đơn giản và sạch sẽ. Nếu bạn còn phân vân chưa biết nên chọn màu nào làm nền cho tấm ảnh của mình, cách tốt nhất là chọn phông nền trắng. Đơn giản mà luôn hiệu quả!

Bạn hãy nhớ luôn giữ màu tương phản giữa background/phông nền và món ăn, đừng để món ăn và phông nền có cùng tông màu (Ảnh minh họa)

4. Chi tiết nhỏ làm nên khác biệt lớn

Đừng coi thường tiểu tiết bạn nhé. Một chiếc nĩa cùng tông màu với bánh, một dụng cụ cắt thật đẹp hay một chiếc dĩa/tô sạch bóng cũng có thể giúp một tấm ảnh bình thường trở nên vô cùng đẹp mắt.

Đừng coi thường tiểu tiết khi chụp ảnh bạn nhé! (Ảnh minh họa)

5. Thái lát hay cắt hạt lựu nhỉ?!

Với bất kỳ món ăn nào, đừng chỉ tập trung vào việc chụp những tấm ảnh bề mặt thông thường. Với thực phẩm, đôi khi những gì chứa đựng bên trong lại có thể tạo ra điều thực sự khác thường. Rất nhiều chuyên gia nhiếp ảnh ẩm thực yêu thích việc cắt nhỏ hoặc thậm chí bẻ vụn món ăn để tạo nên những kết cấu tương phản cho tấm ảnh. Họ cũng rất thích cắt lát những ổ bánh ngọt và từ đó sáng tác ra những tấm ảnh độc đáo với những lớp cắt vô cùng khác biệt mà phong phú.

Với bất kỳ món ăn nào, đừng chỉ tập trung vào việc chụp những tấm ảnh bề mặt thông thường (Ảnh minh họa)

6. Dùng thêm "đạo cụ"

Để tấm ảnh thêm phần sinh động, đừng quên sử dụng những "đạo cụ" có sẵn trong gian bếp của mình. Có thể đặt thêm một ly nước cam vàng tươi cạnh những chiếc bánh pancake ngọt ngào? Một chai rượu vang đỏ cạnh dĩa bít tết và khoai tây nghiền? Hay đơn giản chỉ cần rắc thêm thật nhiều hạt đường màu quanh những chiếc bánh cupcake thơm phức mới ra lò?... Những chi tiết nhỏ vậy thôi nhưng sẽ giúp bức ảnh thêm phần sinh động và mới mẻ.

Nhưng đừng tham lam mà cho quá nhiều "đạo cụ" vào bố cục bạn nhé, vì chúng sẽ khiến bức ảnh trở nên rối mắt người xem đấy.

Để tấm ảnh thêm phần sinh động, đừng quên sử dụng những "đạo cụ" có sẵn trong gian bếp của mình (Ảnh minh họa)

7. Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Bất cứ khi nào có thể, bạn nên cố gắng chụp những món ăn ngon lành của mình dưới ánh sáng tự nhiên. Hãy chọn bất cứ thời điểm nào trong ngày gần một cửa sổ nào đó trong nhà nơi bạn có thể tận dụng được rất nhiều ánh sáng trời. Địa điểm hoàn hảo nhất là một khung cửa sổ lớn có rèm cửa trắng để giúp khuếch tán ánh sáng một cách vừa phải.

Khi bạn buộc phải chụp ảnh vào buổi tối, tuyệt đối không để ánh đèn flash chiếu trực tiếp lên món ăn vì nó sẽ khiến món ăn trở nên vô cùng thô ráp và "trần trụi". Thay vào đó, hãy thử bật hết các đèn trong nhà lên để có được độ sáng tốt nhất cho tấm ảnh của mình.

Bất cứ khi nào có thể, bạn nên cố gắng chụp những món ăn ngon lành của mình dưới ánh sáng tự nhiên (Ảnh minh họa)

8. Gần hơn, gần hơn nữa!

Thay vì chỉ chụp những tấm ảnh bao quát toàn dĩa/tô thức ăn, hãy thử chụp những bức ảnh macro (cận cảnh) xem. Tiếp cận gần với chủ thể của tấm ảnh sẽ làm nổi bật kết cấu cũng như những chi tiết đắt giá khiến món ăn thêm phần hấp dẫn và đẹp mắt.

Hãy thử nhìn tấm ảnh chụp các miếng sushi này xem. Đây là một tấm chụp toàn cảnh đĩa thức ăn...

Thay vì chỉ chụp những tấm ảnh bao quát toàn dĩa/tô thức ăn, hãy thử chụp những bức ảnh macro (cận cảnh) xem (Ảnh minh họa)

... và đây là một bức ảnh khác chụp cận cảnh. Bạn thấy không, màu sắc của miếng cá ngừ tươi và những chấm trứng cá muối khiến tấm ảnh thêm phần tinh tế và vô cùng ngon mắt (cả ngon miệng nữa!).


9. Trái. Phải. Trên. Dưới.

Nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh trong ẩm thực, không có nghĩa là chỉ chụp từ góc nhìn thẳng đơn giản. Hãy thử chụp từ bất cứ góc độ nào bạn có thể nghĩ ra: Trái, phải, từ phía trên đỉnh, hay từ góc thấp nhất,v.v… Hãy thỏa sức sáng tạo, thậm chí là di chuyển thức ăn đến nhiều điểm khác nhau trong bố cục để tạo nên sự khác biệt cho tấm ảnh của mình nhé.

Nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh trong ẩm thực, không có nghĩa là chỉ chụp từ góc nhìn thẳng đơn giản (Ảnh minh họa)




Kinh nghiệm ăn uống ở Sầm Sơn
Các cách tạo dáng chụp ản
Trang điểm để chụp ảnh
Trào lưu chụp ảnh body symbol cực thú vị của giới trẻ
Trào lưu chụp ảnh nằm sấp và khỏa thân độc đáo
Trào lưu chụp ảnh không đầu cực thú vị và độc đáo




(st)