Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Kinh nghiệm du lịch bụi Indonesia
Kinh nghiệm xin việc ở Singapore
Kinh nghiệm làm đẹp từ dầu ô lưu
Cách trồng và chăm sóc Lan Vũ nữ kinh nghiệm của người thành công
Kinh nghiệm chụp ảnh ngược sáng cực hữu ích cho bạn. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được những bức ảnh đẹp dù chụp trong điều kiện ngược sáng.
1. Thời điểm chụp ảnh
Thời điểm lý tưởng để chụp những bức ảnh ngược sáng là buổi sáng sớm khi mặt trời mới mọc hoặc buổi chiều muộn trước hoàng hôn – lúc trời vẫn sáng nhưng không quá gắt. Thông thường, vào mùa hè, bạn nên bắt đầu chụp ảnh trước 7h sáng và buổi chiều từ 4h30 – 6h30.
2. Chế độ đo sáng
Trong trường hợp muốn chụp ảnh ngược sáng, bạn nên lựa chọn chế độ Spot Metering (đo sáng điểm). Bằng cách này, máy ảnh sẽ đo ánh sáng trên chủ thể chính mà bạn định chụp và không bị “nhiễu” vì ánh sáng của cảnh vật xung quanh.
3. Nguồn sáng
Thông thường nếu nguồn sáng ở phía sau quá gắt, mặt của chủ thể thường bị tối hay bức ảnh bị sáng quá. Nếu muốn mặt của chủ thể sáng hơn, hãy để chủ thể đứng sau một cái cây và phía sau cái cây là ánh sáng mặt trời. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương hay thiết bị hắt sáng.
4. Cài đặt máy ảnh
Để tạo nên bức ảnh ưng ý, bạn cần phải cài đặt máy ảnh. Việc cài đặt này tùy thuộc vào bạn muốn bức ảnh của mình như thế nào. Thông thường, nếu muốn kể một câu chuyện, bạn nên để khẩu độ nhỏ: f/22, f/16, f/11, khi đó tất cả quang cảnh xung quanh đều rõ ràng. Còn nếu muốn nhấn mạnh vào nhân vật chính, hãy để khẩu độ lớn: f/1.4, f/1.6, f/1.8, f/2.0…
5. Hiện tượng lóe sáng
Hiện tượng lóe sáng hay còn gọi là lens flare là một thuật ngữ quen thuộc khi chụp ảnh ngược sáng. Đó là những quầng sáng hay vòng ánh sáng thường xuất hiện khi bạn chụp ngược sáng.
Rất nhiều người thích dấu ấn này trên bức ảnh vì trông chúng rất lãng mạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thích để lại những bóng lóe sáng này, bạn cũng nên để chủ thể đứng trước một cái cây hay vật thể che chắn khác để làm tản mất những vòng tròn sáng xuất hiện trong ảnh.
Những kỹ thuật cơ bản trong chụp ảnh ngược sáng
Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, hãy đặt phía sau đối tượng một nguồn sáng và thay vì đo sáng chủ thể cần chụp như bình thường, hãy đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh
Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể, trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh sẽ trông như một khối đen đã được loại bỏ các chi tiết để tạo sự tương phản mạnh mẽ với khung nền sáng xung quanh.
|
Điệu vũ hoàng hôn của tác giả Đào Phúc Quang Vũ trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, đơn giản bạn chỉ cần đặt đối tượng cần chụp sao cho ánh sáng đến từ phía sau chủ thể; và thay vì đo sáng đối tượng cần chụp như bình thường, bạn sẽ phải đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh. Điều này sẽ khiến chủ thể trong ảnh trở nên thiếu sáng và trở thành một hình khối đen nổi bật trên khuôn hình.
Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong kỹ thuật chụp ngược sáng được tổng hợp từ những website và diễn đàn nhiếp ảnh uy tín:
Ánh sáng nền cho chủ thể
Trong ảnh ngược sáng, cách đơn giản nhất để tạo ánh sáng nền là đặt chủ thể sao cho hướng ánh sáng mặt trời đến từ phía sau. Lưu ý, mặt trời càng thẳng góc với mẫu chụp, bạn càng dễ dàng tạo ra một bức ảnh ngược sáng có độ tương phản mạnh.
|
Tuổi thơ trong tôi của tác giả Nguyễn Khương Thiện trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Tương tự như các kỹ thuật chụp ảnh khác, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thể loại này là ngoài trời lúc bình minh và khi mặt trời bắt đầu lặn. Dĩ nhiên, vẫn có thể dễ dàng tạo được một bức ảnh ngược sáng ngay trong chính ngôi nhà của mình bằng cách đặt một nguồn sáng phía sau chủ thể; hay sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ phòng.
Chủ thể cho ảnh ngược sáng
Bất kỳ một vật thể nào cũng có thể được dùng làm chủ thể trong ảnh ngược sáng. Tuy nhiên, để có được những bức ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh với người xem, bạn cần chọn những gì có hình khối hay đường nét rõ ràng – vì một khi lên ảnh, tất cả chi tiết bên trong hay màu sắc của chủ thể đó sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.
Đo sáng nền
Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ chúng để có thể thiết lập lại cho đúng trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó. Nếu đã có một ít kinh nghiệm về máy ảnh và yêu thích chế độ sáng tạo tùy chỉnh thủ công hoàn toàn, bạn có thể đo sáng nền sau đó nhấn nút khóa sáng rồi bố cục lại khung hình sao cho ưng ý.
Chụp tự động hay tùy chỉnh thủ công
Hầu hết máy ảnh hiện đại đều được trang bị hệ thống đo sáng tự động có độ chính xác cao để đảm bảo chủ thể của bức ảnh luôn đủ sáng. Tuy nhiên, chính vì quá “thông minh” nên người dùng sẽ gặp chút rắc rối khi máy tự động tăng sáng cho chủ thể - trái ngược hoàn toàn với tiêu chí làm cho chủ thể thiếu sáng trong chụp ảnh silhouette.
|
Bình minh Vũng Tàu của tác giả Du Chi Hung trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Chính vì vậy, nếu sử dụng các chế độ chụp tự động hay bán tự động, khi đo sáng nền, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh rồi tiếp tục giữ nguyên trong khi bố cục lại khung hình, sau đó nhấn mạnh nút này để chụp. Với hầu hết các máy ảnh hiện nay, bạn có thể chụp ảnh ngược sáng bằng cách này. Tuy nhiên, đôi khi hình ảnh không được sắc nét nếu sử dụng chế độ lấy nét tự động.
Với chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn, cách đơn giản nhất là sử dụng các thông số khẩu độ và tốc độ mà máy tính toán được khi đo sáng nền bằng chế độ tự động. Nếu chủ thể vẫn chưa thật tối như mong muốn, hãy tiếp tục đóng từ 1 đến 2 khẩu; hoặc sử dụng tính năng “bracketing” để máy tự động chụp nhiều ảnh ở nhiều mức độ phơi sáng khác nhau.
Tắt đèn flash
Ánh sáng từ đèn flash tích hợp trên máy sẽ làm chủ thể sáng lên và làm hỏng bức ảnh ngược sáng của bạn. Vì thế, hãy luôn nhớ tắt đèn flash, nhất là khi bạn chụp bằng các chế độ tự động.
Bố cục
Một bức ảnh chụp ảnh ngược sáng đẹp cũng cần phải có một bố cục tốt. Sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn trông thú vị và lôi cuốn hơn. Người chụp có thể tận dụng những vật xung quanh như khung cửa sổ, mái vòm hay một tán cây để bức ảnh trông sinh động, gần gũi hơn với người xem.
Lấy nét
|
Quê hương thanh bình của Huynh Lam. Ảnh chụp bằng máy Nikon D200. Thông số: f/9, 24mm, ISO 200. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết. |
Trong nhiếp ảnh, để có được một bức ảnh đẹp thì ngoài bố cục, độ sắc nét cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu sử dụng tính năng lấy nét tự động khi chụp ảnh ngược sáng, người dùng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn có thể do chủ thể không có độ tương phản; hay khi đo sáng nền và chụp bằng chế độ chụp tự động trên máy.
Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng chế độ chỉnh nét bằng tay (MF) để lấy nét vào chủ thể trước khi tiến hành đo sáng vào hậu cảnh. Ngược lại, nếu không tự tin vào khả năng lấy nét thủ công, hãy sử dụng độ sâu trường ảnh lớn (thiết lập trị số khẩu độ vào khoảng f/16) để đảm bảo toàn bộ khung cảnh được chụp luôn sắc nét.
Thủ thuật chụp ảnh ngược sáng
Chúng ta thường có khuynh hướng tránh né nguồn sáng trực tiếp đi vào mắt. Đó là lý do chúng ta ít thấy một thế giới vô cùng xinh đẹp xuất hiện phía sau nguồn sáng, cho đến khi nhìn thấy chúng qua các tấm hình. Kỹ thuật chụp ngược sáng thường được tận dụng để phơi bày hay che lấp bản chất một đối tượng hình ảnh. Nó tạo nhiều cảm xúc trên bức ảnh, làm cho chủ đề trở nên mong manh, làm thấy rõ chi tiết hay thành phần kết cấu khi ánh sáng chiếu xuyên qua chủ để, ngoài ra nó còn tôn tạo hình dáng và tạo bóng đổ của chủ đề trên nền ảnh.
Chụp ngược sáng được hiểu là máy ảnh đặt đối diện hoặc xéo một góc nhỏ với nguồn sáng. Kỹ thuật này thường dùng một đối tượng, thường là chủ đề chính, để ngăn hướng sáng trực tiếp đi vào máy ảnh. Nhưng cũng có thể chụp trực tiếp từ nguồn sáng như một chủ đề chính (như hoàng hôn, đèn đường,…).
Kỹ thuật này gồm hai phương thức chính, nó vận dụng các kỹ thuật khác nhau để tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Một là cho ánh sáng đi xuyên qua vật thể và tận dụng ánh sáng để thắp sáng màu sắc vật thể nó đang mang (thường là các vật thể có bề dày khá mỏng như cánh hoa, trái cây cắt mỏng, vải,…).
Hình 01 – Tác giả TPorter2006
Trong khi cách thứ hai thường dùng các đối tượng có độ dày (hoặc có khả năng ngăn cản ánh sáng) để chặn ánh sáng đi vào máy ảnh, tạo ra vành quang rất đẹp (hay còn gọi là ven sáng) xung quanh đối tượng và khai thác sự tương phản.
Hình 02 – Lấy từ trang web wallpaperstock.net
Khi chụp ngược sáng, đặc biệt khi ánh sáng đi thẳng vào ống kính, màu sắc hình ảnh thường có độ bảo hòa thấp (hình 3). Tuy nhiên nó tạo ra sự huyền ảo và mơ mộng.
Hình 03 – Tác giả Charler
Vì nguồn sáng mạnh có thể làm hư máy ảnh của bạn khi chụp trực tiếp, nên các nhiếp ảnh gia thường khai thác và tận dụng các nguồn sáng dịu trong tự nhiên, như lúc mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn, ánh đèn đường trong sương mù hoặc trong cơn mưa… Đó là nguồn sáng rất lý tưởng để khai thác kỹ thuật chụp ngược sáng.
Hình 04 – Tác giả Nigel Blake
Các điều cần chú ý
Hiện tượng lóe sáng khi chụp ngược sáng - Hình 05 - infogirl
Kỹ thuật ngược sáng được nhìn nhận với một triết lý rất thú vị “ ngay cả khi mọi thứ đều sáng tỏ, nhưng không phải lúc nào cũng được nhìn thấy” đó chính là cách chúng ta nhìn mọi vật ngược sáng. Kỹ thuật này được khai thác để tăng sự huyền bí và làm hình ảnh mang tính nghệ thuật nhiều hơn.
Hình 6 - Tác giả Steve Collins
Cùng một kỹ thuật nhưng nó đặc biệt được khai thác để làm ra hai vấn đề ngược nhau đó là phơi bày hoặc che lấp. Tuy nhiên đôi khi cả hai yếu tố này được kết hợp với nhau để chuyển tải một ý niệm khai sáng những điều tâm tối hay thấy rõ hai mặt của vấn đề. Ý đồ chuyển tải tâm linh dễ dàng thấy khi dùng kỹ thuật này.
Hình 7 – Hình từ trang web photos-public-domain
Bài viết nói nhiều đến các thủ thuật và không đề cập sâu đến yếu tố kỹ thuật. Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết kỹ thuật bên trong trang web vnolas.com này. Hy vọng những gì đã nói ở trên có thể giúp bạn có thêm ý tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh mới. Và đừng quên chia sẻ nó với chúng tôi ngay sau bài này.
Sau đây là vài hình ảnh chụp ngược sáng của nhiều tác giả để bạn tham khảo.
Hình (08) của naughton321
Hình (09) của wallpaperscorner.com
Hình (10) của audreyjm529
Hình (11) của CW Ye
Hình (12) của bartoszwozniak
Hình (13) của KDPhotoman's capture
Hình (14) của Chris
Hình (15) của Dare Turnsek
Hình (16) của GDML
10 thủ thuật chụp ngược sáng đáng lưu ý
Ảnh ngược sáng là những bức ảnh được tạo ra bởi các hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể, trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh trông như một khối đen được loại bỏ các chi tiết, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ với khung nền sáng xung quanh. Dạng hình ảnh như thế có tác động gây ấn tượng sâu sắc, hàm chứa và truyền tải nét bí ẩn, quyến rũ cùng nhiều trạng thái tình cảm khác lạ đến với người xem. Đó chính là yếu tố độc đáo của ảnh ngược sáng. Chỉ với một hình khối đen cũng có thể nói lên biết bao điều, gợi lên biết bao cảm xúc. Đôi khi ta có thể tình cờ tạo ra một bức ảnh ngược sáng, tuy nhiên để chụp được một bức ảnh theo ý định của mình thì lại là chuyện khác.
Cho dù đối với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là người đang theo đuổi đam mê mục tiêu đạt đến trình độ ấy thì việc tạo ra một bức ảnh ngược sáng xuất sắc, truyền tải những thông điệp riêng biệt đều được xem là một thành công thực sự. Vì vậy, nếu bạn muốn chụp một bức ảnh ngược sáng có thể gây kinh ngạc và đầy tính biểu cảm, hãy tham khảo vài mẹo nhỏ mà RGB chia sẻ dưới đây để có được những bức ảnh ngược sáng hoàn hảo hơn. Khi áp dụng đúng cách, nghệ thuật chụp ảnh ngược sáng sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh cực kỳ ấn tượng, truyền đến người xem cảm hứng và khao khát sáng tạo những bức ảnh như thế cho riêng mình.
1. Tạo ánh sáng nền cho chủ thể
Ảnh: Ivan Makarov
Một trong những cách đơn giản nhất để tạo ra ảnh ngược sáng chính là chụp chủ thể khi có mặt trời chiếu rọi ngay phía sau. Hãy đặt chủ thể bạn muốn chụp ở trước ánh mặt trời sao cho nguồn sáng này tỏa chiếu sau lưng nó. Bạn có thể chụp ảnh vào buổi bình minh hay hoàng hôn lúc ánh sáng rực rỡ nhất.
2. Tắt flash
Ảnh: Brad Colbow
Tất nhiên bạn chẳng thể nào chụp được một bức ảnh ngược sáng khi mở flash. Vì thế hãy điều khiển máy ảnh một cách thủ công và tắt flash. Nếu cứ để chế độ flash tự động thì đèn flash sẽ làm cho chủ thể sáng lên. Bạn nên hạn chế tối đa nguồn sáng từ phía trước chủ thể.
3. Chụp ảnh trong nhà
Ảnh: Tanakawho
Bạn vẫn có thể chụp được một bức ảnh ngược sáng ngay khi đang ở trong nhà. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên chiếu qua cửa sổ. Bạn cũng tạo được ánh sáng nền bằng cách đặt một nguồn sáng nào đó phía sau chủ thể. Ta có thể chụp ảnh ngược sáng với ánh sáng nhân tạo chứ không nhất thiết phải là ánh sáng mặt trời.
4. Chụp ảnh vào ban đêm
Ảnh: [ changó ]
Thật sai lầm khi bạn nghĩ rằng chỉ có thể chụp được những bức ảnh ngược sáng đẹp vào ban ngày hay vào những giờ vàng trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Ngược lại, ngay cả khi chụp vào ban đêm ta vẫn có được một bức ảnh ngược sáng tuyệt vời. Thậm chí, nó còn gây ấn tượng mạnh mẽ và thể hiện nhiều cảm xúc hơn với những gam màu được phối hợp một cách thông minh. Bạn có thể làm được điều đó khi sử dụng lửa hay một loại ánh sáng nhân tạo khác.
5. Làm đầy khung ảnh
Ảnh: Joaquim Simoes
Chắc chắn bạn sẽ có được một bức ảnh đẹp nếu áp dụng đúng và hiệu quả kỹ thuật làm đầy khung ảnh trong xử lý bố cục. Sự gắn kết hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn thú vị, hấp dẫn hơn. Bạn nên sử dụng phông nền sáng để làm nổi bật chủ thể trong ảnh của mình. Bạn cũng có thể chọn và phối hợp nhiều yếu tố khác để làm tăng thêm sức quyến rũ, lôi cuốn của bức ảnh.
6. Lựa chọn chủ thể độc đáo
Ảnh: Kazimkuycu
Bức ảnh ngược sáng của bạn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hình dáng của chủ thể. Vì vậy hãy tìm những chủ thể có hình khối, đường thẳng, nét cong độc đáo, đặc biệt và rõ ràng để bức ảnh của bạn dễ dàng được nhận ra. Bạn sẽ thất bại nếu khi xem, mọi người không xác định được chủ thể trong ảnh là gì.
7. Sử dụng khung viền tự nhiên
Ảnh: Personal Project
Khi nói đến khung viền tự nhiên của bức ảnh, chúng tôi muốn đề cập đến những vật thể tồn tại quanh chủ thể. Bạn không cần phải tạo ra chúng vì chúng đã có sẵn rồi. Đó có thể là khung cửa sổ, cổng vòm, tán cây…Chúng sẽ khiến cho bức ảnh của bạn trông sinh động, có sức khơi gợi hơn rất nhiều.
8. Chèn bóng cho chủ thể
Ảnh: Tulgay
Hã tìm những bóng chiếu thích hợp nhất với chủ thể của ảnh. Vì thế, bên cạnh việc chọn chủ thể độc đáo ta còn cần kiểm tra thêm rằng liệu chủ thể ấy có tạo ra được một bóng chiếu đẹp hay không. Nó sẽ góp phần làm cho bức ảnh hoàn thiện hơn, chuyển tải được nhiều nội dung, ý nghĩa hơn.
9. Điều chỉnh tiêu cự thủ công
Ảnh: Bkiwik
Bạn sẽ tự tìm được tiêu cự thích hợp nhất khi chuyển máy ảnh của mình sang chế độ điều chỉnh tiêu cự thủ công (manual). Nếu để chế độ tự động (automatic), có thể máy ảnh sẽ không cho bạn một góc độ ưng ý nhất. Đặc biệt, khi chọn độ mở ống kính (aperture) ở f16, bạn vẫn có thể chụp được toàn bộ bối cảnh trong khi tập trung vào một điểm nhấn của bức ảnh.
10. Tạo ảnh đơn giản
Ảnh: Cogito Ergo Doleo
Một bức ảnh ngược sáng đơn giản sẽ tạo được nhiều ấn tượng. Hãy tìm một chủ thể đơn giản, dễ nhận biết dù chúng ta chỉ thấy bóng của chủ thể ấy. Nếu chú ý bạn sẽ nhận ra phần lớn các bức ảnh ngược sáng đều không có nhiều chi tiết và hầu như chỉ tập trung vào chủ thể.
Nào, đã đến lúc bạn bắt tay vào thực hiện rồi đấy!
Yếu tố mang đến sự thú vị, hấp dẫn cho bức ảnh chính là cách bạn bố cục cho ảnh. Vì thế, ngoài những thủ thuật chụp ảnh ngược sáng nêu trên, bạn đừng quên chú ý đến bố cục, điều rất quan trọng đối với bất kỳ thể loại ảnh nào. Với một vài phương pháp nhỏ này, chúc bạn có được nhiều bức ảnh ngược sáng ưng ý.
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình
(st)