Trào lưu chụp ảnh tạo hình bằng tay hình trái tim cực đáng yêu
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng cực chuẩn cho người mới vào nghề. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có những bức hình thật đẹp và ấn tượng nhé
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới ánh sáng tạo nên bức ảnh, đó là tốc độ cửa trập (shutter speed), độ mở ống kính (aperture) và độ nhạy sáng (ISO). Trong quá trình ánh sáng tiếp xúc với vật liệu nhạy sáng như phim hoặc mặt cảm biến trong máy ảnh kỹ thuật số sẽ quyết định đến một tấm ảnh. Quá trình phơi sáng phụ thuộc vào thời gian trập và khẩu độ của ống kính. Thời gian trập (hay được gọi là tốc độ chập) là khoảng thời gian mà màn chập của máy ảnh mở cho ánh sáng đi vào mặt film hay sensor (cảm biến). Khẩu độ là độ mở lớn hoặc nhỏ của màn chắn trong ống kính để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua vào mặt sensor máy ảnh.
Vì vậy, nếu độ mở ống kính mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều hơn) thì tốc độ cửa trập phải càng nhanh để cân bằng lượng ánh sáng vào cảm biến. Ngược lại, nếu tốc độ cửa trập càng chậm (thời gian để cho ánh sáng vào cảm biến lâu hơn) thì độ mở càng phải hẹp lại để luôn duy trì một lượng ánh sáng vừa đủ. Lưu ý một điều là độ mở lớn được biểu thị bằng con số nhỏ, còn độ mở nhỏ lại được biểu thị bằng con số lớn. Ví dụ độ mở lớn nhất sẽ được ghi là f/2 hoặc f/2,8, trong khi độ mở nhỏ hơn sẽ là f/8, f/11. Ngoài việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính, độ mở còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (depth of field) hay khoảng rõ nét. Độ mở càng nhỏ (f/16 chẳng hạn) khoảng rõ nét càng lớn (tất cả mọi thứ trong ảnh, tiền cảnh hay hậu cảnh đều rõ nét) và ngược lại.
Thực tế là ở chế độ tự động, khi chụp đêm máy ảnh sẽ căn cứ chủ yếu vào tốc độ cửa trập thay vì các yếu tố tác động đến sự phơi sáng khác. Vấn đề ở chỗ, hầu hết máy ảnh đều tính toán không đúng thời gian cần thiết mà tốc độ cửa trập cần có để thu được ánh sáng tạo nên một bức ảnh được gọi là đẹp. Lý do chính là cảm biến đo sáng máy ảnh hoạt động về đêm (ánh sáng rất yếu) không được chính xác và hiệu quả như ban ngày. Vì thế, những bức ảnh chụp đêm bằng chế độ tự động phần lớn là thiếu sáng.
Sau đây hướng dẫn các bạn một số kinh nghiệm chụp phơi, các bạn hãy thử dần và rút ra kinh nghiệm, tuyệt đối không phải lúc nào cũng cứ chụp rập khuôn mà phải tùy biến theo từng hoàn cảnh nhé các bạn.
1) Gắn máy ảnh trên tripod
2) Chỉnh ISO = 100 hoặc 200 là cùng
3) Vặn chế độ chụp về S hoặc M (M thì chủ động hơn. S thì chỉ chọn được thời gian chụp)
4) Chọn chế độ đo sáng Matrix (sau này thành thạo rồi thì bạn có thể dùng các chế độ đo sáng khác như Center Weighted hoặc Spot)
5) Chụp bằng dây bấm mềm hoặc đặt máy ở chế độ chụp hẹn giờ (tức là bấm nút chụp rồi nhả ra, đợi chừng 10 giây máy mới chụp). Như thế đảm bảo máy không bị rung do thao tác của tay
6) Đặt tốc độ và khẩu chụp, ví dụ tốc độ chụp = 30 giây, khẩu độ = f13 (bạn tùy ánh sáng thế nào mà vặn)… Khẩu độ có thể khép từ F11đến 22 để làm tia sáng tỏa ra từ những điểm ánh sáng cố định
7) Căn khung hình
8) Bấm nút chụp và nhả. Máy sẽ đợi 10 giây rồi bắt đầu phơi sáng
9) Đợi máy phơi sáng xong rồi xem lại ảnh.
Chú ý: Trong thời gian máy phơi sáng, đừng đụng vào máy hay tripod. Thậm chí phải tránh cả gió nữa (gió mạnh cũng làm rung máy)
Ghế Đá Công Viên
Cầu Đỏ Về Đêm
Thác Đổ
Tàu Tốc Hành Dành Khách
Đèn Lên
Cầu Bay
Cô Độc
Dòng Đời
Hoàng Hôn
Chế ngự sự phơi sáng của ảnh
Sử dụng sáng tạo chế độ Metering trong máy ảnh DSLR sẽ mang lại những điểm nhấn đầy cảm xúc cho hình chụp.
Chế độ Metering trong máy ảnh số
Khi mới bắt đầu, người chụp phải luyện ghi hình đúng sáng để độ phơi sáng (exposure) thật chính xác, giúp ảnh không bị tối hay “cháy”.
Tới lúc muốn tay nghề cao hơn, bạn có thể dùng chế độ metering (đo sáng) ngay trong máy để tạo nên những cách phơi sáng khác nhau mà các tính năng tự động không thể làm được.
|
Nhiều người vẫn dựa vào các tính năng tự động đo sáng đa mẫu (Multi-Pattern) bởi nó thể hiện chi tiết rất tốt, ngay trong phần sáng và phần bóng tối, như hình chụp cây thứ nhất (bên trái). Nhưng cách đo sáng đa mẫu trên máy ảnh số DSLR chỉ hàm ý nắm bắt càng nhiều chi tiết càng tốt trong dải sáng của máy.
Trong khi đó, đôi mắt của người nghệ sĩ lại không muốn nhìn toàn bộ cái cây mà chỉ muốn ngắm chút tia nắng ban mai đang đậu trên cành lá. Hãy dừng lại và chuyển sang chế độ Spot Metering trên máy ảnh, đo sáng vào cành cây được nắng chiếu. Làm như vậy sẽ khiến vùng tối trở nên tối hơn, mất chi tiết. Nhưng bù lại hiệu quả nghệ thuật tăng lên - đó là sự tương phản.
Chế độ Metering là câu trả lời cho những trường hợp người chụp muốn nhấn mạnh đối tượng trong khung hình. Nếu muốn chi tiết trên toàn bộ khung cảnh, hãy dùng chế độ Multi-Pattern. Nếu muốn nhấn nhá một nét, hãy tìm đến Spot Metering.
Ví dụ, khi ngắm cô gái đang đọc sách ở sân bay, người chụp đã thấy ấn tượng vì ánh sáng rọi từ trên cao xuống chỗ cô. Đó là nguồn sáng rất quý, tạo cảm giác cô gái tách biệt khỏi đám đông.
Chế độ Multi-Pattern sẽ giúp lấy chi tiết ở bối cảnh đằng sau. Nhưng lúc này thì không nên thế, hãy chuyển sang Spot Metering và đo sáng vào cánh tay của cô gái, các khu vực xung quanh chìm vào bóng tối khiến bức ảnh có vẻ cô đơn thú vị.
Người chụp nên bắt đầu bằng sự tương phản, với ánh sáng rực rỡ và các bóng tối có hình khối. Trong bức ảnh trên, khi phơi sáng cho các vùng sáng và để bóng tối đen hoàn toàn, các đối tượng trong hình tạo ra hai thế giới khác nhau khiến mắt người xem bị hút vào phần sáng. Đó là ở giữa thành phố New York, ánh sáng cắt qua hai tòa nhà chọc trời và chạm vào bề mặt của tòa nhà có hình dáng cổ điển này. Nếu chụp rõ mọi chi tiết, bức ảnh không mang lại cảm xúc khác lạ nữa.
Khi ngồi trên ghế đá công viên, người ta thường thấy những chiếc lá. Nhưng để nắm bắt chiếc lá cô đơn đang được ánh nắng buổi chiều rọi vào, người chụp cần chuyển sang đo sáng điểm. Ảnh này phơi sáng hơn mức bình thường một chút, làm chiếc lá có vẻ như rạng ngời lên.
Người chụp dần dần sẽ phải hình thành thói quen quan sát các luồng ánh sáng trong tự nhiên để quyết định bức ảnh cuối cùng trông sẽ ra sao. Với một khung cảnh, mỗi cách chụp sẽ tạo ra những tấm hình có sắc thái khác nhau. Khi đánh giá bất kỳ khung cảnh hay đối tượng nào, nên chú ý đến ánh sáng và cách sử dụng nó. Nếu chỉ tập trung vào đối tượng mà không để ý tới ánh sáng, bạn sẽ làm mất một trong những yếu tố quan trọng nhất để làm đẹp hay phá vỡ bức ảnh.
Như bức ảnh trên, nếu chụp quầy hoa quả này muộn hơn, hoa quả sẽ bị chìm trong cái bóng của tấm vải che. Và ở thời điểm chụp, nếu dùng Multi-Pattern sẽ làm mọi thứ trở nên phẳng hơn. Khi chuyển sang đo sáng điểm, những loại quả đó được nhấn mạnh bằng ánh mặt trời chiếu vào và các phần còn lại chìm vào bóng tối hoàn toàn.
Tìm hiểu về phơi sáng và tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh
Nếu bạn thích chụp ảnh và đang "mon men" bước vào thế giới nhiếp ảnh đầy màu sắc, hẳn bạn sẽ gặp phải thuật ngữ exposure (phơi sáng) và phải học cách tính toán 3 thông số của tam giác phơi sáng để có được những bức ảnh như ý. Bài viết sẽ giúp bạn nắm được một số nguyên tắc cơ bản về cơ chế phơi sáng trong nhiếp ảnh.
Phơi sáng và tam giác phơi sáng là gì?
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đều được trang bị một loạt các chế độ chụp tự động mà máy ảnh sẽ quyết định tất cả các thiết lập cho bạn, bạn chỉ cần giơ máy lên ngắm và chụp. Đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu chụp ảnh, nhưng đó không phải là mục tiêu của nhiếp ảnh, vì nó không thể hiện được khả năng sáng tạo và cảm xúc của người chụp ảnh, cho dù ảnh chụp bằng chế độ tự động cũng có nhiều bức ảnh đẹp. Tìm hiểu cách thiết lập bằng tay các thông số chụp là bước tiếp theo để bạn thực sự gia nhập thế giới nhiếp ảnh.
Theo Wikipedia, "phơi sáng là tổng lượng ánh sáng được phép lọt vào môi trường chụp ảnh trong suốt quá trình chụp một bức ảnh", trong đó môi trường chụp ảnh được hiểu là chip cảm biến trên máy ảnh kỹ thuật số hoặc các hạt hóa học màu bạc trên máy ảnh phim.
Trong nhiếp ảnh, "phơi sáng" (exposure) là một thuật ngữ được dùng để đánh giá một bức ảnh có bị thừa sáng hay thiếu sáng không. Một bức ảnh có mức phơi sáng chính xác là bức ảnh gây được cảm xúc "đẹp" với mắt người xem và chủ đề của bức ảnh được nhận ra rõ rệt. Với thực tế ánh sáng trong tự nhiên và cả ánh sáng nhân tạo đều biến đổi trong từng hoàn cảnh chụp, máy ảnh đôi khi không tính toán được mức phơi sáng phù hợp, khi đó bạn sẽ cần phải tự tay điều chỉnh để bù phơi sáng, hay bù sáng (exposure compensation).
Nhiệm vụ của bạn khi chụp ảnh là tìm ra một mức phơi sáng phù hợp với hoàn cảnh chụp. Một chủ đề được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời giữa trưa trên một bãi biển sẽ sáng hơn 4000 lần so với cùng một chủ đề được chiếu sáng dưới ánh trăng. Để hỗ trợ bạn, máy ảnh cung cấp cho bạn các giá trị phơi sáng (exposure value, viết tắt là EV) dùng để đo độ sáng.
Trên các máy ảnh, 1 EV = 0 có nghĩa là hình ảnh được phơi sáng trong 1 giây ở tiêu cự f1, mỗi một nấc điều chỉnh lên xuống sẽ tăng hoặc giảm độ sáng. EV =1 sẽ tăng gấp đôi độ sáng so với EV=0, EV=3 tăng 8 lần độ sáng, EV=-2 là giảm 1/4 độ sáng…
Cứ mỗi một nấc điều chỉnh EV được gọi là một "stop". Và "stop" cũng dùng để nói về mỗi một nấc điều chỉnh trong các thiết lập của "tam giác phơi sáng". Bức ảnh ở hình bên cho bạn thấy rõ độ sáng của ảnh mỗi khi thay đổi một stop của EV.
Tam giác phơi sáng là khái niệm dùng để chỉ 3 yếu tố liên quan mật thiết đến việc phơi sáng một bức ảnh, đó là ISO (độ nhạy sáng), Shutter Speed (tốc độ màn trập), Aperture (khẩu độ, tức độ mở của ống kính). Tìm hi���u thêm về cách căn chỉnh các thông số này tại đây.
Hiểu một cách nôm na, khẩu độ là độ mở của ống kính được điều chỉnh to hoặc nhỏ để cho ánh sáng lọt vào cảm biến nhiều hay ít. Màn trập là cánh cửa cho phép ánh sáng đi vào cảm biến, cửa mở lâu hay nhanh cũng sẽ tác động đến lượng ánh sáng được phép đi vào cảm biến. Cuối cùng, ISO vốn là thông số cho biết độ nhạy cảm với ánh sáng của phim trong máy ảnh, nhưng với máy ảnh kỹ thuật số nó dùng để chỉ lượng thông tin về ánh sáng thu thập được bởi bộ cảm biến, có thể dễ dàng điều chỉnh chỉnh bằng một bánh xe xoay. Ba thông số này có liên quan mật thiết với nhau, khi bạn điều chỉnh thông số này thì bắt buộc hai thông số kia cũng phải điều chỉnh theo, và thường là máy ảnh sẽ tự động làm việc này. Làm thế nào để điều chỉnh chính xác được ba thông số này để cho ra một bức ảnh có độ sáng thích hợp là cả một nghệ thuật và đó chính là điều thể hiện sự sáng tạo cũng như "đẳng cấp" của mỗi nhiếp ảnh gia.
Tam giác phơi sáng, thể hiện sự thay đổi của 3 thông số sẽ mang lại tác động lên ảnh chụp như thế nào
Để hiểu hơn về tam giác phơi sáng, bạn có thể hình dung hai hình ảnh ẩn dụ dưới đây:
- Cửa sổ: Hãy tưởng tượng máy ảnh của bạn giống như một cửa sổ với những cửa chớp mở và đóng.
Khẩu độ là kích thước của cửa sổ. Nếu nó lớn hơn thì nhiều ánh sáng được lọt qua và căn phòng sáng hơn.
Tốc độ màn trập là lượng thời gian mà các cửa chớp của cửa sổ đang ở trạng thái mở. Bạn càng để mở cửa sổ bao lâu thì ánh sáng càng được tràn vào phòng bấy lâu.
Bây giờ, tưởng tượng rằng bạn đang ở trong phòng và đang đeo kính râm, đôi mắt của bạn trở nên kém nhạy với ánh sáng đi vào, giống như cảm biến nằm trong máy ảnh.
Có một số cách để tăng lượng ánh sáng trong phòng (tức bên trong máy ảnh): bạn có thể tăng thời gian cửa chớp mở cửa (giảm tốc độ màn trập, tức là màn trập mở lâu hơn), bạn có thể tăng kích thước của cửa sổ (tăng khẩu độ) hoặc bạn có thể cất cái kính râm đi (tăng ISO lớn hơn).
- Tắm nắng: Một cách khác để hình dung cách thức máy ảnh thực hiện phơi sáng, đó là tưởng tượng về cách thức mà một người muốn có một làn da rám nắng bằng cách tắm nắng.
Để có một làn da rám nắng, mọi người thường chỉ đơn giản là nằm phơi mình dưới ánh nắng. Mức độ rám nắng của làn da sẽ giống như là độ nhạy ISO trong máy ảnh. Một số người sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn những người khác, nên màu da của họ sẽ khác nhau.
Tốc độ màn trập trong phép ẩn dụ này là khoảng thời gian bạn dành ra để phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Càng phơi nắng lâu thì da bạn càng rám hơn, và tất nhiên nếu phơi nắng quá lâu thì có thể bị cháy da, giống như bức ảnh của bạn sẽ bị dư sáng hoặc cũng có thể gọi là "cháy" thì có quá nhiều ánh sáng.
Khẩu độ Aperture có thể xem như kem chống nắng mà bạn dùng cho làn da của bạn. Khi bạn dùng kem chống nắng ở cường độ cao và dày thì bạn giảm được lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua làn da - và kết quả là ngay cả một người có làn da nhạy cảm cao có thể dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời (tức là giảm độ mở ống kính và bạn có thể làm chậm tốc độ màn trập và/hoặc giảm ISO).
Cả hai hình ảnh ẩn dụ về cửa sổ và tắm nắng này đều không phải là hoàn hảo nhưng đều có thể minh họa sự liên kết của tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO trên máy ảnh kỹ thuật số của bạn.
Sử dụng thích hợp các chế độ phơi sáng
Máy ảnh số hiện nay cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để thay đổi mức độ phơi sáng, bạn cần biết cách điều chỉnh tam giác phơi sáng hợp lý trong từng hoàn cảnh và đúng với ý đồ của bạn khi chụp. Lựa chọn chế độ chụp nào hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và cả phong cách chụp ảnh của bạn.
Bạn có thể sử dụng nút điều chỉnh EV trong chế độ P (programed auto), S hoặc Tv (shutter priority) hoặc A (aperture priority). Bạn không thể điều chỉnh EV để thực hiện các bức ảnh dư sáng hoặc thiếu sáng trong chế độ M (manual, chỉnh tay hoàn toàn), bởi bạn sẽ tự kiểm soát cả tốc độ màn trập và khẩu độ, máy ảnh không tính toán gì cho bạn cả.
Program AE là chế độ phơi sáng tự động là một tính năng hữu ích thường thấy trên máy ảnh DSLR. Chế độ này khác với chế độ tự động hoàn toàn (Auto), ở chỗ nó cho phép bạn khả năng để "ghi đè" lên các quyết định của máy ảnh, nghĩa là sau khi máy ảnh đã tính toán và chọn ra các thông số chụp, bạn vẫn có thể thay đổi thiết lập phơi sáng nếu bạn không thích các thiết lập mà máy ảnh đã chọn.
Ví dụ, nếu máy ảnh của bạn đã thiết lập ở khẩu độ f8, tốc độ 1/250 giây và ISO 200, nhưng bạn muốn có một khẩu độ lớn hơn, bạn có thể sử dụng nút chỉnh phơi sáng để thay đổi các thiết lập về khẩu độ f4 tốc độ 1/1000 giây. Mức độ phơi sáng của hai thiết lập này là như nhau, nhưng hiệu quả mang lại sẽ khác nhau.
Trong chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn chọn khẩu độ và máy ảnh của bạn sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập theo ISO. Bạn có thể kiểm soát tốc độ màn trập gián tiếp bằng cách thay đổi các mức ISO.
Trong bức ảnh này, tác giả đã sử dụng khẩu độ f22 để đảm bảo rằng tất cả các phần của bức ảnh này được lấy nét, từ những tảng đá ở mặt trước và các vách đá ở đằng xa.
Lưu ý, độ sâu trường ảnh Depth-of-field (DOF) rất quan trọng trong nhiếp ảnh phong cảnh. Thông thường bạn sẽ muốn toàn bộ nội dung của khung hình được lấy nét, và cách tốt nhất để làm điều này là để thiết lập khẩu độ nhỏ (như f16), ISO thấp (cho chất lượng hình ảnh cao). Nếu thiết lập này có thể dẫn tới một tốc độ màn trập quá thấp và khiến máy ảnh bị rung do tay cầm, bạn có thể nâng ISO cao hơn (để có tốc độ màn trập nhanh hơn) hoặc sử dụng chân máy.
Trong máy ảnh số thường có chế độ mặc cảnh, ví dụ chế độ Landscape định sẵn để bạn lựa chọn khi chụp phong cảnh, tuy nhiên có một số lý do mà bạn nên dùng chế độ ưu tiên khẩu độ thay vì chọn chế độ Landscape:
- Bạn có thể áp dụng bù phơi sáng nếu máy ảnh chọn mức phơi sáng sai.
- Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật lấy nét khoảng cách hyperfocal để tối đa hóa độ sâu trường ảnh. Điều này liên quan đến việc bạn phải chuyển ống kính sang chế độ lấy nét bằng tay và tập trung lấy nét vào một điểm trong ảnh có DOF tối đa. VnReview sẽ có bài viết về kỹ thuật này trong thời gian tới.
- Bạn có thể sử dụng một khẩu độ rộng để chụp cảnh quan có DOF rất hẹp.
Bức ảnh này được tác giả chụp cận cảnh một bông hoa với một ống kính 85mm, tốc độ màn trập 1/250 giây để đảm bảo hình ảnh được sắc nét. Bạn nên nâng cao tốc độ màn trập khi chụp cận cảnh vì lúc này các chuyển động của máy ảnh đều bị phóng đại, hình ảnh sẽ rất dễ bị nhòe mờ.
Khi chọn chế độ ưu tiên màn trập, bạn chọn tốc độ màn trập và máy ảnh của bạn sẽ tự thiết lập khẩu độ theo ISO. Bạn có thể kiểm soát khẩu độ gián tiếp bằng cách thay đổi ISO.
Bạn nên sử dụng chế độ ưu tiên màn trập khi cầm máy ảnh bằng tay (các tình huống không mang theo chân máy). Nó sẽ cho phép bạn thiết lập một tốc độ màn trập đủ nhanh để ngăn hiện tượng rung máy, nếu cần tăng DOF thì bạn chỉ cần tăng ISO lên.
Một mẹo để học cách thiết lập tam giác phơi sáng, đó là bạn hãy đặt máy ở chế độ tự động hoàn toàn, chụp thử một vài kiểu và xem các thông số mà máy ảnh đã chọn, sau đó bạn hãy chuyển sang các chế độ chỉnh tay (có ký hiệu M, A, P, S) và thử thay đổi tăng/giảm các thông số đó để xem hiệu ứng xảy ra trên hình ảnh.
Đối với những cảnh có độ tương phản cao (ví dụ: một bức tường với cửa sổ bên ngoài, hoặc hoặc dưới bóng râm của cây vào một ngày nắng), hãy chụp tự động một kiểu và tính toán xem bạn cần tăng hay giảm phơi sáng để có bức ảnh tốt hơn. Thông thường bạn chỉ cần tăng/giảm các thông số gần với mức mà máy ảnh đã tính toán. Để có những ảnh "high-key" hoặc "low-key", hãy thử cố ý tăng hoặc giảm phơi sáng cao hoặc thấp hẳn, bạn sẽ ngạc nhiên với những hiệu ứng đạt được, mang lại những sắc thái mới cho ảnh chụp mà nếu chụp ở chế độ tự động sẽ không có được.
Tốc độ cửa trập quy định thời gian mà cảm biến được lộ ra để bắt hình ảnh. Tốc độ cửa trập được tính bằng những phần nhỏ của 1 giây. Ánh sáng của chủ đề càng tối thì thời gian mở cửa trập càng lâu để thu đủ lượng ánh sáng vào mà tạo thành được một bức ảnh đẹp. Nếu bạn cảnh chụp đêm, tốc độ cửa trập có thể kéo dài tới hàng vài giây hoặc hàng phút. Với tốc độ khác nhau, người chụp có thể thể hiện được những chuyển động khác nhau. Ví dụ, khi chụp một làn nước chảy tự nhiên hay màn mưa, tốc độ 1/30 giây sẽ cho làn nước mờ mờ, mềm mại, nhưng khi tăng tốc độ lên 1/500 giây thì làn nước sẽ bị “bắt đứng” với từng hạt nước rõ nét. Tốc độ cửa trập cao chỉ để chụp thể thao bởi nó có thể “bắt đứng” chủ đề đang chuyển động.
Độ mở rộng của các lá thép chắn sáng bên trong ống kính. Những lá thép chắn sáng này tương tự như con ngươi của mắt người, trên ống kính những lá thép xếp lớp với nhau tạo thành một vòng tròn có lỗ ở giữa ống kính, có khả năng điều chỉnh độ to nhỏ để cho phép ánh sáng đi qua nhiều hay ít. Độ mở càng to (lỗ tròn càng to), ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều và ngược lại. Một tấm ảnh hoàn hảo nếu lượng ánh sáng đi vào vừa đủ theo ý của người chụp.
Độ nhạy sáng được biểu thị bằng trị số ISO. Độ nhạy càng cao (số ISO cao), ánh sáng cảm biến thu được càng nhiều. Do vậy, khi một khung cảnh đủ sáng với 1 mức ISO, độ mở và tốc độ nhất định, nếu bạn tăng ISO, và để cân bằng lượng sáng, bạn phải hoặc thu hẹp độ mở, hoặc tăng tốc độ cửa trập. Thông thường ISO ở mức 50 hoặc 100 sẽ cho ảnh đẹp nhất. ISO tăng càng cao sẽ khiến ảnh càng bị hạt.
Tất cả các máy ảnh số từ Compact cho tới DSLR đều đã có các chế độ tự động điều chỉnh phơi sáng thích hợp (Auto, Program) cho hầu hết mọi điều kiện chụp ảnh. Trong một số các trường hợp đặc biệt (chụp đêm, chụp tuyết, pháo hoa, con trẻ...), máy ảnh đời mới cũng đã thiết lập sẵn cho người dùng thông qua chế độ mặc định (Scene mode) nên nói chung, người chụp ngày nay có thể không cần quá quan tâm đến các thông số độ mở, tốc độ mà vẫn có thể chụp được những bức ảnh đẹp. Nhưng những tay máy chuyên nghiệp vì nhu cầu tác nghiệp có thể tùy chỉnh qua các chế độ bán tự động như ưu tiên độ mở (Av, A) hay ưu tiên tốc độ cửa trập (Tv, S), chế độ mà máy sẽ tự điều chỉnh thông số ảnh hưởng tới phơi sáng tương ứng theo điều chỉnh của người chụp.
Chụp phơi sáng bằng chế độ bulb thì bạn nên dùng dây bấm mềm chứ không nên bấm trên máy (thế nào cũng bị rung).