Kinh nghiệm chụp ảnh sản phẩm ấn tượng và sáng tạo

Kinh nghiệm chụp ảnh sản phẩm ấn tượng và sáng tạo. Chụp ảnh đồ vật thông thường trong nhà là một cách tốt để nâng cao khả năng tưởng tượng và sự sáng tạo của người chụp.


Để thực hiện chụp ảnh tĩnh vật với máy ảnh DSLR, người chụp cần có một ống kính tiêu chuẩn, ví dụ ống fix tiêu cự tương đương 50mm và tripod.

Theo trang web Ephotozine, trước hết người chụp cần xác định rõ mục đích sử dụng cho những bức ảnh của mình, đôi khi chỉ cần thể hiện sản phẩm trông như thế nào. Ví dụ, khi chụp một cây bút, chỉ cần đặt lên một bề mặt phẳng, chụp ảnh lại là đủ mô tả về nó, nhưng nếu đặt cùng với một bảng viết trên một mặt bàn gỗ cũ kỹ thì cây bút lại nằm trong một câu chuyện riêng và gây được cảm hứng cũng như sự chú ý hơn.

Chụp ảnh tĩnh vật với máy DSLR và ống fix 50mm. Ảnh: Ephotozine.

Để chụp một bức ảnh sản phẩm đẹp, người chụp nên sử dụng sản phẩm mẫu đang ở trạng thái tốt nhất.

Ánh sáng là yếu tố chính trong một bức ảnh sản phẩm, nên cần phải bố trí ánh sáng phòng chụp tốt và tránh đánh flash trực tiếp và gắt. Nên sử dụng hắt sáng hoặc dù, vải để làm ánh sáng "mềm" hơn, giảm bóng đổ và phản chiếu. Nếu chụp ảnh JPEG, nên chú ý lấy cân bằng trắng chuẩn hoặc chụp RAW để có thể dễ dàng thay đổi khi xử lý hậu kỳ.



Làm sao để chụp ảnh sản phẩm đẹp.



Mình lấy ví dụ và mô tả cách làm đơn giản, các bạn tự phát thảo thêm tùy theo nhu cầu thự tế của chính mình nhé.


Áp dụng với những sản phẩm nhỏ, gọn, bạn có thể làm theo cách dưới đây để tiết kiệm được khá nhiều chi phí và công sức, nhưng vẫn có thể cho ra hình sản phẩm đẹp và rõ nét.

1. Trước tiên, bạn cần có 1 bộ khung sườn tương tự thế này: làm bằng ống nhựa PVC (có thể mua ở các cửa hàng bán ống nước).


2. Phông nền, tùy màu của sản phẩm mình dùng phông nền làm sao để nổi sản phẩm lên:

Ví dụ các sản phẩm nâu, trắng... thì dùng phông xanh hoặc đen. 


3. Tiếp theo cần chuẩn bị đèn, chóa đèn, bóng đèn: tận dụng loại đèn bàn hoặc có thể mua chóa đèn và chân, bóng riêng lẻ rồi tự lắp ráp cũng được.



Dùng loại chóa đèn led cỡ 55W cũng ok. 



Hoặc có thể dùng bóng huỳnh quang xoắn thế này cũng tốt chán.

4. Màn vải trắng, loại coton ít nhăn để đỡ phải giặt ủi thường xuyên. phủ lên khung nhựa, xong để đèn 2 bên cùng chiếu vào trung tâm. Như vậy sẽ không tạo bóng đổ cho sản phẩm.



5. Máy chụp hình, chân máy (tripod), nếu có remote nữa thì càng tốt (đỡ động vào máy thì đỡ bị rung máy, nếu không thì đặt chụp tự động 10s cũng ok.).



Có thể mua loại chân đế có thể nâng lên hạ xuống được, như vậy sẽ tiện hơn. Không nhất thiết phải mua hàng xịn vài triệu đồng. Bạn có thể mua loại của china, giá tầm 200.000vnđ cũng có.


Máy ảnh thì có gì xài nấy, còn nếu đầu tư đúng mức thì nên có 1 chiếc DSLR, không thì cứ máy powershot cũng ok như thường (nếu mua mới thì nên chọn loại máy có lấy nét nhiều điểm, có thêm các chế độ chỉnh tay để bắt sáng này nọ càng ok hơn.)

 6. Cách chụp thì sao nhĩ?
oh, đã xong mọi thứ rồi, bạn đặt khung nhựa lên mặt bàn phẳng, đặt phông nền vào... sau đó cho sản phẩm vào. Tiếp theo, 2 cái đèn, nếu hình mẫu phức tạp về góc cạnh thì có thể dùng 3 đèn, đặt 2 bên và phía trên. Tất cả đèn đều chiếu vào trọng tâm của sản phẩm. Như vậy ta có 1 hình mẫu đủ sáng trong phông nền vừa đủ làm rõ mẫu hơn.

Đặt máy lên chân đế, canh chỉnh qua LCD hoặc ống ngắm, sao cho hình mẫu nằm ngay chính giữa.
Nhấn nhẹ nút chụp 1/2, để máy lấy nét, nhìn xem hình mẫu lấy nét có sáng rõ không?
OK hết rồi thì sẵn sàng.

6.0. Bạn rành về cách chỉnh các thông số máy ảnh thì chỉnh, không thì cứ để auto đi cho chắc.

6.1. Bạn đặt chế độ chụp tự động 10s, canh lại hình mẫu xem có nằm đúng ngay giữa chưa. OK, nhấn nút chụp để máy bắt đầu đếm, bạn thả tay, lui ra 1 tí để tránh đụng vào làm rung máy ko tốt.

Tách.... xong.Bạn có thể làm vài tấm cho 1 góc nhìn để phòng trường hợp phải chụp lại.

6.2. Bạn xoay mẫu sản phẩm sang góc nhìn khác: Tách... xong. Cứ tiếp tục như vậy cho tất cả các góc nhìn mẫu sản phẩm.

7. Thu dọn chiến trường, chép tất cả hình chụp vào máy tính, sau đó bắt đầu lọc lại các tấm hình ok nhất, cho qua 1 thư mục mới.

8. Tới Photoshop, bạn cần phải luyện vài chiêu chỉnh sửa ảnh chụp, sau đó mở lên, xóa phông nền (hoặc để nguyên), tút lại cho sáng sủa, rõ nét ....

Xong rồi đó, chúc bạn có được những bức ảnh sản phẩm ưng ý nhé. Về kinh nghiệm, khi bạn làm vài lần tự sẽ rút ra kinh nghiệm thôi, không khó lắm.

Dưới đây là 1 số hình mẫu chụp để các bạn định hình được chụp như vậy khác với chụp bừa bãi như thế nào.




Đó là với những hình mẫu nhỏ, đơn giản... Nếu bạn pro hơn, muốn cho ra những hình ảnh đẹp hơn, cần chụp mẫu lớn hơn..... Thì cứ nhân rộng lên, phát huy khả năng của bạn lên tí nữa.

Dưới đây là 1 số studio tự chế, bạn cứ nhìn và học theo nhé.



Chia sẻ
kinh nghiệm chụp hình sản phẩm



Trên tinh thần chia sẻ là sức mạnh, em cũng xin góp một bài về chụp hình sản phẩm. Dưới đây là những điều em đã học được từ các website và kinh nghiệm tự rút ra , hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người đang cần chụp hình sản phẩm có thể có được kết quả nhanh nhất mà không mất công mày mò .

Bắt chước bác frzzy em cũng xin giới thiệu vài hình em đã chụp ^^ .






Chụp hình sản phẩm , nhất là với mục đích sử dụng cho website bán hàng (hình cỡ nhỏ) thì máy ảnh không cần phải pro (sẽ bàn sau) mà quan trọng là ánh sáng . Theo em, ánh sáng ở đây chiếm 75% yếu tố đạt của bức ảnh .

1. Vì vậy xin bàn về ánh sáng trước . Chụp studio thì có 2 loại ánh sáng là liên tục và flash .

- Liên tục : Là các loại bóng đèn dây tóc, neon v.v bật liên tục . Loại đèn này dễ sử dụng vì lúc nào ta cũng thấy được kết quả ánh sáng tác động lên chủ thể , từ đó chỉnh hướng + cường độ dễ dàng hơn . Tuy nhiên khi chụp người thì loại đèn này lại gây khó chịu cho mẫu vì thường quá sáng và nóng . Chụp đồ ăn dễ tan chảy có lẽ cũng không phù hợp .
- Flash : Các loại flash gắn trên máy ảnh hay đèn studio strobe , loại này thì có cường độ mạnh và phát sáng trong thời gian ngắn nên thích hợp để chụp người (không gây chói mắt và bắt đứng người đang di chuyển) . Tuy nhiên loại này lại khó bố trí ánh sáng vì không nhìn thấy được kết quả bằng mắt thường trước khi chụp .

Vậy nên dùng loại đèn nào cho chụp ảnh sản phẩm ? Em chọn ánh sáng liên tục vì những lý do sau :
- Dễ bố trí đèn vì thấy ngay được kết quả trước khi chụp
- Chụp hình sản phẩm không cần bắt đứng chuyển động, không sợ mẫu chói mắt ^^
- Khác với chụp hình người cần những bóng đèn công suất lớn vì không gian rộng , chụp hình sản phẩm chỉ cần những bóng đèn gia dụng bình thường vì vậy chi phí rẻ hơn nhiều so với flash+pin sạc .

Tuy nhiên cũng có những khi cần dùng đến flash, nhưng trước mắt em thấy hệ thống đèn liên tục đủ đáp ứng để chụp những sản phẩm thông thường .

Dưới đây là cách thực hiện của em . Đèn sử dụng là bóng neon compact , công suất thì khi mua các bác cứ hỏi loại nào công suất lớn nhất mà lấy, em chỉ mua được loại 36W là max . Dùng đèn bóng dây tóc cũng được nhưng chỉnh WB mệt hơn vì ánh sáng vàng , hao điện hơn, mau hư hơn , nhưng được cái là nếu có bộ dimmer thì chỉnh cường độ được dễ dàng . Bóng compact thì có loại ánh sáng trắng (daylight), ít hao điện hơn nhưng muốn chỉnh cường độ thì phải dùng cách che chắn bớt hoặc đưa ra xa bớt chứ xài dimmer không được . Một lưu ý nhỏ là đèn compact có cường độ sáng gấp đôi ba lần đèn dây tóc cùng công suất nên cái bóng 36W của em nó sáng chói lòa ^^ .

Đây là cái bóng đèn hiệu Okes , 36W giá 40K , ghi là daylight nhưng mới mua thì hơi ngả xanh , xài 2 tháng thì lại hơi ngả vàng, nhưng không đáng kể .


Em mua tiếp 2 cái chụp đèn bằng nhôm giá vài K , dán vài tấm giấy can mờ lên để tản sáng bớt .


Sử dụng 2 cái tripod để gắn đèn, cái này là nên đầu tư vì nó sẽ giúp ta điều chỉnh đèn tiện lợi rất nhiều .
Em làm thêm 1 bóng nữa gắn vào cái đèn bàn để có thể cầm tay rọi vào những vị trí khác khi cần thiết .

Thế là xong, phần ánh sáng . Tiếp theo là phần phông nền . Em sử dụng một tấm bìa roki trắng trải dài trên mặt phẳng rồi uốn cong lên tường . Đây là hình của tất cả thiết bị


Tùy trường hợp có thể sử dụng các phông màu khác nhau hoặc màu mè hoa lá hẹ thì dùng các loại giấy gói quà ^_^


Nếu search trên mạng về product photography thì sẽ thấy là nhiều lời khuyên sử dụng light tent . Nó là một cái hộp bọc bằng vải/giấy trắng mờ và được chiếu sáng từ nhiều hướng bên ngoài, theo mô tả là sẽ làm ánh sáng chiếu đều và không gây đổ bóng .

Em cũng mất cả buổi làm một cái bằng dây kẽm nhưng rồi chẳng thấy hiệu quả . Cứ để lên miếng bìa rồi dọi đèn vào đơn giản hơn, góc máy không bị hạn chế bởi cái hộp light tent . Còn để tránh đổ bóng thì có cách khác mà em sẽ trình bày sau ^^.

2.
A, cuối cùng cũng tới phần máy móc .

Máy ảnh : Như đã nói ở trên, nếu mục đích là các hình sản phẩm cỡ nhỏ thì không cần đến máy ảnh DSLR mà chỉ cần một chiếc máy ảnh có các chức năng sau đây:
- Custom Whitebalance (hay preset wb gì đó ^^) : tức là có khả năng set WB theo 1 vật thể màu trắng . Có Fine tuning wb hay chỉnh nhiệt độ màu thì càng tốt , mà thật ra cũng ko cần hihi .
- Có chế độ chụp M(anual) : không sử dụng được đo sáng của máy trong trường hợp này rồi, phải có manual thôi ^^ .

Các tính năng tiếp theo thì có thì tốt, không có thì hơi bất tiện
- Focus lock : Khi chụp nhiều sản phẩm giống nhau ở cùng một vị trí thì có tính năng này sẽ tốt, focus xong thì cứ để đồ vào – chụp – để đồ vào – chụp …. (Máy của em thì focus xong chuyển qua MF thì cũng coi như lock)
- Có Remote: thứ nhất là để đỡ rung máy , thứ 2 là dùng khi … không thể nhấn nút chụp bằng tay . Có nhiều trường hợp em phải giữ đồ vật bằng 1 tay, tay kia cầm đèn phụ , lúc đó thì nhấn nút chụp trên remote bằng ngón chân cái bằng bằng răng ^^ . Không có remote thì xài đỡ timer cũng được, nhưng không sướng . Dưới đây là cái remote tự chế cho máy FZ20 của em


- Có AC Adaptor : Chụp nửa chừng mà hết pin thì mất hứng, thế nên có adaptor sẽ khỏe hơn , đỡ chai pin luôn .


- Có chức năng báo highlight (nhấp nháy vùng cháy sáng) : Cần thiết khi chụp hình nền trắng để kiểm tra xem nền đã đủ trắng 100% chưa .

- Em còn làm thêm một sợi dây usb có công tắc để mỗi lần chụp xong có thể xem ngay trên máy tính rồi sau đó chuyển qua chụp tiếp mà không cần tháo rút dây usb .


Với những điều kiện trên thì một chiếc PnS tốt sẽ hay hơn một chiếc DSLR bởi vì có LCD live view (vừa sắp xếp đồ vật vừa ngắm qua cái lỗ ngắm bé xíu của DSLR cực lắm!) . Viết cái này em lại liên tưởng tới bài so sánh Sony 707 với DSLR của bác nào trên forum mình hihi .

Máy nhất thiết phải gắn lên tripod để tránh rung và giữ nguyên bố cục cho nhiều ảnh tương tự nhau .

3. Bây giờ là tới phần chụp .
Đèn thì thường em để 2 cái 2 bên chiếu xuống góc 45 độ . Đèn thứ 3 thì dùng để chiếu trực diện khi sản phẩm gồ ghề bị bóng đổ như gấu bông chẳng hạn .
Máy ảnh thì để chế độ M , khẩu độ set sao cho DOF thích hợp , máy PnS của em DOF nó cứ rộng cả thước nên để khẩu bao nhiêu cũng vậy, không quan trọng lắm . Tốc độ thì set theo khẩu để ánh sáng vừa đủ, ko sợ tốc độ chậm gây rung hình vì máy đã để lên tripod . ISO thì em luôn để thấp nhất để đỡ noise (FZ20 là supernoise mà ^^). Sau khi chỉnh đèn vừa ý rồi thì set WB cho máy và alê, bắt đầu chụp .






Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình





(st)