Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm hoàn hảo nhất
Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Kinh nghiệm chụp ảnh "tự sướng" cực lừa tình. Chụp ảnh ngoài trời khi ánh sáng đẹp đương nhiên là điều kiện tuyệt vời cho bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, nếu phải chụp trong điều kiện ánh sáng tối tắm hơn, với nhiều nguồn sáng từ đèn neon, đèn vàng…, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Tự sướng là gì và bí quyết "lừa tình" qua ảnh
Hãy cùng tìm hiểu cách để có được những bức ảnh "tự sướng" đẹp nhất.
Tự sướng là cách gọi của thế hệ "tuổi teen" cho việc tự chụp ảnh mình, bạn bè hay người thân. Hình thức "tự sướng" đã phổ biến cách đây một vài năm và ngày càng được giới trẻ đặc biệt là các bạn nữ yêu thích. Đặc biệt là trong hoàn cảnh mà các máy PnS càng ngày càng rẻ (với khoảng 2 triệu đồng bạn đã có được một chiếc máy ảnh PnS tương đối tốt), những bức ảnh tự chụp đã được cho ra đời ngày càng nhiều. Cách chụp ảnh này được yêu thích bởi tính tiện lợi và nhanh chóng của nó. Rất nhiều avatar trên Facebook, Yahoo hay các mạng xã hội khác đều là loại ảnh này.
Điều chỉnh máy ảnh để có những khung hình đẹp
1. Chỉnh cân bằng trắng
Cân bằng trắng (White Balance, ký hiệu WB) là hình thức điều chỉnh nhiệt độ màu trên máy để cho ra bức ảnh cho ánh sáng chuẩn hơn. Thông thường ảnh của bạn dễ bị ám vàng, cam hay xanh da trời khi chụp. Trong chiếc máy ảnh của bạn, thông thường có vài cách để chỉnh cân bằng trắng. Bạn có thể để chế độ Auto White Balance, là chế độ cân bằng trắng tự động. Nếu không muốn để tự động, để tránh bị áp sắc, hãy sử dụng chế độ chỉnh nhiệt độ màu (độ K). Thông thường, với ánh đèn trong nhà, nhiệt độ thường là 2.500 độ K (bạn vào phần cài đặt cân bằng trắng sẽ thấy một bảng nhiệt độ có sẵn trong máy).
Ảnh trên chụp không cân bằng trắng nên bị ám vàng.
2. Mở cửa sổ, cửa ra vào
Khi phải chụp trong nhà, đừng quên “mở cửa ra cho ánh nắng vào nhà”, và đứng sát cửa sổ để nguồn sáng tự nhiên này hắt vào chủ thể. Bức ảnh dưới là một ví dụ điển hình. Bên trái là bức ảnh chụp trong điều kiện không mở cửa sổ, da người trở nên tái hơn rất nhiều.
Ảnh trái: không mở cửa sổ khi chụp nên da bị tái.
3. Lựa chọn cẩn thận giữa việc sử dụng hay không sử dụng đèn Flash
Trước khi sử dụng đèn flash, hãy thử đặt chủ thể gần ánh đèn vàng, cửa sổ để xem ánh sáng đó đã phù hợp chưa. Nếu đủ ánh sáng nhưng chủ thể bị ám màu thì sử dụng cân bằng trắng như bước 1.
Nếu vẫn không đủ sáng, bạn sẽ phải sử dụng đèn flash. Tuy nhiên, không nên sử dụng ánh đèn flash đánh trực tiếp thắng vào vật mà nên hướng đèn flash lên trên trần nhà, để ánh sáng phản chiếu rọi lại vào vật, bức ảnh sẽ tự nhiên hơn rất nhiều.
Ảnh trái: chụp có đèn flash, nhạt nhòa hơn ảnh phải không có đèn flash.
4. Cẩn thận với ngoại cảnh và “rác”
“Rác” là những đồ vật, người không đáng xuất hiện trong bức ảnh mà vẫn bị vướng vào do người chụp không chú ý hoặc bất khả kháng. Thông thường, khi chụp ngoài trời, ở chốn đông người, người chụp không làm chủ được, nên đành phải chụp ảnh bị “rác” rồi về photoshop lại. Tuy nhiên, khi ở trong nhà, nơi bạn có thể chủ động, đừng ỷ lại vào photoshop. Hãy dọn dẹp sạch phông nền, nơi bạn định chụp ảnh trước khi giơ ống kính.
Ảnh trái có nhiều đồ vật không đáng có trên sàn, tường.
5. Chỉ nên sử dụng một nguồn sáng
Khi mở cửa sổ, hay cửa ra vào và căn phòng đã có đủ ánh sáng, không nên sử dụng quá nhiều nguồn sáng làm mọi vật bị mất tập trung. Hãy tắt các nguồn sáng khác: đèn neon, đèn ngủ để tạo một bức ảnh thật tự nhiên, trong trẻo.
Hai bức ảnh này là điển hình cho ảnh có một và nhiều nguồn sáng. Bức ảnh thứ nhật có nhiều nguồn sáng, cả nhân tạo và tự nhiên, trông khá bạc, không có điểm nhấn so với bức thứ hai chỉ có nguồn sáng tự nhiên.
Ảnh trái bị mất tập trung do quá nhiều nguồn sáng.
Chụp ảnh tự sướng
Không phải cố đưa toàn bộ khuôn mặt vào ống kinh là được bức ảnh đẹp. Hãy gắn kết bản thân với xung quanh, đưa mình vào sự chuyển động của không gian.
Nhiều người có sở thích tự chụp ảnh chân dung bằng những thiết bị hết sức đơn giản như điện thoại di động, máy ảnh du lịch hay thậm chí bằng webcam. Tuy nhiên, không phải cứ cố đưa toàn bộ khuôn mặt vào trước ống kính là có được một bức ảnh đẹp. Gắng tìm hiểu và gắn kết bản thân với xung quanh trong sự chuyển động của không gian - thời gian sẽ giúp bạn tạo ra một tác phẩm chân dung chính mình hoàn hảo.
Sau đây là một số gợi ý nhỏ theo Digital Photography School.
1. Sử dụng chức năng hẹn giờ chụp trên máy ảnh hoặc dùng điều khiển từ xa.
Sử dụng điều khiển từ xa sẽ giúp bạn tự chụp bản thân trong những khoảnh khắc ấn tượng. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Đa số máy ảnh hiện nay đều cho phép hẹn giờ chụp. Thông thường, bạn chỉ cần khoảng 10 đến 15 giây để di chuyển từ nơi đặt máy ảnh đến chỗ cần chụp và chọn cho mình một tư thế thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý lấy nét thật chuẩn xác trước khi hẹn giờ để tránh việc đối tượng chính của ảnh (là bạn) bị mờ. Sẽ chủ động hơn nhiều nếu bạn có bộ điều khiển không dây cho chiếc máy ảnh "cưng" của mình. Bạn dễ dàng tự chụp cho mình những bức ảnh không "đụng hàng" như tư thế đang nhảy, đang lộn nhào hay đang sút bóng...
2. Thay đổi cách lấy nét.
Một chút sáng tạo trong cách lấy nét sẽ khiến ảnh trở nên độc đáo. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Những bức ảnh ấn tượng luôn thu hút người xem bằng điểm nhấn khác lạ, dù chủ đề không mới. Bạn cũng sẽ làm được điều này với những tác phẩm tự chụp bản thân bằng một chút sáng tạo trong cách lấy nét. Một bức ảnh mà trong đó chỉ có khuôn mặt bạn hiện ra luôn khiến người xem cảm thấy nhàm chán, thậm chí mất cảm tình.
3. Thử chụp ngược sáng.
Những tác phẩm ngược sáng luôn đem lại sức hút lớn cho người xem. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Chụp ngược sáng (silhouette) rất khó, đòi hỏi người cầm máy phải nắm chắc kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như bức ảnh xuất ra không quá cháy hay quá tối. Một tác phẩm ngược sáng tốt không chỉ giúp nhấn mạnh chủ thể mà còn diễn tả được không gian xung quanh trong sự đối lập về màu sắc. Điều cốt lõi là bạn phải quan sát và lựa chọn thật kỹ điểm đặt máy ảnh rồi tiến hành chụp thử một vài kiểu trước khi tự đưa mình vào khung hình.
Thông thường, những bức ảnh ngược sáng phải qua khâu xử lý bằng phần mềm để tăng tương phản và màu sắc. Nên làm tối chủ thể của bức ảnh (tức bạn) và làm sáng không gian xung quanh để tạo sự đối lập. Đối lập càng cao, tác phẩm của bạn càng thành công.
4. Tạo cho người xem cảm giác đối tượng trong ảnh là một người khác.
Không nên quá gò bó rằng ảnh chụp cho bản thân thì phải rõ mặt. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Ảnh tự chụp bản thân luôn đạt hiệu quả cao khi bạn biết cách tạo ra sự tự nhiên. Người xem sẽ có cảm giác như bạn đang chụp một người nào khác chứ không phải chính mình. Đừng quá gò bó rằng, ảnh tự chụp bản thân thì bắt buộc phải nhìn rõ mặt. Một chút thay đổi trong cách bố cục hay trong cách lấy nét sẽ khiến bạn - nhân vật chính - xuất hiện nổi bật dù không nhìn rõ mặt hay toàn bộ cơ thể.
5. Tạo cảm hứng cho chính mình.
Luôn làm mới những tác phẩm của mình bằng cảm hứng nghệ thuật. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Bạn phải thật thoải mái khi chụp cho mình một bức ảnh "tự sướng". Đôi khi, những ý tưởng sáng tạo đột nhiên nảy ra và được áp dụng hợp lý sẽ khiến bức ảnh trở nên cực kỳ thú vị. Lướt qua một đoạn phim hài trên điện thoại hay nghe một bản nhạc vui vẻ là những cách đơn giản để tạo cảm hứng cho bản thân trước khi "xung trận". Bạn cũng nên thường xuyên lướt qua những trang web ảnh để học tập thêm kinh nghiệm và có thể "bắt chước" nếu thấy hợp lý.
6. Không nhất thiết phải đưa khuôn mặt vào ảnh.
Không nhất thiết phải đưa khuôn mặt vào ảnh. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Bạn có thể không cần khuôn mặt mình trong bức ảnh, thay vào đó hãy đưa bàn tay, bàn chân cùng các vật dụng của bản thân vào trước ống kính. Với một chút sáng tạo trong bố cục và một chút khéo léo tại khâu xử lý, bạn sẽ có được một bức ảnh độc đáo, mang đậm chất trừu tượng.
7. Diễn tả cảm xúc.
Ảnh chụp khuôn mặt phải diễn tả được cảm xúc. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Thông thường, bạn nên hạn chế việc đưa mặt mình vào ảnh. Tuy nhiên, sẽ rất độc đáo nếu bạn biết sử dụng khuôn mặt "to đùng" này để biểu lộ cảm xúc tột bậc trước ống kính. Hãy tập trung nhấn mạnh vào đôi mắt và vòm miệng. Đặc biệt, các hiệu ứng ánh sáng nếu được biết cách bố trí sẽ giúp bạn che lấp được nhiều nhược điểm trên khuôn mặt và biểu đạt thành công cảm xúc. Nên chú ý trước khi đưa ảnh cho người khác xem, một bức ảnh tồi sẽ khiến họ mất cảm tình hay thậm chí sẽ biến bạn thành trò cười cho thiên hạ.
11 thủ thuật chụp ảnh "tự sướng" bằng điện thoại
Việc chụp ảnh bằng điện thoại đã trở nên rất phổ biến nhất là với các bạn trẻ vì tính tiện dụng của nó.
Có một điều chắc chắn là không phải lúc nào bạn cũng có thể mang theo một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp to và cồng kềnh chỉ để chụp ảnh. Trong khi đó thì những chiếc smartphone nhỏ nhắn thì có thể nằm gọn trong túi và theo bạn đi khắp mọi nơi. Với sự phát triển của công nghệ, những chiếc điện thoại đã có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ nghe và gọi. Không thể phủ nhận rằng tính năng chụp ảnh đã là một yếu tố khá quan trọng để đánh giá smartphone và đó cũng là lý do cho việc ngày càng có nhiều bức ảnh được chụp bằng điện thoại.
Với 11 mẹo nhỏ khi chụp ảnh bằng smartphone, bạn có thể có được những bức ảnh đẹp không thua kém gì máy ảnh chuyên nghiệp.
1. Chụp ảnh với nhiều ánh sáng
Để có được những bức ảnh đẹp và rõ nét nhất thì bạn nên chụp ảnh khi có nhiều ánh sáng. Ảnh chụp ngoài trời sẽ cho chất lượng tốt hơn khi chụp ở những nơi thiếu sáng
Để có nhiều ánh sáng hơn cho việc chụp ảnh, bạn nên quay lưng lại chỗ ánh sánh mặt trời hoặc để cho ánh sáng chiếu qua vai của bạn. Tránh chụp trực tiếp về phía có ánh sáng mặt trời nếu không bức ảnh của bạn sẽ bị ngược sáng. Nếu chụp trong nhà, bạn hãy quay lưng lại phía cửa sổ và bật đèn lên trước khi chụp ảnh.
2. Bố trí khung cảnh hợp lý
Để chụp được một bức ảnh đẹp, bạn không chỉ cần biết cách cài đặt và tinh chỉnh các thiết lập một cách phù hợp mà còn cần biết cách bố trí hình ảnh sao cho hợp lý. Để bố trí đối tượng chụp ảnh một cách hợp lý, bạn hãy chia khung ảnh thành 3 phần theo cả bề ngang và bề dọc rồi sau đó căn chỉnh sao cho đối tượng cần chụp ở trên một trong những đường này chứ không nên đặt chính giữa bức hình, như thế bức ảnh sẽ trông đẹp và hấp dẫn hơn.
Khi chụp ảnh nên cầm chắc máy, tránh để cho camera bị rung khiến bức ảnh bị mờ. Bạn cũng nên chú ý tới khung nền đằng sau đối tượng cần chụp để đảm bảo rằng không có bất cứ vật gì ở ngay phía trên đối tượng cần chụp.
3. Truy xuất nhanh ứng dụng chụp ảnh
Một số smartphone rất khó có thể mở nhanh ứng dụng chụp ảnh vì vậy rất có thể bạn sẽ thường xuyên bỏ lỡ nhiều cơ hội chụp ảnh đẹp. Nếu điện thoại của bạn có chạy hệ điều hành, hãy chuyển ứng dụng chụp ảnh tới một nơi dễ tìm nhất.
Chẳng hạn như với iPhone, bạn hãy để biểu tượng của ứng dụng chụp ảnh ở màn hình chính hoặc đặt nó ở phía dưới cùng của màn hình, nơi mà bạn luôn có thể thấy chúng. Một số chiếc điện thoại còn có phím tắt để mở nhanh ứng dụng chụp ảnh.
4. Giữ chắc điện thoại khi chụp
Một lý do khiến cho các bức ảnh hay bị mờ và rung đó là những chiếc điện thoại thì thường khó cầm hơn so với một chiếc máy ảnh thông thường do chúng có trọng lượng nhẹ và kích thước mỏng hơn nên khi chụp bằng điện thoại thì người chụp hay để máy rung. Do đó, bạn hãy cầm thật chắc chiếc điện thoại của mình bằng cả hai tay và để khuỷu tay vào bên mình để có thể giữ chặt máy ảnh, tránh tối đa việc làm rung máy khi chụp.
5. Để ý tới thời gian chụp hình
Nếu như cửa chớp trên smartphone có một độ trễ nhất định thì bạn nên tính toán kĩ thời gian đó khi chụp ảnh. Một số loại camera trên smartphone có tốc độ chụp hình rất chậm tức là nó chỉ chụp hình sau khi bạn đã bỏ tay khỏi nút chụp một khoảng thời gian. Chính vì lý do này nên bạn hãy giữ yên điện thoại trên tay sau khi chụp một lúc để tránh việc camera bắt hình chậm làm cho ảnh bị nhòe.
6. Tối ưu hóa các cài đặt
Nếu máy ảnh của bạn có phần kiểm soát cân bằng trắng thì bạn chỉ cần để nó ở chế độ tự động khi chụp ảnh nhưng nếu màu sắc trên bức ảnh bạn chụp có vấn đề thì đó có lẽ là do các chế độ chụp trên máy gây ra. Bạn chỉ việc chỉnh lại ở chế độ tự chụp là xong, vấn đề sẽ được giải quyết.
Nếu như camera của bạn có tùy chỉnh ISO thì bạn hãy tắt chế độ Auto đi. Khi bạn đang ở ngoài trời hãy để ISO ở giá trị thấp nhất để giảm thiểu hiện tượng nhiễu từ xảy ra trên các bức ảnh chụp. Trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn hãy để giá trị ISO ở mức cao nhất khi chụp.
7. Mở rộng dynamic range
Một số điện thoại như iPhone 4 và các loại smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone 7 có cung cấp chế độ High Dynamic Range.
Chế độ (High Dynamic Range) này sẽ cho ra ba bức ảnh ở các chế độ: Ảnh thiếu ánh sáng, ảnh bình thường và ảnh dư ánh sáng. Nếu điện thoại của bạn có chế độ HDR (một số điện thoại gọi là Wide Dynamic Range), bạn hãy tập sử dụng nó thay vì sử dụng đèn flash để cho ra các bức ảnh với hiệu ứng ánh sáng bắt mắt.
8. Chú ý đến các hiệu ứng ảnh
Hầu hết các điện thoại đều cung cấp cho người dùng rất ít công cụ để chỉnh sửa ảnh. Đó là lý do mà Photoshop cũng như các ứng dụng biên tập ảnh khác được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên một số smartphone cũng cho bạn rất nhiều tùy chọn để chỉnh sửa các bức ảnh sao cho phù hợp nhất như độ tương phản, độ đậm màu và rất nhiều hiệu ứng hình ảnh khác. Bạn có thể tùy ý chỉnh sửa các bức ảnh ngay trên điện thoại của mình mà không phải cần tới Photoshop.
Tốt nhất là bạn nên để độ đậm ở mức thấp hoặc vừa phải vì độ đậm màu cao sẽ làm cho các màu sắc trên các bức ảnh trông như bị "rán vàng". Các hiệu ứng hình ảnh khác như âm bản, nâu đỏ, trắng và đen cũng có thể làm cho các bức ảnh trở nên quyến rũ hơn. Nhưng nếu bạn chụp ảnh ở những chế độ đó thì bạn sẽ không thể chuyển được về màu sắc thực.
10. Không nên sử dụng zoom số
Máy ảnh trên điện thoại thì không thể nào phóng đại hình ảnh bằng zoom quang học. Thay vào đó, nó chỉ có tính năng zoom kĩ thuật số để phóng to các điểm ảnh lên và chèn lên các chi tiết đẹp. Nếu muốn ảnh to hơn, bạn hãy đến gần đối tượng cần chụp, không nên dùng zoom số vì như thế bức ảnh sẽ bị mờ và có nhiều hạt.
11. Cập nhật các ứng dụng thường xuyên
Một lợi thế của smartphone là được hỗ trợ bằng rất nhiều các phần mềm và ứng dụng bạn có thể cài đặt rất nhiều ứng dụng tùy theo các mục đích khác nhau. Do đó, bạn hãy luôn luôn kiểm tra kho ứng dụng để tải về các ứng dụng giúp camera có thể chụp ảnh tốt hơn cũng như các ứng dụng có thể chỉnh sửa các bức ảnh mà bạn chụp
Kinh nghiệm chụp ảnh dslr
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạn
Kinh nghiệm chụp ảnh phóng sự hay, ý nghĩa
Kinh nghiệm chụp ảnh đêm
Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùng
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo
(st)